Nhân dân Nhật báo ngày 23/7 đăng bài xã luận về “Sự vội vã về chiến lược khiến ngoại giao Mỹ chệch hướng tại châu Á - Thái Bình Dương”. Nội dung chính như sau:

Mỹ đang tích cực tại Châu Á – Thái Bình Dương (CÁ – TBD) trong những năm gần đây. Mỹ đã tuyên bố đảo Điếu Ngư nằm trong phạm vi Hiệp ước An ninh chung Mỹ - Nhật và lợi dụng tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với một số thành viên trong ASEAN để tăng cường can dự vào Biển Đông. Hơn nữa, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng vừa thăm một số nước láng giềng của Trung Quốc. Những động thái ngoại giao này rõ ràng nhằm vào Trung Quốc.

Tuy nhiên, Mỹ phải nhận thức rằng những động thái ngoại giao như vậy sẽ chỉ tạo ra nhiều thiệt hại hơn là thành công.

(1) Kiềm chế Trung Quốc có thể phá vỡ nền tảng pháp lý trong hệ thống quyền lực hiện nay đang tồn tại ở Đông Á mà điều này sẽ tạo ra nhiều vấn đề. Để kiềm chế Trung Quốc và trong chừng mực ít hơn là Nga, đồng thời hành động như là người cân bằng quốc tế, một vài chính trị gia Mỹ đã cố tình ủng hộ Nhật trong cuộc tranh chấp tại đảo Điếu Ngư và một số vấn đề khác. Việc họ cố tình chôn vùi hệ thống Yalta, có thể phá hủy nền tảng pháp lý của hệ thống quyền lực tồn tại hiện nay tại Đông Á và khiến nhiều vấn đề lịch sử đã được giải quyết trở thành các tranh chấp mới mà điều này sẽ tổn hại tới lợi ích của Trung Quốc, Nga và chính Mỹ.

(2) Mỹ đang có tham vọng chính trị vượt ngoài khả năng và có thể tạo ra thụt lùi quan trọng khác.

Thậm chí ngay trong cả thời kỳ cực thịnh, Mỹ đã không thể hoạt động quân sự tại tất cả các khu vực ở CÁ - TBD như trong chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam. Lý do chính là Mỹ đã mất sự ủng hộ về đạo đức và không hiểu sự thay đổi cân bằng quyền lực tại khu vực.

Từ triển vọng địa chính trị, lực lượng quân sự đã chỉ được triển khai trong trường hợp nhất định. Chẳng hạn như khi Liên Xô triển khai tên lửa ở Cuba đã làm Mỹ giận dữ. Do đó, Trung Quốc cần nhận được sự tôn trọng nhất định của Mỹ đối với lợi ích cốt lõi và quan ngại chính của Trung Quốc tại CÁ - TBD. Tuy nhiên, Mỹ đã liên tục thách thức giới hạn cuối cùng của Trung Quốc trong những vấn đề liên quan tới lợi ích cốt lõi như đảo Điếu Ngư và biển Đông mà điều này tạo nên những phản ứng bất lợi và nguy hiểm.

Hơn nữa, Mỹ sẽ chỉ thiệt hại nếu bị lôi kéo vào tranh chấp trong khu vực CÁ-TBD và đối mặt với tình huống càng xấu và phức tạp. Lịch sử đã chứng minh những cường quốc lớn bị những nước nhỏ dắt mũi vì sự ngạo mạn và định kiến tư tưởng cuối cùng bị thiệt nhiều hơn lợi. Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton, đang đi vòng quanh để kiềm chế Trung Quốc, có thể dễ dàng phù hợp với bậc tiền bối John Foster Dulles. Cả hai đã nỗ lực rất lớn để thúc đẩy lợi ích quốc gia của Mỹ nhưng những hành động của họ chỉ phản tác dụng. Thực tế những gì Mỹ cần nhất không phải là kiềm chế hiếu chiến với Trung Quốc mà cần bình tĩnh và suy nghĩ chiến lược nghiêm túc.

