Nhân dân Nhật báo ngày 23/8/2012 đăng bài xã luận về TQ có đủ khả năng ứng phó với những rắc rối từ bên ngoài. Nội dung chính như sau:

Nhìn lại lịch sử phát triển TQ 10 năm qua, có thể nhận thấy rõ hai đặc điểm nổi bật: (i) Một là TQ đã đạt được thành tựu phát triển rất lớn, với GDP tăng 6 lần từ 1120 tỷ USD năm 2001 lên mức 7200 tỷ USD năm 2011. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TQ đã làm cả thế giới ngạc nhiên và (ii) Hai là khi TQ đang trỗi dậy TQ đã gặp phải nhiều vấn đề quốc tế ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh đó, TQ cần đánh giá và ứng phó với những khó khăn này thế nào?

(1) Trước hết cần phải nhìn nhận rằng những khó khăn này là do hệ quả của quá trình TQ phát triển và tiến bộ.

Về bản chất, rõ ràng sự phát triển của TQ khiến nhiều nước cảm thấy khó chịu, lo lắng và thậm chí sợ hãi. Một nước cũng như một cá nhân khi gặp phải những khó khăn thì nước này cần nhìn lại, đứng yên hay bước tiếp lên phía trước. Điều mấu chốt là nhiều khó khăn mà TQ đang đối mặt lại do chính sự phát triển của TQ và những khó khăn này đang ngày càng gia tăng.

Hơn nữa, cần nhìn nhận rằng những khó khăn của TQ hiện nay có liên quan chặt chẽ tới những thay đổi của thời đại. Thời đại đang thay đổi nhưng hòa bình và phát triển vẫn tiếp tục là dòng chảy chính trong thế giới hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thay đổi suy nghĩ và tiếp tục sử dụng tư duy chiến tranh Lạnh đối với sự phát triển của TQ.

(2) TQ cần ứng phó thế nào với những thách thức này?

TQ cần phải cân nhắc bối cảnh quốc tế toàn diện khi giải quyết bất kỳ vấn đề gì. Tình hình mới thể hiện ở sự thay đổi của thời đại và thế giới đang bước vào kỷ nguyên mà hòa bình và phát triển là dòng chảy chính. Những vấn đề mới như sự trở về TQ đại lục của Hồng Công và Ma Cao, đảo Điếu Ngư và vấn đề biển Đông. Phương pháp mới như “một quốc gia, hai chế độ” và “chủ quyền lãnh thổ thuộc về TQ trong khi tạm gác tranh chấp và khai thác chung” như đề xuất của Đặng Tiểu Bình.

Học thuyết về “một quốc gia, hai chế độ” đã được thực hiện thành công tại Hồng Công và Ma Cao và đã chứng tỏ những nhận định của Đặng Tiểu Bình là vô cùng trí tuệ.

Thuyết về “chủ quyền thuộc về TQ, tạm gác tranh chấp và khai thác chung” cũng đã góp phần xây dựng môi trường hòa bình trong nhiều năm qua để TQ phát triển.

Hiện nay, về vấn đề đảo Điếu Ngư và biển Đông, những thách thức mà TQ đối mặt ngày càng cấp bách và khó khăn hơn. Trước những rắc rối bên ngoài, TQ hiện đã tự tin và có nhiều phương pháp cũng như ý tưởng mới hơn. Do đó, TQ chắc chắn có thể ứng phó hợp lý và vượt qua nhiều khó khăn một cách thành công./.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 23/8/2012 có bài xã luận về TQ phải sẵn sàng cho xung đột hơn nữa với NB. Nội dung chính như sau:

Ngày 21/8/2012, cục Cảnh sát Quốc gia NB đã cho biết nếu các nhà hoạt động TQ lại tiếp tục tới Điếu Ngư, họ sẽ khởi tố những nhà hoạt động này. Các nhà hoạt động TQ đang lên kế hoạch mới cho những chuyến thăm đảo Điếu Ngư và sẽ không dừng các kế hoạch này bởi những cảnh báo từ phía Nhật. Thực tế, mối đe dọa của Nhật đã làm gia tăng căng thẳng mới trong khủng hoảng đảo Điếu Ngư.

