Nhân dân Nhật báo ngày 17/7/2012 có bài xã luận về “Chuyến thăm của NT Mỹ đã lộ rõ điểm yếu trong chiến lược quay trở lại châu Á của Mỹ” của tác giả Liu Zongyi, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Nam Á tại Viện Nghiên cứu các vấn đề Quốc tế, Thượng Hải (SIIS). Nội dung chính như sau:

NT Mỹ Hillary Clinton đã có chuyến công du vòng quanh TQ trong thời gian gần đây, từ Nhật Bản, tới Mông Cổ, sau đó thăm Việt Nam, Lào, CPC. Mục tiêu của chuyến công du này chủ yếu tập trung vào 3 điểm: (1) Ủng hộ NB, VN và PLP trong tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển với TQ; (2) Cân bằng ảnh hưởng kinh tế với TQ tại châu Á bằng cách tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại với các nước Đông Nam Á và (3) Tăng cường ủng hộ các vấn đề dân chủ, nhân quyền như là trọng tâm chiến lược châu Á của Mỹ đồng thời tấn công mô hình phát triển của TQ.

Tất cả các chủ đề trong chuyến công du của NT Mỹ đều nhằm vào TQ. Dường như Mỹ đang thắt chặt vòng vây với TQ. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nhìn thấy những điểm yếu trong chiến lược quay trở lại châu Á của Mỹ. Chiến lược này của chính quyền Obama bao gồm cả lĩnh vực chính trị, quân sự và thương mại, kinh tế nhưng dường như chiến lược này đang dần mất đi thế mạnh.

(1) Về quân sự, trong những năm gần đây, Mỹ đã tăng cường triển khai tại khu vực châu Á – TBD và can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ của TQ với các nước có liên quan. Tranh chấp biển Đông và đảo Điếu Ngư ngày càng căng thẳng khi Mỹ bắt đầu can dự vào. Tuy nhiên, mục đích của Mỹ là kiểm chứng TQ thông qua việc lợi dụng những tranh chấp này hơn là đối đầu trực tiếp với TQ. Tham gia vào xung đột vũ trang với TQ là lựa chọn ít được mong đợi nhất.

Tuy nhiên, nhiều điều sẽ không xảy ra như Mỹ mong muốn. Những nước như PLP và VN đang nỗ lực nắm lấy các đảo và vùng nước không thuộc chủ quyền của họ bằng cách lôi kéo sự ủng hộ của Mỹ. Họ hy vọng rằng sẽ nhận được sự hỗ trợ quân sự mạnh mẽ từ Mỹ, điều mà Mỹ không thể đáp ứng được.

Ấn Độ và Nhật Bản cũng có những cân nhắc chiến lược riêng.

Mỹ nhìn nhận Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất thế giới như một trong những trụ cột chiến lược châu Á – TBD của Mỹ và là quân cờ nhằm cân bằng với TQ. Tuy nhiên, Ấn Độ rõ ràng cho thấy chính sách của Ấn với TQ là sự cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh và điều này đang gây thất vọng lớn với Mỹ.

Về vấn đề đảo Điếu Ngư, Mỹ tuyên bố Hiệp định Hợp tác và An ninh chung Mỹ - Nhật áp dụng đối với cả đảo Điếu Ngư. Tuy nhiên, Mỹ cũng tuyên bố sẽ không đứng về bên nào trong tranh chấp. Mỹ có thái độ rất tham vọng và hy vọng tiếp tục duy trì căng thẳng Trung – Nhật. Trong khi đó, Mỹ lo ngại rằng các chính trị gia phe cánh tả của Nhật có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột vũ trang.

Đối với hầu hết các nước Đông Á, không nước nào muốn sự bất ổn do chiến lược quay trở lại châu Á của Mỹ cũng như không nước nào chọn sẽ đứng về Mỹ hoặc TQ. Tất cả các nước này đều khiến Mỹ đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nam.

(2) Về kinh tế, thương mại. Chuyến công du của NT Mỹ tập trung vào thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và ban một số lợi ích cho một vài nước châu Á. Bà Clinton tới thăm các nước Đông Nam Á như Lào và CPC nhằm tăng cường trợ giúp kinh tế những nước này. Mỹ hy vọng ngăn chặn được khối hội nhập kinh tế tại Đông Á và cạnh tranh ảnh hưởng kinh tế với TQ. Tuy nhiên, nếu Mỹ có thể thực sự chuyển trọng tâm cạnh tranh chiến lược với TQ từ lĩnh vực chính trị và quân sự sang kinh tế thì điều này sẽ mang lại lợi ích cho ổn định và thịnh vượng của khu vực Đông Á.

Tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại có thể được coi là một lựa chọn chiến lược lâu dài của Mỹ nhưng ngoại giao giá trị đã quá lỗi thời. Những lời bình luận không có giá trị về dân chủ và việc tấn công vào mô hình phát triển TQ của NT Mỹ Clinton càng lộ rõ điểm yếu của kinh tế Mỹ cũng như sự lầm lẫn về chính trị của Mỹ. Dân chủ hiện thực cần một số điều kiện nhất định.

Tuy nhiên, một thực tế không thể tranh cãi là nhiều nước đang rơi vào khủng hoảng và bất ổn khi Mỹ áp đặt mô hình dân chủ của họ vào những nước này. Một số nước đã trở thành nạn nân của chủ nghĩa dân túy sau khi chấp nhận hệ thống dân chủ như Mông Cổ, nước rất giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng lại bị tụt lùi về kinh tế. Thậm chí các nước phát triển phương Tây cũng đang rơi sâu vào khủng hoảng tài chính và kinh tế bởi các cải cách kinh tế và xã hội không được thúc đẩy do chủ nghĩa bè phái.

Mô hình phát triển của TQ vẫn không phải là hoàn hảo nhưng TQ đang trên con đường cải cách kinh tế xã hội và phát triển và điều này khiến mô hình của TQ chứng tỏ tính hấp dẫn hơn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Chiến lược châu Á của Mỹ đã có những điểm yếu và sự hạn chế nhất định xét về khía cạnh quân sự, kinh tế và lý luận. Ngày càng có nhiều quan ngại và nghi ngờ về sự bền vững của chiến lược quay trở lại châu Á của Mỹ.

TQ ủng hộ việc thiết lập loại hình quan hệ mới Mỹ - Trung mà trong đó không phải tất cả các lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng bởi những vấn đề cụ thể. NT Clinton cũng từng tuyên bố Mỹ sẵn sàng thiết lập quan hệ mang tính xây dựng với TQ trong cuộc gặp NT Dương Khiết Trì gần đây tại Phnom Penh, CPC. Tránh xung đột là bước khởi đầu. Quan hệ Mỹ - Trung cần phát triển dựa trên tôn trọng lẫn nhau, cạnh tranh hòa bình và hợp tác hai bên cùng có lợi.

Mạng Đông phương Tảo báo ngày 17/7/2012 có bài “Mỹ cân bằng lại chiến lược Châu Á-Thái Bình dương” của tác giả Trang Kiến Trung- Giáo sư Trung tâm nghiên cứu Chiến lược quốc gia- Đại học Giao thông Thượng Hải, nội dung chính như sau:

Bộ trưởng NG Mỹ đã có chuyến công du ngoại giao “kiểu chạy paratong” từ ngày 05-18/7/12 và bước vào cao trào là tuần trước: thăm VN từ ngày 10-11/7, đây là chuyến thăm VN lần thứ 3 sau khi Bà nhậm chức BTNG Mỹ; thăm CPC và dự Hội nghị BTNG ASEAN từ ngày 11-13/7, sau đó là thăm Lào- chuyến thăm đầu tiên từ hơn 50 năm qua của BTNG Mỹ.

So với chuyến thăm ASEAN 2 năm trước mà BTNG Mỹ đã cao giọng tuyên bố “Mỹ đã trở lại” khiến TQ rất bất an, chuyến thăm lần này lại nghiêng về kinh tế và thực tế hơn.

Chiến lược “Trở lại Châu Á-TBD” của Mỹ được tạo thành bởi 3 trụ cột chính là: Về Ngoại giao, tăng cường quan hệ với các đồng minh trong khu vực, đồng thời cải thiện quan hệ ngoại giao với các nước xa, thậm chí là những nước thù địch trong lịch sử (như VN, Mianma, Lào). Về Quân sự, tăng cường bố trí lực lượng quân sự tại Châu Á-TBD, đảm bảo khả năng quân đội Mỹ có thể tham gia vào tranh chấp khu vực bất cứ lúc nào. Về kinh tế, thông qua Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Châu á-TBD (TPP) để mở rộng ảnh hưởng kinh tế của Mỹ tại khu vực.