Mạng Global Times ngày 26/7 có bài viết nhan đề “Trung Quốc đứng vững ở Tam Sa”, khẳng định Trung Quốc sẽ không lùi bước trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, bất chấp việc Mỹ, Việt Nam và Philippines đang chỉ trích Trung Quốc về việc thành lập thành phố Tam Sa. Bài báo trích lời Ruan Zongze, Phó Chủ tịch Viện NCQT Trung Quốc cho rằng việc (Mỹ) phê phán Trung Quốc là không thích hợp vì những gì Trung Quốc làm là hợp lý và là bước đi phù hợp trong bối cảnh chính trị Châu Á hiện nay; và Mỹ cần phải xem lại việc can thiệp ngoại giao của mình vào khu vực vì nó đang gửi những tín hiệu sai lệch đến các nước láng giềng của Trung Quốc. Ruan cho rằng tuyên bố của Người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ về Tam Sa đã vi phạm nguyên tắc không theo bên nào trong tranh chấp lãnh thổ của Mỹ và có thể gây tổn hại cho quan hệ Trung - Mỹ. Ji Qiufeng, Giáo sư QHQT tại ĐH Nam Ninh cho rằng Trung Quốc có thể phớt lờ những tuyên bố vô căn cứ như thế này của Mỹ và không cần phải lo ngại việc thành lập Tam Sa có thể dẫn đến sự can thiệp quân sự của Mỹ. Trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông đang gia tăng, Trung Quốc càng cần phải thể hiện sự tự tin trong khả năng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Một học giả khác, Tô Hạo thuộc ĐH Ngoại giao Trung Quốc đánh giá việc thành lập Tam Sa chứng tỏ Trung Quốc sẽ không lùi bước hoặc thỏa hiệp về chủ quyền cho dù đó là Biển Đông hay Điếu Ngư. Theo Tiêu Kiệt, thị trưởng mới của Tam Sa, chính quyền Tam Sa trong thời gian tới sẽ ưu tiên tăng cường tăng lực chấp pháp và bảo vệ ngư dân Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông. Một quan chức Trung Quốc giấu tên cũng cho biết Trung Quốc sẽ thành lập một hạm đội gồm 20 tàu chấp pháp để hoạt động tại Hoàng Sa, cũng như Trung Sa và Trường Sa.

Mạng dân nhân ngày 26/7 đăng bài của tác giả Vương Hiểu Bằng, nghiên cứu viên về vấn đề biên cương thuộc Viện KHXH Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc cần phải “lựa chiêu để xuất chiêu” đối với việc các nước xâm chiếm đảo của Trung Quốc ở Biển Đông. Hiện nay, một số nước như Việt Nam và Philippines đã thực hiện “3 bước” trong việc xâm chiếm các đảo của Trung Quốc ở Biển Đông: Bước thứ nhất là “cướp đảo” được thực hiện vào thập kỷ 60, 70 thế kỷ trước; bước thứ hai là “xâm chiếm biển” được thực hiện vào thập kỷ 80, 90 thế kỷ trước; bước thứ 3 là “củng cố thành quả” đang được các nước này thực hiện. Trước tình hình trên, Trung Quốc cần phải “lựa chiêu để xuất chiêu”, tích cực tìm kế sách để phá vỡ cục diện này.

Thứ nhất, cần kiên trì không dao động đối với lập trường về chủ quyền, tiếp tục thúc đẩy thực hiện “Đại chiến lược quốc phòng biển”, không ngừng tăng cường khả năng tác chiến trên biển và đổ bộ lên đảo, đất liền; kiên trì thực hiện tuần tra thường xuyên ở Biển Đông, sẵn sàng làm tốt công tác chuẩn bị để thu hồi các đảo đang bị chiếm đóng.

Thứ hai, kiên trì phương châm “chủ quyền thuộc ta, gác tranh chấp, cùng khai thác”. Cùng với việc đưa vào sử dụng giàn khoan nước sâu 3000m “981” và tàu lặn sâu 7000m “Giao long”, Trung Quốc cần đẩy mạnh việc tự khai thác tài nguyên ở “Biển Đông”, tạo cơ sở quan trọng để thực hiện “cùng khai thác”.

Thứ ba, kiên trì mục tiêu quản lý thường xuyên, thực hiện tuần tra chấp pháp thường xuyên với tần xuất cao trên toàn bộ khu vực “Biển Đông”, bảo vệ an toàn cho tàu cá và ngư dân Trung Quốc ở “Biển Đông”.