Chính phủ TQ cần chuẩn bị đầy đủ đối với xung đột tại đảo Điếu Ngư. Khủng hoảng tại đảo Điếu Ngư là không thể nhân nhượng được sau khi đã bị đẩy mạnh bởi lực lượng đảng cánh tả Nhật. Thỏa thuận ngầm Trung – Nhật là hai bên sẽ không mở rộng để xung đột bùng nổ. Căng thẳng vẫn bao trùm tình hình hiện nay. Chính phủ TQ không thể nhân nhượng một chiều bởi điều này sẽ tác động mạnh tới uy tín của TQ. Chính phủ TQ phải theo công luận và đương đầu với Nhật để dành quyền kiểm soát đảo Điếu Ngư. Về chiến lược, điều này sẽ mang lại rủi ro cho TQ nhưng đây là điều TQ phải làm.

Công luận TQ không tìm cách lấy lại đảo Điếu Ngư ngay lập tức nhưng cũng không thể chấp nhận sự ngạo mạn và hiếu chiến của Nhật Bản trong xung đột tại Điếu Ngư. Đây chính là mong muốn và yêu cầu của công luận về việc chính phủ TQ phải kiên quyết chống lại những khiêu khích của Nhật và mạnh mẽ hơn trong bảo vệ chủ quyền của TQ tại Điếu Ngư.

Một số nhà phân tích sẽ lập luận yêu cầu này thiếu lý trí chiến lược và đề xuất TQ cần kiềm chế để tăng cường hơn nữa sức mạnh quốc gia. Tuy nhiên, không thể yêu cầu công luận có thể lý trí như các nhà chiến lược.

TQ cần phải dũng cảm để tạo ra tình hình mới trong đấu tranh với NB. Lực lượng thực thi luật của TQ cần phải tới cái gọi là vành đai biển của NB nhưng vẫn nằm trong 12 hải lý của Đảo Điếu Ngư. Họ cần có khả năng khiến các khách du lịch NB e ngại và điều này cần nằm trong mục tiêu bảo vệ Điếu Ngư trong tương lai của chính phủ TQ.

Điều này có thể dẫn tới các căng thẳng biển ngày càng tăng giữa TQ và NB nhưng TQ không nên e ngại. TQ và NB cần có trách nhiệm chung và bình đẳng trong duy trì hòa bình biển. Nếu xung đột quân sự xảy ra là kết quả của tranh chấp Điếu Ngư thì TQ cũng không cần lo lắng. Chừng nào mà không bên nào muốn tham chiến thực sự thì xung đột sẽ vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát được. Điều này không phải là lựa chọn tốt với TQ nhưng khi thực hiện các quyết định cứng rắn, chính phủ cần chú ý hơn tới kỳ vọng của xu hướng chung trong xã hội chứ không phải phản ứng của nước ngoài. Đây cần được xem là nguyên tắc để TQ ra quyết định trong các tranh chấp lãnh thổ.

Mạng Nhân dân Nhật báo ngày 23/8/2012 có bài “Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Trung Quốc-Hàn Quốc bước vào khởi điểm mới”, nội dung chính như sau:

Quan hệ Trung-Hàn có sự phát triển vượt bậc trong 20 năm qua, sự phát triển ổn định quan hệ Trung-Hàn không những có lợi cho nhân dân hai nước mà còn có lợi cho hòa bình, ổn định và phồn vinh của cả khu vực Đông Bắc Á.

Năm 1990 chuyến tàu đầu tiên từ Hàn Quốc (HQ) đến TQ mở ra tuyến đường vận tải hàng khách, hàng hóa đầu tiên nối TQ và HQ, chuyến tàu ấy được mệnh danh là “chiếc cầu vàng” với hàm ý sâu xa, hai năm sau đó quan hệ ngoại giao Trung-Hàn được thiếp lập, những năm đó hoạt động giao lưu hai bên chỉ hơn 100 nghìn lượt người, thương mại song phương chỉ là 5 tỷ USD. Năm 2011, số người hai bên đi lại đã vượt mốc 6 triệu lượt, thương mại song phương đạt 245,6 tỷ USD.

