TQ Nhật báo ngày 19/7/2012 có bài xã luận về “Tam Sa sẽ góp phần khẳng định quyền tài phán” của Li Jieyu, nhà Nghiên cứu Chính trị Trường Đảng tỉnh Hải Nam. Nội dung chính như sau:

Ngày 17/7/2012, Trung Quốc (TQ) đã thành lập Ủy ban tổ chức cơ quan lập pháp ở Tam Sa và chính thức bắt đầu thành lập ủy ban chính quyền thành phố mới mà sẽ quản lý các đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa) và các vùng nước xung quanh tại biển Đông.

Động thái này thể hiện quyết tâm của TQ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. TQ có chủ quyền không thể tranh cãi tại các đảo và vùng nước lân cận tại biển Đông mà điều này phù hợp với tinh thần của Công ước LHQ về luật biển với sự hỗ trợ của các bằng chứng lịch sử và hiện tại.

Tuy nhiên, một số nước có tranh chấp chủ quyền với TQ như Việt Nam (VN) và Philippines (PLP) đã liên tục có các hành động khiêu khích bất chấp các liên quan đã nhất trí kiềm chế thực hiện các hành động làm phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình ổn định theo như DOC về biển Đông mà TQ ký với ASEAN năm 2002.

VN và PLP đang nỗ lực củng cố tuyên bố chủ quyền của họ đối với lãnh thổ TQ thông qua hàng loạt các hành động xâm lấn như đóng quân, xây dựng các căn cứ dân sự trên các đảo này.

VN thậm chí còn thông qua luật biển vào tháng 6 mà theo đó đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của TQ khi đặt các đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của VN. Các hành động khiêu khích của VN đã vi phạm luật quốc tế. Trong 30 năm qua, VN cũng đi đầu trong việc khai thác khí ga tại biển Đông. Trong những năm 1970, VN và Nhật đã đạt được thỏa thuận khai thác dầu và khí chung tại biển Đông. Sau đó, vào những năm 1980, Liên Xô và VN đã nhất trí khai thác chung tại mỏ dầu Bạch Hổ. Năm 2008, Việt Nam và Tập đoàn ExxonMobil Mỹ đã nhất trí bắt đầu khai thác nguồn dầu và khí ga tại vùng biển này. Tháng 4/2012, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của TQ, VN đã cấp phép cho Tập đoàn Dầu và khí ga tự nhiên Videsh của Ấn Độ khai thác dầu tại các khu vực tranh cãi ở biển Đông.

Là cường quốc có trách nhiệm, TQ có nghĩa vụ bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực và luôn kiềm chế hết sức để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, khi đối mặt với sự xâm phạm ngày càng tăng của VN và PLP, TQ cần chú ý hơn tới bảo vệ chủ quyền biển mà TQ lâu nay vẫn có thái độ kiên định về những vấn đề liên quan tới chủ quyền.

TQ gần đây đã thực hiện hàng loạt các hành động để bảo vệ chủ quyền. Thí dụ, Tập đoàn dầu khí ngoài khơi TQ đã tuyên bố sẽ khoan và mời thầu khai thác dầu khí ở biển Đông và TQ cũng đang tăng cường tuần tra bằng tàu hải giám và tàu ngư chính.

Tam Sa là một trong điều thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của TQ. Việc thành lập Tam Sa sẽ củng cố sự quản lý của TQ đối với khu vực và góp phần vào nỗ lực chung nhằm khai thác các đảo này. Ủy ban tổ chức đối với cơ quan lập pháp của Tâm Sa sẽ thành lập ngay hội đồng nhân dân thành phố Tam Sa, thành phố không chỉ nằm ở phía nam xa nhất của TQ mà còn là khu vực đất liền nhỏ nhất với khu vực đại dương lớn nhất.

TQ cũng tuyên bố bốn khu vực trên đảo Tây Sa (Hoàng Sa) sẽ là khu bảo tồn di sản văn hóa và 9 khu vực thuộc biển Đông sẽ được mở cửa để khai thác chung hoặc khai thác với các công ty nước ngoài. Điều này để minh chứng cho việc TQ bảo vệ chủ quyền và khẳng định quyền tài phán về lãnh thổ. Đây là công việc nội bộ của TQ và các thế lực bên ngoài không nên can thiệp vào.