Trung Quốc thời báo ngày 26/7 đăng bài của Tống Yến Huy - Nghiên cứu viên Sở nghiên cứu Âu - Mỹ, Viện nghiên cứu Trung ương Đài Loan (ĐL), nói về những thách thức mà Đài Loan gặp phải trong vấn đề Biển Đông và những biện pháp ứng phó. Nội dung chính như sau:

Tình hình Biển Đôngthay đổi từng giây đã gây ra nhiều thách thức đối với chính sách Biển Đông của ĐL. ĐL muốn ứng phó hữu hiệu với những biến đổi ở Biển Đông thì buộc phải có tư duy sáng tạo hơn, áp dụng những biện pháp tích cực hữu hiệu hơn. Nếu chỉ dựa vào tuyên bố ngoại giao thì chắc chắn không thể khiến các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế coi trọng ĐL. Thái độ bảo thủ tiêu cực sẽ chỉ làm cho ĐL bị đẩy ra ngoài xa hơn trong việc xử lý vấn đề Biển Đông.

Vừa qua, do nội bộ có những bất đồng ý kiến về chủ đề Biển Đông nên Hội nghị NT ASEAN lần đầu tiên trong 45 năm không ra được Thông cáo chung, sau đó nhờ vào ngoại giao con thoi của Indonesia, với 6 nguyên tắc được thông qua về Biển Đông để cứu vãn nguy cơ rạn nứt của ASEAN. Việc này sẽ ảnh hưởng đến đàm phán giữa ASEAN với Trung Quốc về COC, các hạng mục hợp tác thúc đẩy thực thi DOC và những cọ xát qua lại giữa Trung Quốc với Mỹ trong tương lai. ẤĐ, Nhật và EU cũng bắt đầu có dấu hiệu can dự vào vấn đề Biển Đông. Dự đoán, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Lễ kỷ niệm 10 năm đạt được DOC...được tổ chức vào cuối năm nay sẽ có nhiều tiến triển quan trọng, rất đáng quan tâm.

Bài viết phê phán Chính quyền Mã Anh Cửu hành động không đủ mạnh, cho rằng tình hình Biển Đông mang đến nhiều thách thức về chính sách, ví như: làm thế nào để tăng cường chức năng của “Nhóm công tác Biển Đông” do các Bộ ngành cùng đặt ra? Làm thế nào để thúc đẩy Trung Quốc, Mỹ và các nước thành viên ASEAN nghiêm túc suy nghĩ đến tính cần thiết của việc ĐL tham dự vào đối thoại kênh 1 và cơ chế quản lý hợp tác về vấn đề Biển Đông? Làm thế nào thúc đẩy hợp tác kênh 2 giữa các đoàn thể, giới doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu học thuật, tổ chức giáo dục của hai bờ về các vấn đề hai biển (theo cách gọi của ĐL, ý chỉ Biển Đông và Đông Hải (vùng có tranh chấp với Nhật Bản)? Làm thế nào để nói rõ với cộng đồng quốc tế về căn cứ pháp lý, tính chính đáng, tính hợp pháp của đường chữ U do ĐL công bố năm 1947, hàm ý rõ ràng và địa vị pháp lý của vùng nước bên trong đường này ? làm thế nào để xây dựng quần đảo Đông Sa và Trường Sa theo hướng kết hợp bảo vệ môi trường với phát triển bền vững? Làm thế nào để tăng cường khả năng phòng bị của đảo Ba Bình tại Trường Sa, nhanh chóng xây dựng mở rộng đường băng và bến cảng cầu tầu, tăng cường tuần tra phòng vệ Trường Sa?

Tác giả nêu 6 biện pháp nhằm đối phó hữu hiệu với những biến đổi của tình hình Biển Đông: (i) TTh Mã Anh Cửu chọn thời điểm đi thị sát đảo Ba Bình; (ii) Tổ chức trại Hè nghiên cứu Đông Sa, Trường Sa cho các sinh viên quốc tế như Trung Quốc, Mỹ, các nước thành viên ASEAN đã từng du học tại Đài Loan; (iii) Qui hoạch diễn tập trên biển tại một số vùng biển nhất định giữa Nha hải tuần và hải quân về các lĩnh vực nhân đạo, an ninh phi truyền thống như chống khủng bố, tìm kiếm cứu hộ, chống cướp biển; (iv) Bày tỏ mạnh mẽ với Trung Quốc và Mỹ ý nguyện tham gia tiến trình thương lượng hợp tác thực thi DOC, COC; (v) Tổ chức hội thảo học thuật hai bờ về đường chữ U; (vi) Qui hoạch triệu tập hội nghị toàn quốc (ĐL) về Biển Đông.