Nghiên cứu kỹ cách thức thực hiện Chiến lược “Trở lại Châu Á-TBD” của Mỹ hai năm qua có thể thấy rằng, thứ tự ưu tiên thực hiện 3 trụ cột của chiến lược này là “quân sự đi trước, tiếp đến là hiệu quả của ngoại giao và cuối cùng là kinh tế với tiến triển chậm chạp và thiếu cân bằng”. Mỹ triển khai hàng loạt động thái quân sự như liên tiếp tổ chức diễn tập quân sự với mọt số nước trong vùng, tăng cường bố trí quân sự tại Châu á-TBD và “phá băng” trong hợp tác quân sự với một số nước. Điều này đã gây ra hiểu nhầm của thế giới, khu vực đối với Chiến lược của Mỹ, rằng đây chủ yếu là Chiến lược Quân sự của Mỹ. Ngay nội bộ Mỹ cũng có những nhận thức chung cho rằng, ban đầu Mỹ quá nhấn mạnh về yếu tố quân sự trong Chiến lược trở lại Châu Á, khiến Mỹ và TQ hình thành nên mối quan hệ có tính đối kháng.

Chuyến thăm ASEAN lần này của Ngoại trưởng Mỹ diễn ra trong bối cảnh như vậy, cho dù tranh chấp Nam Hải giữa TQ-VN, TQ-PLP vẫn chưa bình lặng và chuyến thăm này của BTNG Mỹ không thể né tránh được những vấn đề này, mặc dù với áp lực về các vấn đề dân chủ, nhân quyền… nhưng đây đều không phải là những vấn đề trọng điểm. Trái lại, Mỹ cố gắng thúc đẩy đàm phán TPP, Mỹ muốn thông qua một Hiệp định mậu dịch tự do chất lượng cao để đưa ra một mô hình mới nhất thể hóa kinh tến khu vực nhưng Mỹ đang gặp phải trở ngại to lớn là Mỹ chưa có cách nào có thể nâng cao được ảnh hưởng kinh tế của Mỹ đối với khu vực, điều này đã ảnh hưởng đến việc thực hiện toàn diện chiến lược trở lại Châu á của Mỹ.

Vì vậy chuyến thăm này của Ngoại trưởng Mỹ chủ yếu nhằm thực hiện ngoại giao kinh tế, thể hiện vai trò “người thúc đẩy thương mại” của Mỹ.

Trong lịch trình chuyến thăm cho thấy, Ngoại trưởng Mỹ tham gia hoạt động Hiệp hội thương mại Mỹ tại VN, tham dự Hội nghị quản lý thương mại cấp cao tại CPC và trong các cuộc gặp với lãnh đạo các nước lần này đều kêu gọi tăng cường hợp tác kinh tế thương mại. Đây chính là những bước đi mới trong nỗ lực nhằm thực hiện cân bằng lại Chiến lược trở lại châu Á của Mỹ.

Mạng “Tinh đảo Hoàn cầu” ngày 17/7/2012 đăng bài viết tựa đề “Quân đội Đài Loan có thể không còn xem Quân giải phóng TQ là kẻ thù giả tưởng duy nhất nhằm vào Nam Hải”. Nội dung như sau:

Theo tờ “Thanh niên tham khảo” đưa tin, trong tuần vừa qua hình ảnh những nhân sỹ Đài Loan mang theo lá cờ Trung Quốc đại lục khi bày tỏ quyết tâm bảo vệ đảo Điếu Ngư đã gây ra chấn động trong giới truyền thông hai bờ, đồng thời cũng khiến giới bên ngoài đặt ra giả thiết về khả năng hai bờ sẽ hợp tác cùng nhau bảo vệ lợi ích biển đảo.

Đài Loan xây dựng “hậu thuẫn quân sự” nhằm bảo vệ đảo Điếu Ngư

Trong “Báo cáo quốc phòng” thường niên của Đài Loan những năm qua, phần lớn đều dành nhiều nội dụng để bàn về vấn đề quy hoạch xây dựng quân đội, nội dung này chủ yếu căn cứ vào môi trường chiến lược của Đài Loan, những yếu tố có ảnh hưởng đến an ninh của Đài Loan để tổng hợp các nguồn lực và đề ra kế hoạch phát triển sức mạnh quân đội.