Về triển vọng khu vực, đối với tỉnh Hải Nam, khai thác các nguồn lực tại biển Đông sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu về đảo du lịch quốc tế. Cục du lịch quốc gia TQ và đảo Hải Nam đang lên kế hoạch thúc đẩy du lịch tại đảo Hoàng Sa. TQ đang chuyển sang giai đoạn mới trong khẳng định chủ quyền và quyền tài phán tại biển Đông. Nhiều hy vọng vẫn còn đang ở phía trước./.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 19/9/2012 đăng bài xã luận về “Chưa phải lúc để xây dựng COC mới”. Nội dung chính như sau:

Một số nước ĐNA trong đó có PLP, VN đang thúc đẩy COC về biển Đông. TQ đã tuyên bố sẽ không tham gia thảo luận với ASEAN về vấn đề này cho đến khi điều kiện chín muồi. Tại sao PLP và VN lại thúc đẩy động thái này? Liệu bộ quy tắc mới có giúp được giải quyết tranh chấp tại khu vực.

Mạng Nhân dân Trực tuyến (PO) đã phỏng vấn ông Zhang Yunling (Zhang), Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế, thuộc Viện Khoa học Xã hội TQ về những vấn đề này.

(1) Đã 10 năm kể từ khi DOC về biển Đông được ký tại CPC. Tại sao một số nước lại thúc đẩy một COC về biển Đông vào thời điểm hiện nay?

Zhang: Đã có một số bất đồng giữa các thành viên ASEAN khi ký tuyên bố và chúng ta đã đặt ra một số nguyên tắc cơ bản được công bố dưới hình thức tuyên bố. Trong số đó, nguyên tắc đầu tiên là chúng ta không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp mà thay vào đó là biện pháp hòa bình. Nguyên tắc thứ 2 là chúng ta sẽ tham vấn để giải quyết những vụ việc bất ngờ. Nếu chúng ta tuân thủ các nguyên tắc này thì chúng ta có thể tìm được cách thức để cuối cùng giải quyết được tranh chấp thông qua đàm phán. Mặc dù tình hình tổng thể về cơ bản đã ổn định sau khi được công bố nhưng rõ ràng vẫn còn một số mâu thuẫn nhỏ. Một số lập luận cho rằng cần thúc đẩy xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc do căng thẳng giữa các nước đang gia tăng, đặc biệt trong 2 năm qua.

(2) Làm thế nào để hiểu được ý đồ của các nước như PLP và VN về vấn đề này? Liệu COC có thực sự giải quyết được vấn đề biển Đông?

Zhang: Rõ ràng PLP và VN muốn duy trì tình hình hiện nay bằng việc triển khai các quy định mang tính ràng buộc. Nhưng TQ đã khẳng định sẽ không có tuyên bố hoặc định hướng nào là văn bản pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp mặc dù các quy định sẽ tạo điều kiện cho việc giải quyết vấn đề thông qua đàm phán. Chúng ta không thừa nhận việc hợp thức hóa tình hình hiện nay nhưng chúng ta phải thừa nhận hiện đang có tranh chấp và việc giải quyết các tranh chấp cần các nước có liên quan đàm phán trực tiếp với nhau. Tranh chấp chủ yếu về vấn đề các đảo và nguyên tắc về thềm lục địa. Tuy nhiên, vấn đề này lại không thể giải quyết bằng DOC hay COC dựa trên việc phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước LHQ về Luật biển.

COC có thể giúp duy trì việc phát triển hòa bình nhưng không phải là văn bản để giải quyết tranh chấp, và các nước có liên quan phải đàm phán với nhau để giải quyết tranh chấp.

(3) Các nước khác trong ASEAN nhìn nhận vấn đề biển Đông như thế nào khi các BTNG ASEAN đạt được thỏa thuận về các điều kiện chính trong COC về biển Đông?

