Global Times ngày 23/7 đăng bài viết tiêu đề “Liệu Đông Nam Á sẽ trở thành chiến trường?” Cuộc gặp vừa qua giữa Ngoại Trưởng (NT) Mỹ và NT Trung Quốc tại Phnom Penh với các đồng nghiệp ASEAN đặt ra một số câu hỏi: Thứ nhất, có phải Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng tại Đông Nam Á hay không? Thứ hai, Đông Nam Á xoay sở thế nào với tranh giành ảnh hưởng này mà không phải thỏa hiệp, ASEAN là trung lập hoặc là kẻ gây nguy hiểm cho hòa bình trong khu vực? Thứ ba, Trung Quốc và Mỹ sẽ biến Đông Nam Á thành chiến trường hay là nơi tranh cãi?.

Thứ nhất, chắc chắn Trung Quốc và Mỹ sẽ cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á, Tuy nhiên, không chỉ mình họ, còn có Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và EU can dự vào. Ai sẽ vượt lên dẫn đầu? rất khó nói. Trong thương mại chẳng hạn, Trung Quốc sẽ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN; trong những năm gần đây, Trung Quốc tăng đều đặn FDI vào ASEAN, đặc biệt là Indonesia, Singapore, Myanmar, Việt Nam và Campuchia. Hiện viện trợ ODA của Trung Quốc đã vượt Nhật Bản như là nước viện trợ ODA số 1 cho ASEAN. Trong lĩnh vực hòa bình và an ninh, Mỹ vẫn là cường quốc nổi trội hơn từ trước so với Trung Quốc. Mỹ vẫn thích thú với thanh thế này bởi vì nó quyến rũ như một quyền lực mềm. Nhiều khu vực xem Mỹ như nguồn an ủi thuận tiện khi đối mặt với thách thức Trung Quốc.

Nhưng Mỹ mất mát nhiều nền tảng ở Đông Nam Á trong mấy thập kỷ gần đây. Lần này mục tiêu quay trở lại châu Á là nhằm để khôi phục những nền tảng đã mất, nhưng Mỹ sẽ giành lại được những gì?

Thứ hai, từng nước ASEAN đã có những chính sách đối ngoại của riêng họ; một vài nước gần gũi với Trung Quốc, số khác gần gũi với Mỹ. ASEAN là một nhóm nước không cùng theo một đảng, nhưng không mong muốn đứng sang bên nào. Những nước thành viên ASEAN hoàn toàn được hiểu là trung lập. Một số người hiểu là ASEAN thân Trung Quốc?, số khác hiểu ASEAN thân Mỹ?, tất cả đều là sai lầm. Tuy nhiên, ASEAN có thể duy trì được trung lập hay không khi có 4 nước tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông? 6 nước còn lại không chứng thực tuyên bố chủ quyền của 4 nước kia?. Quan điểm của ASEAN về Biển Đông là giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và nên tuân thủ luật pháp QT, đặc biệt là Công ước luật biển của LHQ năm 1982. Điều này sẽ ngăn chặn leo thang căng thẳng, duy trì ổn định khu vực vào bảo vệ tự do hàng hải. Điều này làm tăng lên yêu sách chủ quyền quyết định về phương thức riêng giải quyết tranh chấp mà họ mong muốn theo đuổi.

Thứ ba, có đúng Mỹ - Trung đang trong quá trình va chạm? Cả 2 nước hợp tác khi lợi ích trùng khớp nhau và cạnh tranh khi không cùng lợi ích, đó là quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và nó tăng dần lên, tạo nên cảm giác họ xem nhau như đối thủ. Đó là sự thiếu hụt tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ. Vì vậy, có một số người ở Trung Quốc coi học thuyết Obama và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là mối nghi ngờ. Họ nghĩ ý định của Mỹ muốn bao vây, kìm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Họ nghi ngờ Mỹ khấy động các nước Biển Đông. Cũng vào thời điểm này, nhiều người Mỹ xem Trung Quốc như một mối đe dọa lâu dài đối với vị thế lãnh đạo toàn cầu của họ. Họ tin rằng Trung Quốc muốn loại trừ Mỹ ra khỏi khu vực.

Thời báo hoàn cầu ngày 25/7 có bài “Thành phố Tam Sa không phải hình thức khoe mẽ để Việt Nam và Philippines xem” Ngày 24/7, Trung Quốc tổ chức lễ công bố thành lập Tp. Tam Sa ở đảo Phú Lâm. Philippines (PLP) cùng ngày đã triệu đại sứ Trung Quốc lên “phản đối mạnh mẽ” trong khi Việt Nam cũng bày tỏ phản đối. Nhưng sự phản đối của hai nước này dường như bị dư luận Trung Quốc phớt lờ. Là một nước lớn, dường như trước đây Trung Quốc khá “chấp nhặt” với Việt Nam và PLP. Khi họ nói một câu hơi quá, hay có động thái gì đó với các nước ngoài khu vực thì Trung Quốc tức giận sôi sục lên. Việc thành lập Tp. Tam Sa đã “san phẳng” rất nhiều “luật” của Việt Nam và PLP tuyên bố về Biển Đông. Dường như Trung Quốc đã giành được quyền chủ động chiến lược. Nước lớn cần phải như vậy, không nên đánh võ mồm với Việt Nam và PLP, hành động mới là ngôn ngữ Trung Quốc cần thể hiện. Phản ứng của Việt Nam và PLP không đáng để Trung Quốc phải theo dõi từng ngày từng giờ, biết đại thể là được. Tp. Tam Sa cần phải phát triển toàn diện để trở thành một thành phố cấp địa khu thực sự, chứ không chỉ để khoe mẽ cho Việt Nam và PLP xem.