Nhân dân nhật báo ngày 26/7 đăng bài: “Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN trì hoãn 2 tuần mới đặt dấu chấm hết”, nội dung chính như sau: 12 ngày sau khi diễn ra Hội nghị NT/ASEAN tại Campuchia (CPC), ngày 25/7, Ban Thư ký ASEAN đã tổ chức buổi họp báo tại Jakarta về Hội nghị với sự tham dự của gần 200 phóng viên và đại diện ASEAN. Đây là cuộc họp báo được tổ chức muộn 12 ngày. TTK/ASEAN nói về Hội nghị 12 ngày trước tại CPC rằng “vấn đề Biển Đông là vấn đề được cộng động quốc tế quan tâm nhất”. Tuy nhiên một số sự kiện xảy ra gần đây như vụ Hoàng Nham, tranh chấp dầu khí Trung - Việt đã “cản trở ASEAN đạt được Thông cáo chung tại CPC”, đặc biệt là ý kiến của các nước còn chưa thông nhất tại một số đoạn.

Nguyên tắc 6 điểm không có nội dung mới: Hội nghị NT/ASEAN vừa qua lần đầu tiên không ra được “Thông cáo chung” do bất đồng đối với vấn đề Biển Đông. Sau Hội nghị, với nỗ lực của Ngoại trưởng Indonesia, cuối cùng ASEAN đã ra Tuyên bố vào ngày 20/7 với nguyên tắc 6 điểm về vấn đề Biển Đông. Nguyên tắc này phù hợp với tinh thần DOC. TTK/ASEAN Surin trả lời phỏng vấn Nhân dân nhật báo rằng nguyên tắc 6 điểm này không có ý gì mới.

Từ năm 1992 trở lại đây, các Hội nghị NT/ASEAN đều đề cập đến vấn đề Biển Đông trong “Thông cáo chung”, luôn nhấn mạnh các bên cần tuân thủ DOC. Thông cáo chung năm 2009 chỉ có 2 điều khoản về Biển Đông, nhưng năm 2010 có 4 điều khoản do NT Mỹ tuyên bố Biển Đông liên quan đến lợi ích quốc gia của Mỹ, năm 2011 tăng lên thành 5 điều, thêm 1 điều là: “Chúng tôi đi sâu thảo luận về những diễn biến mới nhất trên vấn đề Biển Đông, bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với các sự việc phát sinh gần đây”, tuy nhiên Thông cáo chung không nêu đích danh bất cứ vụ việc nào.

Cá biệt có nước phá hoại đoàn kết ASEAN: Sở dĩ Hội nghị (HN) lần này không ra được Thông cáo chung là do có nước cá biệt như Philippines muốn đưa vấn đề Hoàng Nham vào Thông cáo, sau khi không thực hiện được mục đích thì ngăn cản việc ra Thông cáo chung.

Thứ trưởng Ngoại giao Philippines ngày 18/7 đăng bài viết trên trang mạng BNG/Philippines, chỉ trích nước chủ tịch CPC từ chối đưa sự kiện Hoàng Nham vào Thông cáo chung. Cùng ngày, Nhật báo phố Wall của Mỹ cho biết Philippines nhận được ủng hộ của không ít thành viên ASEAN, nhưng sự thật nhiều nước không bày tỏ thái độ rõ ràng về việc này. Ngoài ra, Philippines và Mỹ từng muốn vận động một số nước ASEAN ủng hộ có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Tin còn cho biết Philippines và một nước khác tuyên bố nếu không nêu vụ Hoàng Nham họ cũng không cần Thông cáo chung. NT Indonesia cũng cho Reuters biết, dự thảo Thông cáo chung bao gồm 132 đoạn, trong đó 4 đoạn về Biển Đông. Nhật báo JianHua của CPC ngày 21/7 cho biết, NT/CPC Hor Nam Hong nhấn mạnh tại HN chỉ có 2 nước kiên quyết yêu cầu đưa sự kiện Hoàng Nham và “tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế” vào Thông cáo chung. Đây là việc chưa từng xảy ra trong 45 năm qua khi có nước ASEAN bắt chẹt Thông cáo chung của HN. Báo dân tộc TL ngày 25/7 đăng bài của Đại sứ CPC tại TL cho rằng ngoài 2 nước có tranh chấp với Trung Quốc ra, đề xuất không nêu tranh chấp song phương của CPC được tất cả các ngoại trưởng ASEAN chấp nhận.