Zhang: Tôi cho rằng họ vừa đạt được thỏa thuận với một số nguyên tắc. Đầu tiên là nguyên tắc cơ bản trong đó quy định sẽ không được sử dụng vũ lực thay vì đó là giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo tinh thần Hiệp định Hợp tác Thân thiện mà TQ ký với ASEAN. Rõ ràng TQ vẫn tiếp tục duy trì tình hình hợp tác toàn diện. Do đó, COC nhằm tạo ra sự ổn định của tình hình chứ không phải để giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, một số nước khác như PLP và VN muốn có thêm nhiều liệu pháp để thay đổi thực trạng và do đó kiềm chế TQ. Một số nước như Malaysia và Brunêi cũng có tranh chấp với TQ và nhiều đảo thuộc sở hữu của Malaysia cũng nằm trong khu vực tranh chấp này vì vậy họ cũng muốn dàn xếp tạm thời tranh cãi và hòa giải giữa các bên liên quan bởi họ lo ngại rằng điều này sẽ khiêu khích TQ. Sẽ là bất lợi cho Malaysia nếu TQ có hành động chống lại nước này. Đối với những nước này tối nhất là không nên đảo lộn mọi thứ. Do đó, các nước khác ngoại trừ PLP và VN tỏ im lặng trước vấn đề và hy vọng hợp tác với TQ để tránh va chạm lớn bởi TQ quá quan trọng với họ và là thị trường lớn nhất của những nước này. Nền kinh tế ASEAN sẽ gặp rắc rối nếu không có TQ và ảnh hưởng của TQ đối với các nước trong ASEAN sẽ lớn hơn nhiều ảnh hưởng của các nước này với TQ.

(4) Liệu những nước trong ASEAN có suy nghĩ cẩn trọng khi giải quyết những vấn đề trên bởi TQ đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN kể từ 2011?

Zhang: Cho dù có gặp nhiều khó khăn đến đâu đi chăng nữa thì TQ vẫn sẽ duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định trong một đến hai thập kỷ tới và thị trường TQ sẽ tăng trưởng ngày càng lớn hơn. Do đó, vai trò của TQ sẽ ngày càng quan trọng hơn trong sự phát triển kinh tế của các nước tại Đông Nam Á. Đồng thời, đầu tư của TQ đang mở rộng hơn ra ngoài biên giới và điều này cũng rất quan trọng đối với các nước ASEAN.

Mặc dù một số phương tiện truyền thông có thái độ khắt khe trước đây với TQ nhưng bây giờ họ cũng phải thay đổi thái độ khá nhiều bởi họ không muốn phải trả giá cho xung đột lớn.

Tuy nhiên, tôi cho rằng tình hình đang có một số lợi thế cho TQ. Ít nhất có thể nhận thấy điều này qua thực tế các nhà hoạch định chính sách và hầu hết người dân ASEAN vẫn quan tâm tới ổn định khu vực này và quan hệ với TQ. Hơn nữa, quan hệ với TQ và ASEAN không bị ảnh hưởng chỉ bởi vài nước có tranh chấp với TQ tại biển Đông. Hòa bình vẫn tiếp tục là dòng chảy chính. Và tất cả những gì chúng ta quan ngại hiện nay là có một số rủi ro nếu như xu hướng gia tăng căng thẳng hiện nay vẫn tiếp tục. Do đó cần phải tìm cách giải quyết tranh chấp và giảm căng thẳng mặc dù điều kiện chưa chín muồi và chúng ta cần tạo ra những điều kiện chín muổi , điểm mấu chốt mà TQ và ASEAN cần tính tới khi đề xuất COC./.