Đối với những phán đoán về “nguy cơ tiềm tàng”, là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến quy hoạch xây dựng quân đội của Đài Loan. Trong tương lai, nếu như “kẻ thù giả tưởng” của Đài Loan chuyển từ lực lượng Quân giải phóng Trung Quốc thành láng giềng Nhật Bản hoặc một số nước Đông Nam Á, thì điều đó cũng có nghĩa là kế hoạch xây dựng quân đội trước đây sẽ phải có sự thay đổi to lớn.

Tạp chí “Phòng vệ Châu Á – Thái Bình Dương” cho rằng, nếu như đến lúc Đài Loan đặt kẻ thù giả tưởng số một là Nhật Bản hoặc Việt Nam, thì xung đột vũ trang mà Đài Loan có thể gặp phải sẽ là chiến tranh trên biển với hải quân là lực lượng nòng cốt. Khi đó, mô hình hệ thống phòng ngự “trên không – trên biển – chống đổ bộ” truyền thống của Đài Loan sẽ phải có sự thay đổi về căn bản.

Lấy ví dụ là vùng biển đảo Điếu Ngư, nếu giữa Đài Loan và Nhật Bản nổ ra xung đột thì không là vấn đề gì khác ngoài chủ quyền biển đảo và nghề cá, hiện nay lực lượng chấp pháp “Cục Hải tuần” của Đài Loan thua kém rất nhiều so với đối thủ của họ - Cục Phòng vệ bờ biển Nhật Bản, kể cả về phương tiện và nhân lực. Bởi vậy, khi cần thiết, quân đội Đài Loan sẽ phải sắm vai “hậu thuẫn quân sự” là điều không thể tránh khỏi.

Trong vấn đề Biển Đông, Đài Loan trước hết sẽ tăng cường phòng ngự cho đảo Thái Bình (Ba Bình). Mặc dù hiện trên đảo đã có sân bay quân sự, nhưng diện tích nhỏ, do đó quân số đồn trú và bố trí phòng ngự đều gặp phải những hạn chế.

Đứng trước hai vấn đề tiềm tàng xung đột là Điếu Ngư và Biển Đông, ngân sách hữu hạn của quân đội Đài Loan buộc phải nghiêng về một bên, hay nói khác đi là phải điều chỉnh tỷ lệ đầu tư cho các binh chủng lục – hải - không quân.

Tạp chí “Phòng vệ Châu Á – TBD” cho rằng, việc Mã Anh Cửu đề xuất chủ trương hai bờ xây dựng “cơ chế tin cậy quân sự”, cho thấy đương cục Đài Loan thông qua điều chỉnh tư tưởng chiến lược và kết cấu quân sự và mô thức huấn luyện, chuyển đạt một thông điệp rằng họ đã không còn xem lực lượng Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc là kẻ thù tiềm tàng. Tạp chí này cũng kiến nghị, hai bờ có thể thông qua các kênh trao đổi dân gian, bàn bạc tìm kiếm phương thức hợp tác trong vấn đề Điếu Ngư và Biển Đông, trước hết có thể trên các lĩnh vực như thăm dò khai thác tài nguyên, cứu hộ cứu nạn, hợp tác nghề cá… ngoài ra có thể là việc hai bên xây dựng nhận thức chung nếu một khi nổ ra xung đột. Hình thức hợp tác với lợi ích chung làm căn bản, tạm gác lại vấn đề mâu thuẫn chủ quyền, hai bờ không chỉ có thể đạt được “cơ chế tin cậy quân sự”, mà còn có thể đạt đến sự phối hợp nhất định về quân sự.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 17/7/2012 có bài về “châu Á đối mặt với tranh cãi công luận đầy nguy hiểm”. Nội dung như sau:

Theo tin từ giới truyền thông Nhật trích lời các nhà lập pháp của Đảng đối lập, TTg NB Noshihiko Noda đang có kế hoạch thăm Đền Yasukuni vào ngày 15/8/2012. Điều này vẫn chưa được khẳng định và ông Noda vẫn chưa công bố kế hoạch nào như vậy kể từ khi nhậm chức. Tuy nhiên, nền chính trị Nhật rất khó dự đoán và thông tin như vậy cũng phản ánh được khả năng này.

