Ngày 2/11, Mạng Hoàn Cầu loan tin về thế lực cánh hữu Nhật Bản liên tục đưa ra những lời lẽ cực đoan, làm rùm beng thuyết đe dọa từ Trung Quốc, thổi phồng chính sách ngoại giao cứng rắn đối với Trung Quốc. Bài báo cho rằng, hiện nay, có dư luận Nhật Bản còn chỉ trích chính sách hạt nhân của Trung Quốc, cho rằng Nhật Bản đã chịu sự uy hiếp hạt nhân của Trung Quốc, do vậy chỉ có phát triển vũ khí hạt nhân mới có thể hiện được sự độc lập của Nhật Bản.

 

Tờ báo này cũng trích đoạn tờ “Tin tức kinh tế” ngày 2/11 trích dẫn bài “Chính luận” của tạp chí cánh hữu với nội dung: việc phát triển vũ khí hạt nhân mới là phương pháp căn bản thể hiện sự độc lập của Nhật Bản; cho rằng, vụ va chạm vừa qua chính là một ví dụ điển hình thể hiện sự “đi xuống” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới. Việc Trung Quốc có ý đồ cướp đảo Điếu Ngư/Senkaku là kết quả những việc làm không có trách nhiệm trong việc phòng ngự lãnh thổ sau chiến tranh của Nhật Bản và cái vô trách nhiệm này thường bị che khuất bởi những từ ngữ ngoại giao hay dùng; nhấn mạnh, nếu không thể hiện được sức mạnh quân sự của mình thì ắt hẳn sẽ bị đối phương uy hiếp. Bài viết cho rằng, nếu Nhật Bản không bị sự uy hiếp vũ khí hạt nhân từ Trung Quốc, thì chắc chắn sẽ không có những quyết định “vượt ranh giới quy định” là thả thuyền trưởng Trung Quốc, Nhật Bản đã mất đi sự tôn nghiêm và nguyên tắc của một nước độc lập. Do vậy, CP Nhật Bản cần nhanh chóng thay đổi hiến pháp, đẩy mạnh phát triển vũ khí hạt nhân để uy hiếp nước láng giềng; đồng thời nhấn mạnh đây là nhu cầu bức thiết của tình hình.

 

Đối với quan hệ kinh tế Trung - Nhật, bài viết cho rằng không nên tin vào dư luận và không nên bị lừa bởi các lời lẽ uy hiếp về kinh tế của Trung Quốc; đồng thời đưa ra số liệu thể hiện sự phụ thuộc xuất nhập khẩu của Nhật Bản vào Trung Quốc không nhiều như trong tưởng tượng, cho rằng nếu mậu dịch Trung - Nhật bị dừng lại thì sẽ ảnh hưởng đến bản thân của Trung Quốc, và nếu Trung Quốc dừng hẳn mậu dịch với Nhật Bản, thì GDP của Nhật Bản cũng giảm không đáng kể là bao và không có gì để nói là Nhật Bản phải dựa vào Trung Quốc để phát triển.

 

Trước đó ngày 1/11, báo Hoàn cầu đăng bài “ Trung Quốc chống lại phái ngoại giao diều hâu của Nhật Bản “ thể hiện sự quyết đoán và chỉ trích sự khiêu khích của ngoại giao Nhật Bản.

 

Theo bài báo cho rằng, phái Ngoại giao Diều hâu của Nhật Bản trong cuối tuần qua đã gặp phải sự phản đối kiên quyết của phía Trung Quốc. Trung Quốc đã quyết định không tiến hành cuộc gặp cấp cao mà dư luận Nhật Bản vẫn đưa tin vào phút chót; đồng thời trong một tuyên bố với lời lẽ hiếm có bày tỏ tất cả những việc mà Nhật Bản đã làm đã phá hoại không khí cần thiết để tiến hành cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo cấp cao giữa hai nước. Cuối tuần qua, dư luận Nhật Bản đã đưa rất nhiều tin với các nội dung chụp mũ đối với Trung Quốc như “sự cố ngoại giao đối với Trung Quốc”, “ngoại giao chưa chín muồi”, “cố ý ngạo mạn”...Tuy nhiên, dư luận nước ngoài lại cho rằng chính sách ngoại giao của tân NT Maehara “chưa chín muồi”; trong đó có một vài dư luận Nhật Bản còn cho rằng TTg Naoto Kan nên miễn nhiệm chức vụ của NT Maehara. Theo Lưu Quân Hồng, nghiên cứu viên Học viện QHQT Hiện đại Trung Quốc, chính quyền Nhật Bản thay đổi quá nhanh, chính quyền mới lại chưa biết cách làm ngoại giao cấp cao, tri thức của NT Maehara không toàn diện, không hiểu về lễ nghi ngoại giao và là một nhà ngoại giao kém.

 

Theo một số dư luận, lãnh đạo Trung, Nhật ngày 30/10 chỉ có cuộc gặp không chính thức khoảng 10 phút tại hội trường của hội nghị và phía Trung Quốc đã khước từ cuộc gặp chính thức và cũng không có dấu hiệu hòa hoãn giữa hai bên.

 

Lưu Quân Hồng cho rằng, tuyên bố của BNG/TQ ngày 29/10 là rất hiếm thấy trong lịch sử NG Trung Quốc, tuy nhiên đó là điều kịp thời và đúng đắn; đối với những hành động gần đây mà NT Maehara thực thi, có thể thấy phía Nhật Bản cố ý gây chuyện. NT Nhật Bản đã chia rẽ dư luận, thậm chí còn nói sai sự thật, làm cho Trung Quốc rơi vào tình thế khó xử. Một là mượn cớ sự cố đảo Điếu ngư/Senkaku để gây chuyện, dùng ngôn ngữ không phải là ngoại giao để chỉ trích Trung Quốc, muốn kích động để tạo các gọng kìm khống chế Trung Quốc. Hai là NT Nhật Bản nói sai sự thực bày tỏ NT hai nước Trung - Nhật đã đạt được nhận thức chung về vấn đề Đông Hải, những biểu hiện của Maehara đã phá hoại cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao để hàn gắn mối quan hệ giữa hai nước.

Văn Cường (tổng hợp)

(Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không cắt đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập Website)