Trung Quốc không muốn tạo ra căng thẳng ở “Biển Đông, mà sự chủ động của Trung Quốc khiến khu vực ít đi một số hỗn loạn và biến số. Trung Quốc không có hứng thú đối đầu với Việt Nam, PLP mà làm việc có mức độ. Phản ứng của PLP, Việt Nam chưa chắc đã dám đi quá giới hạn, hệ số an toàn của việc này còn lớn hơn so với việc PLP, Việt Nam không biết trời cao đất dày, dẫn dắt vấn đề “Biển Đông đi theo hướng lệch lạc.

Trong cọ sát và xung đột khác ở quốc tế, Trung Quốc cũng cần thay đổi việc yêu cầu đối phương phải làm gì sang mình cần chủ động làm gì. Có như vậy Trung Quốc sẽ không quá mệt, mà tránh được việc thường xuyên bị “tổn thuơng tình cảm”, Trung Quốc sẽ cảm thấy thư thái hơn nhiều.

Minh báo, Tín báo ngày 25/7 Về việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa Giám đốc TT Nghiên cứu Chiến lược Hải quyền và Chính sách quốc phòng thuộc Trường ĐH Chính pháp Thượng Hải Nghê Lạc Hùng cho rằng, trong bối cảnh phức tạp tại Biển Đông hiện nay, việc thành lập Tp. Tam Sa chứng tỏ thái độ cứng rắn của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông, không có sự thỏa hiệp với Việt Nam và PLP trên vấn đề “Biển Đông.

Theo Nghê Lạc Hùng, việc thành lập đơn vị quân đội tại “Tam Sa” mang ý nghĩa tượng trưng nhiều hơn ý nghĩa thực tế, tuy nhiên là một đơn vị hành chính độc lập, việc quản lý và điều động sẽ tập chung và chủ động hơn, thuận lợi cho việc ứng phó với các sự kiện tranh chấp lãnh thổ. Ông này cho rằng, “Tam Sa” như một “vọng gác” của Trung Quốc tại “Biển Đông, mặc dù trên thực tế hiện nay “không thể đánh được” nhưng “hoàn toàn không làm quân sự cũng không được, đây là một cơ cấu được hình thành để Trung Quốc đối phó với tình hình Biển Đông hiện nay.

Lưu Phong, Phó Giám đốc TT Nghiên cứu Khoa học Hải dương thuộc Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc cho rằng, chức năng hàng đầu của “Tam Sa” nên là phòng vệ biển, tiếp đến là phát triển du lịch. Việc thành lập “Thành phố Tam Sa” là bước đi chiến lược quan trọng trong việc xây dựng Hoàng Sa, củng cố Trung Sa và Trường Sa.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu khoa học cao cấp của Viện Viễn Đông thuộc Viện RAN Nga, Yakov Berger nhận xét rằng ở Trung Quốc đã có sự phân tích về việc liệu Trung Quốc có thể trở thành cường quốc thế giới hay không, nếu nó chưa phải là cường quốc biển mạnh. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy điều này là không thể. Ông viết: “Điều đó giải thích tại sao Bắc Kinh xây dựng lực lượng không quân và hải quân mạnh và kiên quyết giành quyền của mình đối với các hòn đảo. Việc thành lập quân khu trên đảo Tam Sa là một phần của chiến lược này. Từ những tuyên bố của nhà cầm quyền Trung Quốc thấy rằng các tàu nước ngoài chỉ có thể đi qua vùng biển của các đảo trên khi có được phép của Trung Quốc.

Nam Phương Nhật báo ngày 25/7 đăng 2 bài bình luận về nghề cá và khai thác dầu khí liên quan:

Nhiệm vụ khai thác để bảo vệ nghề cá Biển Đông ngày càng gian khổ:

- Mục tiêu đặt ra giữ mức khai thác bền vững ở vùng biển Tam Sa 2 triệu tấn/năm nhưng thực tế khai thác hàng năm cho thấy chỉ đạt 80.000 tấn;

- Thống kê cho thấy tổng số tàu cá vừa và lớn có tải trọng trên 80 tấn của toàn tỉnh Hải Nam khoảng 1.300 chiếc, trong đó tàu đi tác nghiệp ở “Nam Sa” là 230 chiếc, đi “Tây Sa” và Trung Sa khoảng 300 chiếc, còn lại số tàu nhở chuyên đánh bắt gần bờ khỏng 20.000 chiếc, với số lượng và trang bị như hiện nay, hiệu quả kinh tế đạt được vẫn ở mức hết sức khiêm tốn;

- Hệ thống liên lạc cảnh báo sinh thái lạc hậu, chưa xứng tầm với nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái biển và bảo vệ tàu thuyền ngư dân tác nghiệp trên biển.

Với trữ lượng dầu mỏ ở “Biển Đông ít nhất đạt từ 23 tỉ đến 30 tỉ tấn, khí thiên nhiên chiếm 200.000 m3, việc thành lập “Tam Sa” sẽ tăng tốc khai thác tài nguyên “Biển Đông, phóng viên nhận định “Tam Sa” có vị trí chiến lược và quan trọng trong việc thực hiện và nắm bắt thời cơ mới, đẩy nhanh công cuộc kiến thiết các căn cứ khai thác và dịch vụ tài nguyên ở “Biển Đông.

Lê Sơn (gt)