Nếu ông Noda không còn minh mẫn và đi thăm ngôi đền Yasukuni đầy tranh cãi thì điều này quả là cú đánh mạnh tới quan hệ Trung – Nhật. Như các nhà phân tích chỉ rõ, ông Noda khi bị đẩy tới bế tắc và có thể dám làm mọi điều để bảo vệ vị trí của mình. Quan hệ Trung – Nhật sẽ không là quan tâm hàng đầu của ông Noda.

Đã có nhiều tiền lệ về chính trị gia và các đảng của Nhật chuyển sang quá tả để thu hút người ủng hộ. Điều này đã thể hiện rõ trong một số vấn đề kéo dài giữa Trung – Nhật mà Tokyo luôn là bên làm leo thang căng thẳng khi xung đột gần như đã chấm dứt.

Nhật Bản dân chủ rõ ràng đã không tạo hình mẫu tốt trong việc giải quyết các tranh chấp lịch sử và lãnh thổ tại châu Á. Dân chủ, thanh gươm hai lưỡi đã tạo ra hàng loạt sự thù địch trong xã hội Nhật đối với các láng giềng và làm gia tăng quan điểm chính trị cực đoan đáng cảnh báo.

Dân chủ hóa đang lan rộng tại châu Á nhưng các nước trong khu vực lại có ít kinh nghiệm trong giải quyết các xung đột ngoại giao thông qua các kênh ngoại giao. Mạng Internet đang thúc đẩy các luồng ý kiến khác nhau tại TQ. Sự đối đầu về ý tưởng đang hình thành giữa TQ và NB. Thậm chí nếu không có nhà chính trị cánh tả như Shintaro Ishihara, thì tình cảm chống Nhật trong xã hội TQ cũng có thể tăng mạnh do hành động của Nhật.

Việc đối đầu trong công luận có thể còn nguy hiểm hơn sự thù địch giữa hai chính phủ. Liệu châu Á có thể tiến lên phía trước trong bối cảnh có sự đấu tranh công luận nguy hiểm như vậy. Nếu chính phủ Nhật khuyến khích xu hướng đó trong nước Nhật thì điều này có thể kéo theo hàng chuỗi các phản ứng. Không gian đàm phán tại châu Á sẽ bị thu hẹp dần.

Châu Á không còn là kỷ nguyên mà chính phủ có thể đơn độc giải quyết các vấn đề công luận. Công luận đã trở thành một nhân tố quan trọng trong định hình chính sách công. Tuy nhiên, nếu chính phủ để cho công luận quá tự do, châu Á chắc chắn sẽ tiến lên phía trước với tương lai bất ổn khi khả năng chiến tranh không thể kiểm soát được.

Những tranh cãi công luận sẽ hướng sự chú ý của quốc gia tới các tranh chấp lãnh thổ. Phát triển là yếu tố cốt lõi sẽ mất đi lời kêu gọi đối với công chúng. Hiện nay, sự cứng nhắc về ngoại giao giữa các nước châu Á ít nhiều là do ý kiến công luận. Do đó khi tình trạng thù địch nếu đã được định hình thì khó có thể đảo ngược lại tình hình.

Nhân dân Nhật báo ngày 18/7/2012 có bài xã luận “Căng thẳng biển Đông ngày càng gia tăng với sự trợ giúp của lực lượng bên ngoài”

Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề nóng hiện nay trên các phương tiện truyền thông trong lúc tranh chấp biển đang diễn ra giữa Trung Quốc (TQ) và một số nước trong khu vực. Không có nhiều sự kiện lớn diễn ra tại Biển Đông trong những năm gần đây cho tới tận khi căng thằng hiện nay đang ngày càng gia tăng. Những căng thẳng này thực sự là do một số nước chủ ý tạo nên và một số thế lực bên ngoài muốn can dự.

Cần nhấn mạnh và làm rõ rằng không có tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông trước năm 1970. Nếu nhìn vào bản đồ mà một vài nước xuất bản ở thời điểm đó thì có thể nhận thấy rõ Biển Đông thuộc chủ quyền của TQ. Một vài nước có liên quan bắt đầu tuyên bố chủ quyền các đảo và biển ở khu vực này khi phát hiện lượng lớn dầu và khí dự trữ tại biển Đông. Việc ký công ước Luật biển LHQ cũng làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này nhưng nó không thực sự ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định toàn diện tại biển Đông.