Mỹ ra sức thúc đẩy vấn đề Biển Đông đa phương hóa: Sau HN Ngoại trưởng ASEAN, quan chức Mỹ bắt đầu thổi phồng “không khí chiến tranh” ở Biển Đông, báo hiệu Mỹ sẽ tập trung đẩy vấn đề Biển Đông quốc tế hóa và đa phương hóa trong thời gian tới.

Báo Sydney của Australia ngày 21/7 dẫn lời Chủ nhiệm các vấn đề châu Á thuộc Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ cho rằng tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc – Philippines tồn tại rủi ro có thể leo thang thành chiến tranh, khiến các nước láng giềng hết sức lo ngại. Thời báo Times của Mỹ cho rằng nếu các tranh chấp gần đây gây ra xung đột đổ máu thì cũng không có gì bất ngờ. Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế ngày 24/7 cảnh báo việc các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông liên tục tăng cường quân sự có khả năng gây ra xung đột.

Tạp chí “Nhà chính trị” của Anh ngày 18/7 đăng bài của NT/Mỹ Hillary cho biết các tranh chấp ở Biển Đông xảy ra gần đây tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp đa phương, cơ chế EAS mang lại cơ hội để giải quyết vấn đề này. Giới phân tích cho rằng Mỹ ra sức thúc đẩy vấn đề Biển Đông đa phương hóa, quốc tế hóa đã tạo ra cái bóng cho đàm phán COC, và Mỹ muốn đóng vai trò là trọng tài của COC.

Liên hợp tảo báo của Singapore ngày 18/7 dẫn bình luận của Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu QHQT của Singapore cho rằng châu Á đã bước sang thời đại mới có sự đấu đá của nước lớn, việc này có liên quan đến sự quay lại của Mỹ, chiến lược tái cân bằng của Mỹ và phản ứng của Trung Quốc đối với chiến lược kiềm chế đó. Việc này đã tác động lên ASEAN, việc Mỹ can dự vào tranh chấp Biển Đông tại ARF 2010 và Trung Quốc từ chối thế lực bên ngoài can thiệp là một ví dụ thực tế.

Nhân dân nhật báo báo viết ngày 26/7/2012 đăng bài bình luận quốc tế: “Trung Quốc có ý chí của mình trên vấn đề Biển Đông” của tác giả Chung Thanh, nội dung như sau:

Ý thức bảo vệ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc không thể bị khiêu khích. Chính sách ngoại giao láng giềng “mục lân, an lân, phú lân” của Trung Quốc cũng không phải là kế sách tạm thời. Đây là 2 nội hàm quan trọng trên con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc. Ngày 24/7, “TP Tam Sa” chính thức được thành lập. Một số nước đã nơm nớp lo sợ, cho rằng việc làm này của Trung Quốc có thể sẽ gây căng thẳng tình hình Biển Đôn”, do đó đã phản đối, nói Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế. Các nghị sĩ Mỹ thậm chí còn chỉ trích việc làm của Trung Quốc là “sự khiêu khích không cần thiết”, “không phù hợp với hình tượng của một nước lớn có trách nhiệm”.

Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở “Biển Đông”, bao gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Sa và vùng biển phụ cận. Việc thành lập “TP Tam Sa” là sự điều chỉnh cơ cấu quản lý hành chính hiện hành của CP/Trung Quốc, hoàn toàn là công việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Việc làm của Trung Quốc không vi phạm nghĩa vụ quốc tế mà Trung Quốc đang gánh vác, cũng không xâm phạm lợi ích của nước khác. Một số nước có quyền gì để chỉ trỏ vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

Bất luận là đối với vấn đề Biển Đông hay vấn đề an ninh Đông Á (ĐÁ) theo nghĩa rộng hơn, Trung Quốc xưa nay chưa từng là người gây ra rắc rối. Đối với vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, Trung Quốc có lập trường nguyên tắc riêng của mình, lập trường đó là rõ ràng và không thể lay chuyển. Trong khi kiên định bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình, Trung Quốc luôn xử lý thỏa đáng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển với các nước láng giềng, kiên trì thông qua đối thoại và đàm phán song phương để giải quyết. Cho dù là vấn đề đảo Hoàng Nham hay đảo Điếu Ngư, Trung Quốc đều nhẫn nhịn và đã thể hiện trách nhiệm cần thiết của một nước lớn nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở ĐÁ.