Thời báo Hoàn cầu ngày 19/7 có bài “Philippines không đáng để Trung Quốc phải tập trung suy nghĩ”

Vừa qua TTh PLP Aquino mượn việc khai trương dự án cấp nước do TQ cho vay để cảm ơn TQ nhằm làm dịu quan hệ với TQ. Dự án này là mô hình ngoại thương thông qua viện trợ cho vay để thúc đẩy xuất khẩu, không thể coi là sự giúp đỡ đơn phương của TQ đối với PLP. Hiện nay, trong mô hình hợp tác này, do thực lực kinh tế của TQ vượt xa PLP nên tính chủ động của TQ nhiều hơn. TQ chủ động trên nhiều mặt trong quan hệ với PLP, PLP gây ra vụ Hoàng Nham trước và cũng là nước thua thiệt, kiểm soát thực tế của TQ tại Hoàng Nham hiện nay được tăng cường. Lợi ích của TQ ở Biển Đông bị gặm nhấm trong nhiều năm, những nước như PLP lợi dụng giới hạn khả năng của TQ ở Biển Đông để chiếm một số đảo và muốn tạo thành hiện thực, đây là bài học lịch sử của TQ, nhưng cái TQ cần nhất là làm tốt hiện tại, hướng tới tương lai.

Sức mạnh của TQ ngày nay đã tăng lên toàn diện, TQ có ưu thế mạnh mỗi khi tranh chấp gay gắt với PLP và VN. Quyền chủ động hiện nay nằm trong tay TQ, thời gian cũng đứng về phía TQ, tuy có sự quấy nhiễu của Mỹ và các nước lớn ngoài khu vực nhưng TQ có thể nắm chắc nhịp độ và phương hướng giải quyết vấn đề Biển Đông.

PLP có thể là bạn, cũng có thể là “con rối” trong chiến lược ngoại giao của TQ, họ giở trò thì TQ sẽ cứng rắn, họ mềm thì TQ cũng có thể để cho họ xuống nước. PLP không đáng để TQ phải tốn công suy nghĩ; hợp tác TQ – PLP chỉ cần có lợi cho TQ vẫn nên làm, tránh làm các dự án viện trợ hoàn toàn hay chỉ có lợi cho PLP. Đối với nước hay thay đổi như PLP thì không thể trở thành đối tác chiến lược của TQ trong thời gian ngắn được, TQ cần duy trì và mở rộng ưu thế trong hợp tác với PLP, coi dây là con bài để kìm kẹp PLP.

Vấn đề Biển Đông nhất định sẽ còn kéo dài, chỉ có bên có sức mạnh và tương lai tốt mới có thể kiên nhẫn và có biện pháp. Chỉ có những người không có bài trong tay, không có lòng tin vào con đường phía trước mới cảm thấy vừa lo lắng vừa sốt ruột.

Ngày 18/7, TTh PLP Aquino trả lời báo chí cho biết, thái độ của PLP với TQ không phải hiếu chiến, trái lại từ khi xảy ra vụ việc Scarborough, CP PLP luôn gắng sức làm giảm tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước. PLP đã rất cố gắng, đã thử đứng về góc độ của TQ để nhìn nhận vấn đề, mong TQ cũng đặt mình vào hoàn cảnh của PLP. Cùng ngày, NFN/Phủ TTh/PLP tỏ mong muốn giải quyết hòa bình tranh chấp với TQ, tuy nhiên cho biết mặc dù TQ vẫn bố trí tàu ở Biển Đông, xây dựng Tam Sa nhưng PLP sẽ không yêu sách chủ quyền đối với Scarborough vì đây là một phần trong vùng đặc quyền kinh tế của PLP.

Nhân dân nhật báo ngày 19/7 “Dư luận ASEAN cho rằng hợp tác thiết thực ở Đông Á quan trọng hơn nhiều so với vấn đề Biển Đông”

Liên tục những ngày qua, báo chí phương Tây cho rằng việc không ra được Tuyên bố chung tại AMM-45 là “thất bại” của ASEAN và cố ý tuyên truyền ASEAN đang bị “chia rẽ”. Tuy nhiên, dư luận các nước ASEAN lại phản bác lại điều đó, nhấn mạnh cần tăng cường hợp tác với TQ. TTh Indonesia bày tỏ không đồng ý với quan điểm của báo chí. Theo ông, ASEAN chưa hề bị suy yếu, cũng không có bất hòa; mặc dù còn tồn tại vấn đề nhưng cần phải nghĩ cách giải quyết.