Tôi cho rằng chúng ta cần có sự hiểu biết tốt hơn về quan hệ giữa luật biển LHQ và những luật, quy định quốc tế khác. Trước khi luật biển có hiệu lực còn có 5 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế định hướng cho các tranh chấp lãnh thổ.

Theo hai nguyên tắc đầu tiên, nước phát hiện và đặt tên cho các đảo có liên quan sẽ có chủ quyền đối với các đảo này. Thí dụ đảo Hoàng Nham mà TQ đã đặt tên từ thế kỷ thứ 13.

Nguyên tắc thứ 3 là nước khai thác đầu tiên khu vực sẽ có chủ quyền đối với những khu vực đó. Việc khai thác có thể diễn ra trong nhiều lĩnh vực như đánh bắt cá hoặc khai thác tài nguyên năng lượng. Ngư dân TQ của quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam và khu vực tự trị dân tộc Choang đã đánh cá tại biển Đông từ thời cổ đại. TQ cũng thiết lập tuyến đường hàng hải trên biển Đông, và người dân TQ đã sử dụng tuyến đường này để giao thương với các nước khác. Những hành động như vậy có thể được coi là một hình thức khai thác.

Nguyên tắc thứ 4 là nước đầu tiên có quyền tài phán đối với các đảo liên quan sẽ có chủ quyền với các đảo này. TQ đã có quyền tài phán đối với biển Đông từ thời nhà Tống (960-1279). Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật đã trao trả cho TQ lãnh thổ mà Nhật chiếm đóng bất hợp pháp trong chiến tranh, mà trong số đó có các đảo tại biển Đông. Chính phủ TQ đã tiên phong cử quân đến bảo vệ các đảo ở biển Đông.

Theo các nguyên tắc đề cập ở trên trong luật quốc tế thì không có tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông. Trước đây, Việt Nam đã công nhận đảo Trường Sa và Hoàng Sa là thuộc TQ và PLP cũng từng công nhận đảo Hoàng Nham thuộc lãnh thổ TQ do đó VN và PLP đều vô lý khi mở rộng vùng đặc quyền kinh tế vào lãnh thổ TQ chỉ bởi hai nước này đã ký Công ước LHQ về Luật biển./.

Mạng Tân Hoa Xã, Đông phương Tảo báo ngày 18/7/2012 có bài “Thành phố Tam Sa chính thức khởi động việc xây dựng chính quyền ngày hôm qua”, nội dung chính như sau:

Chủ quyền lãnh thổ quần đảo Nam Sa thuộc nước CHND Trung Hoa, quản lý hành chính thuộc thành phố Tam Sa tỉnh Hải Nam

Cơ cấu chính quyền thành phố sẽ do 60 đại biểu Nhân đại (Hội đồng nhân dân-HĐND) khóa đầu tiên bầu trực tiếp: sáng ngày hôm qua (17/7/2012), Hội nghị lần thứ 32 Ủy ban Thường vụ Nhân đại khóa 4 tỉnh Hải Nam đã thông qua “Quyết định của Ủy ban Thường vụ Nhân đại tỉnh Hải Nam về việc thành lập Tổ chuẩn bị Đại hội đại biểu Nhân đại thành phố Tam Sa”, đã đánh dấu việc chính thức khởi động xây dựng chính quyền thành phố Tam Sa

Ủy ban Thường vụ Nhân đại khóa đầu tiên sẽ có 15 người: kể từ sau quyết định phê chuẩn thành lập Tp Tam Sa của Chính phủ TQ ngày 21/6/2012, tỉnh Hải Nam đã tích cực công tác chuẩn bị cho việc thành lập chính quyền Tam Sa. Việc thành lập HĐND Tp Tam Sa được tiến hành theo quy định luật pháp liên quan của TQ (luật tổ chức địa phương, luật bầu cử, luật đại biểu). Việc bầu cử đại biểu HĐND Tp Tam Sa, triệu tập Hội nghị lần thứ nhất của HĐND khóa đầu tiên sẽ do Ủy ban Bầu cử chủ trì (UB này do Tổ chuẩn bị phê chuẩn). Ủy ban Thường vụ HĐND và các chức danh Thị trưởng, Phó Thị trưởng Tp, Chánh án TAND và Viện trưởng VKS nhân dân Tp Tam Sa sẽ do Đại hội đại biểu bầu chọn.