Cố ý gây ra tình hình căng thẳng ở ĐÁ, giương ngọn cờ “dân chủ”, “nhân quyền” buộc các nước ĐÁ phải đưa ra lựa chọn, cổ súy cho “chủ nghĩa đa phương” trên vấn đề Biển Đông, rêu rao về vấn đề tự do hàng hải ở Biển Đông, có ý đồ mượn vấn đề Biển Đôngđể ép buộc ASEAN, thông qua cái gọi là “quốc hữu hóa” hòng thay đổi sự thực lịch sử đảo Điếu Ngư thuộc Trung Quốc… Chiến lược “quay trở lại CÁ” của Mỹ đã đánh dấu sự chuyển đổi trong lịch sử an ninh ĐÁ. Bởi vì, chiến lược này không những vừa có ý đồ kiềm chế Trung Quốc trỗi dậy, mà còn làm cho một số nước có phán đoán sai lầm về chiến lược. Rốt cuộc ai là người gây ra “khiêu khích không cần thiết”, nước nào là “không phù hợp với hình tượng của một nước lớn có trách nhiệm”, lịch sử sẽ là chân lý. Cho rằng gây ra một số động thái, nói bừa một số câu sẽ làm lay chuyển ý chí của Trung Quốc thì quả là quá ngây thơ, đó chỉ là ý nghĩ chủ quan.

Tân Hoa xã ngày 26/7/2012 đăng bài: “Việc Trung Quốc thành lập TP Tam Sa không liên quan gì đến Mỹ” của Từ Trường Ngân, nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu vấn đề thế giới của Tân Hoa xã, nội dung chính như sau:

Ngày 24/7, Trung Quốc chính thức thành lập “TP Tam Sa”. Đây là một biện pháp quan trọng của CP/Trung Quốc trong việc thực thi chủ quyền, phát triển kinh tế và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Nhưng cùng ngày, NFN của Chình phủ Mỹ đã bày tỏ Mỹ hết sức lo ngại đối với việc Trung Quốc thành lập “TP Tam Sa”; Mỹ phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào ở “Biển Đông”, phản đối việc thông qua phương thức đe dọa quân sự và kinh tế để giải quyết vấn đề tranh chấp “Biển Đông”. Cũng rất ngạc nhiên là, cùng ngày, Ngoại trưởng Nhật đã bày tỏ đảo Điếu Ngư là đối tượng áp dụng của Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Mỹ có thể đơn phương bày tỏ Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật áp dụng cho đảo Điếu Ngư, có thể sử dụng vũ lực để cùng nhau bảo vệ, thể hiện sự uy hiếp quân sự một cách trắng trợn. Vậy Mỹ có tư cách gì để chỉ trích Trung Quốc đã áp dụng hành động đơn phương? Huống hồ, Trung Quốc thực hiện quyền quản lý hành chính trong lãnh thổ của mình, cớ gì liên quan đến Mỹ?

Tháng 6 năm nay, Việt Nam thông qua Luật Biển đưa Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc vào phạm vi quản lý của mình; tháng 4, tàu chiến Philippines quấy nhiễu tàu cá Trung Quốc ở đảo Hoàng Nham. Nhưng Mỹ chưa từng bày tỏ lo ngại đối với các hành động đơn phương của Việt Nam và Philippines, đồng thời hoặc ngấm ngầm hoặc công khai đã bày tỏ ủng hộ 2 nước này. Việc Mỹ can thiệp vào vấn đề Biển Đông và nâng đỡ Việt Nam, Philippines cũng chẳng làm nên trò trống gì. Lãnh thổ của Trung Quốc mãi mãi là của Trung Quốc, một tấc đất cũng không thể để mất. Trung Quốc và các nước ven Biển Đôngcó vấn đề gì, hai bên có thể ngồi với nhau để bàn, không liên quan gì đến bên thứ ba.

Lê Sơn (gt)