Quan hệ Trung- Hàn 20 năm qua có nhiều cái “nhất”: TQ là đối tác thương mại lớn nhất của HQ, là nước có thị trường xuất khẩu lớn nhất và nguồn nhập khẩu lớn nhất của HQ; TQ là điểm đến du lịch đông nhất của người HQ; cả hai nước đều có số lượng lưu học sinh nước kia nhiều nhất; người nước ngoài sinh sống và làm việc đông nhất tại TQ là người HQ…

Quan hệ Trung-Hàn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế thương mại, giao lưu nhân văn được phát triển với tốc độ nhanh và có chiều sâu, thành quả phong phú khiến thế giới ngưỡng mộ. Điều này đã chứng tỏ Chính phủ và nhân dân hai nước cùng có chung yêu cầu và nguyện vọng đối với việc đẩy mạnh phát triển quan hệ song phương. Phát triển quan hệ Trung-Hàn là phù hợp với trào lưu hợp tác tại khu vực Châu Á và có lợi cho ổn định tại khu vực này.

Quan hệ Trung-Hàn có đặc điểm nổi bật là, chính phủ hai nước đều rất coi trọng thúc đẩy giao lưu song phương. Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, các nhà lãnh đạo hai nước đã không ngừng tranh thủ các chuyến thăm lẫn nhau và các diễn đàn quốc tế đa phương để đảm bảo sự hội nghộ thường xuyên, hai bên thường xuyên trao đổi sâu rộng về quan hệ song phương và các vấn đề cùng quan tâm, giữ các chuyến thăm cấp cao mật thiết, tăng cường lòng tin chính trị, thúc đẩy việc xây dựng thành công quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, đây chính là bảo đảm quan trọng để tiếp tục phát triển lành mạnh quan hệ song phương.

Dân gian HQ có câu “tiếng gà gáy ở Sơn Đông, HQ đều nghe thấy”, vị trí địa lý đã quyết định sự thuận tiện trong giao lưu hợp tác kinh tế Trung-Hàn. Đặc biệt sau khi thiết lập ngoại giao, hàng hóa thương mại hai nước tuôn chảy như nước thuận dòng. Những năm gần đây, cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế TQ, hai nước xuất hiện những cạnh tranh nhất định, tuy nhiên tính bổ sung vẫn rất lớn. Hiện nay đã chính thức khởi động đàm phán khu mậu dịch tự do Trung –Hàn, không những sẽ phát huy được tiềm năng hợp tác song phương mà còn có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với hợp tác kinh tế thương mại Đông Á và cả khu vực Châu Á-TBD.

TQ luôn ủng hộ việc hai bờ bán đảo Triều Tiên thông qua đối thoại cải thiện quan hệ, thúc đẩy hợp tác hòa giải và cuối cùng là thực hiện thống nhất hòa bình. TQ nhất quán cho rằng, giữ gìn hòa bình ổn định bán đảo Triều Tiên và hòa bình ổn định khu vực Đông Bắc Á là phù hợp với lợi ích của các bên liên quan.

Quan hệ giữa các nước bởi tình tương thân giữa dân chúng, để kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã cho làm phim truyền hình “Vọng Kinh” và “Truyền nhân TQ mới” giới thiệu về người HQ tại TQ và người TQ ở HQ. 20 năm qua trong quá trình giao lưu dân gian, cũng có những vấn đề nhân dân hai nước nhận thức khác nhau, việc đối thoại chân thành, thẳng thắn sẽ giúp nhận thức đạt được điểm chung và tạo nền tảng cho hợp tác tiếp tục phát triển.

TQ và HQ đều là những nước có ảnh hưởng tại khu vực Đông Bắc Á, phát triển quan hệ song phương lành mạnh, ổn định có lợi cho toàn khu vực. Quan hệ song phương 20 năm qua với rất nhiều thành tựu nổi bật, cần tiếp bước lịch sử mở lật trang sử mới trong quan hệ hai nước./.

Lê Sơn (gt)