Danh sách đại biểu HĐND khóa 1 Tp Tam Sa gồm 60 người được các cử tri bầu trực tiếp, Ủy ban Thường vụ HĐND khóa 1 Tp Tam Sa gồm 15 người. Tổ Chuẩn bị bầu cử Đại hội sẽ thành lập Ban kiểm tra tư cách đại biểu, thẩm tra việc bầu cử Đại biểu HĐND có phù hợp với quy định của pháp luật hay không.

Tăng cường xây dựng Trạm Khí tượng Tam Sa: Hội nghị lần thứ 32 Ủy ban Thường vụ Nhân đại khóa 4 tỉnh Hải Nam đã thông qua “Điều lệ phòng chống thiên tai khí tượng tỉnh Hải Nam”, trong đó nhấn mạnh cơ quan quản lý khí tượng nên tăng cường xây dựng các trạm, điểm quan trắc khí tượng tại các bãi đảo và vùng biển thuộc Tp Tam Sa quản lý. Điều lệ quy định, chính quyền nhân dân từ cấp huyện trở lên nên tổ chức cho các cơ quan chủ quản về khí tượng và các cơ quan hữu quan triển khai việc điều tra nắm tình hình về thời tiết thiên tai, xây dựng các kho giữ liệu liên quan, đánh giá mức độ nguy hiểm về thiên tai thời tiết, phân chia các vùng thời tiết nguy hiểm, nâng cao khả năng dự báo thời tiết và thông báo kịp thời bản tin dự báo thời tiết với tần suất không ít hơn 4 lần/ ngày.

Du lịch Tam Sa cuối năm sẽ khai thông: ngày 21/6/2012, theo thông báo của Bộ Dân chính, được sự phê chuẩn của Chính phủ TQ, giải tán Văn phòng làm việc tại các quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa tỉnh Hải Nam, thành lập Tp Tam Sa quản lý các quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa và vùng biển phụ cận, Chính quyền nhân dân của Tp Tam Sa sẽ đóng tại đảo Vĩnh Hưng.

Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Hải TQ Ngô Sỹ Tồn cho biết, việc thành lập Tp Tam Sa sẽ rất có lợi cho việc bảo hộ tốt hơn tài nguyên nghề cá Nam Hải, bảo hộ an toàn tính mạng và tài sản ngư dân, quản lý điều phối, khai thác tốt hơn tài nguyên dầu khí, tài nguyên nghề cá và tài nguyên ngành du lịch.

Theo kế hoạch UB phát triển du lịch tỉnh Hải Nam, sau khi lập Tam Sa, du lịch sẽ là ngành nghề được ưu tiên phát triển, nhanh nhất là đến cuối năm 2012, khách du lịch phổ thông TQ có thể du lịch Tam Sa từ Hải Khẩu

Các quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa thuộc Tp Tam Sa quản lý có diện tích các bãi, đảo khoảng 13 km vuông với hơn 200 các bãi, đảo, tổng diện tích vùng biển khoảng hơn 2 triệu km vuông.

TQ là nước phát hiện sớm nhất và tiến hành quản lý chủ quyền liên tục đối với các quần đảo này và vùng biển phụ cận. Sau khi nước TQ mới được thành lập, đã cho lập Văn phòng làm việc tại các quần đảo này thuộc Khu hành chính Nam Hải tỉnh Quảng Đông từ tháng 3/1959, sau khi thành lập tỉnh Hải Nam vào ngày 13/4/1988 thì chuyển giao cho tỉnh Hải Nam quản lý, đến nay việc thành lập Tp Tam Sa là bước điều chỉnh trong quá trình quản lý hành chính của TQ với khu vực này./.