Báo “Dân tộc” của TL ngày 16/7 bình luận cho rằng PLP kiên trì lập trường của mình mà không thèm quan tâm vấn đề gì, tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ mà không sợ làm cho các nước ASEAN khác phẫn nộ. Báo “Bangkok Post" ngày 15/7 đăng xã luận cho rằng không đạt được đồng thuận chẳng qua chỉ là việc ASEAN xác nhận lại nguyên tắc “không can thiệp” của mình. Bài báo cũng kêu gọi các bên từ bỏ tư duy chiến tranh lạnh, đoàn kết và hợp tác để giải quyết tranh chấp biển. “Bangkok Post" số ra ngày 17/7 tiếp tục đăng xã luận cho rằng ngày 25/7, TL sẽ tiếp nhận vai trò nước điều phối TQ- ASEAN, TL cần phải làm cho tất cả các nước có lợi ích liên quan bình tĩnh lại, đồng thời ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức song phương, giống như lập trường của TQ.

Viện trưởng Viện nghiên cứu CÁ và toàn cầu hóa thuộc Đại học quốc gia Singapore Huang Jing bày tỏ nếu ASEAN cứ cố ép thống nhất nội bộ về vấn đề Biển Đông sẽ gây nên khủng hoảng lớn hơn, thậm chí làm cho ASEAN bị chia rẽ, cuối cùng sẽ mất đi vị trí độc lập tự chủ của mình, từ đó trở thành phương tiện của người khác. Điều này rõ ràng không phù hợp với lợi ích căn bản của ASEAN. Một số báo chí của ASEAN cho rằng điều này thể hiện thực tế của cạnh tranh Trung - Mỹ ở khu vực, lo ngại các nước ASEAN phải đưa ra lựa chọn đứng về bên nào.

Huang Jing cũng bày tỏ không phải tất cả các nước ASEAN đều có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với TQ, ngay cả lập trường của các nước ASEAN có đòi hỏi chủ quyền cũng khác nhau, mâu thuẫn với nhau. Nhiều nước ASEAN đã có quan hệ khăng khít về kinh tế với TQ. Tuy nhiên, do việc Mỹ tăng cường can thiệp vào khu vực CÁ-TBD, nên một số nước đã phán đoán sai tình hình. Điều này đã có ảnh hưởng bất lợi đối với quan hệ TQ - ASEAN, thậm chí là quan hệ ASEAN - Mỹ và quan hệ Trung - Mỹ. ASEAN không muốn khuyến khích một số nước khiêu khích giới hạn cuối cùng của TQ trong vấn đề Biển Đông. Xét từ góc độ đó, hội nghị lần này là một hội nghị sáng suốt, thỏa đáng và thành công vì ASEAN vẫn giữ được tỉnh táo, mặc dù không thống nhất được lập trường nhưng ít nhất cũng không làm cho tình hình Biển Đông xấu thêm. Đây cũng đánh dấu ASEAN đã có sự trưởng thành nhất định. Huang Jing cho rằng TQ cần tích cực khuyến khích ASEAN đoàn kết, chỉ có một ASEAN đoàn kết mới có đủ sức mạnh và xứng đáng là đối tác hợp tác chiến lược của TQ.

Học giả cao cấp thuộc ĐH Công nghệ Nam Dương Singapore Hu Yishan cho rằng việc ASEAN lần này không ra được Tuyên bố chung ngược lại là sự mở đầu mới cho việc xây dựng một ASEAN trưởng thành, cầu thị và bền vững hơn. Các nước ASEAN sẽ coi đây là cơ hội để tăng cường đoàn kết nội bộ hơn nữa, tăng cường nhất thể hóa. Vấn đề Biển Đông không phải là toàn bộ vấn đề mà ASEAN phải đối mặt, ASEAN vẫn còn rất nhiều vấn đề chính trị, kinh tế phức tạp cần phải giải quyết. ASEAN không nên vì vấn đề Biển Đông mà làm ảnh hưởng đến hợp tác thiết thực giữa các nước trong khối và với các nước khác.

Lê Sơn (gt)