Mạng “Hoàn cầu thời báo” ngày 18/7/2012 đưa tin về việc lực lượng Biên phòng Nga nổ súng bắt tàu cá và ngư dân Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Nga:

Ngày 17/7, Người phát ngôn lực lượng Biên phòng bờ biển Đông Bắc thuộc Cục An ninh Liên bang Nga cho biết, ngày 16/7, tàu tuần tra biên phòng Nga đã nổ súng truy bắt 01 tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Nga tại vùng biển Viễn Đông, tạm giữ 17 ngư dân Trung Quốc, ngoài ra còn 01 ngư dân rơi xuống biển mất tích. Trước đó 01 ngày, biên phòng Nga tại khu vực này cũng đã bắt giữ 01 tàu cá cùng 19 ngư dân Trung Quốc.

Theo truyền thông Nga cho biết, các tàu cá Trung Quốc nói trên khi gặp lực lượng tuần tra biên phòng Nga đã không phát tín hiệu trả lời các yêu cầu của lực lượng chấp pháp mà cho tàu bỏ chạy, sau gần 3 giờ đuổi bắt, tàu cá Trung Quốc bất ngờ quay đầu va chạm với tàu tuần tra Nga khiến 01 ngư dân Trung Quốc rơi xuống biển. Tàu cá nói trên chỉ chấp nhận dừng lại khi bị tàu tuần tra Nga nã pháo vào đuôi tàu, tuy nhiên không có thuyền viên và ngư dân nào bị thương. Khi kiểm tra trên tàu có 22,5 tấn hải sản, nhưng không có bất cứ một văn bản cấp phép nào.

Vấn đề tàu cá Trung Quốc vào đánh bắt tại vùng biển thuộc chủ quyền Nga đã tồn tại từ lâu và là vấn đề khiến giới chức trách Nga hết sức đau đầu. Năm 2011, biên phòng Nga bắt giữ tổng cộng 75 ngư dân Trung Quốc, trong đó đã xử lý hình sự 36 người. Năm 2010, Nga cũng bắt giữ 53 ngư dân cùng 17 tàu cá Trung Quốc. Nghiêm trọng nhất là vụ việc tháng 2/2009, tàu hàng “New Star” của Trung Quốc bị biên phòng Nga bắn chìm do nghi ngờ liên quan đến hoạt động buôn lậu, khiến 7 thuyền viên mất tích, chỉ 3 người được cứu sống.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 18/7 đăng bài “Trung Quốc đừng sợ Mỹ can thiệp vào tranh chấp đảo Điếu Ngư” của tác giả Uất Chí Vinh, Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu phát triển biển TQ.

Bài viết cho rằng nguồn gốc tranh chấp đảo Điếu Ngư giữa TQ - Nhật là do Mỹ, Mỹ gây ra mâu thuẫn và tranh chấp lãnh thổ Trung - Nhật. Nếu Mỹ không đơn phương trao quyền đối với Điếu Ngư cho Nhật năm 1972 thì Nhật cũng không dám cử lực lượng ra kiểm soát các vùng biển ở đây. Năm 2010 khi TQ và Nhật va tàu, NT/Mỹ Hilarry tuyên bố Hiệp ước bảo vệ an ninh Nhật - Mỹ áp dụng cho đảo Điếu Ngư; có thể thấy, việc giải quyết triệt để vấn đề đảo Điếu Ngư không thể gạt Mỹ ra ngoài. TQ không cần sợ Mỹ can thiệp, mấu chốt vấn đề là TQ đã sẵn sàng chưa, nếu đã sẵn sàng thì khả năng chiến thắng đối thủ là cao. Do vậy, việc làm rõ chủ quyền đảo Điếu Ngư từ góc độ lịch sử và pháp lý là việc cần phải làm ngay, sẵn sàng 2 biện pháp: tập hợp chứng cứ thuyết phục, chứng minh cho thế giới rằng đảo Điếu Ngư là lãnh thổ cố hữu của TQ, không chỉ dừng lại ở ngoại giao; hai là, yêu cầu Nhật có sự giải thích hợp lý đối với đòi hỏi chủ quyền đảo Điếu Ngư.

Bài viết kiến nghị TQ không nên bị làm hoa mắt bởi các hành động của NB, từ năm 1973, Nhật Bản (NB) cử tàu vũ trang và máy bay chống ngầm P-3C cảnh giới lãnh hải, đây là hành động vi phạm điều 9 của Hiến pháp Hòa bình. TQ cần tăng cường phê phán các hành động này của NB, yêu cầu NB phải rút các tàu và máy bay ra khỏi vùng biển này.

Lê Sơn (gt)