(Tân Hoa xã - 15/10) Hội nghị Thường vụ Nhân Đại Trung Quốc. Ngày 15/10, tại Hội nghị Uỷ viên Trưởng Nhân đại (Chủ tịch Quốc hội) lần thứ 90 khoá 11 Nhân Đại toàn Quốc đã quyết định Hội nghị lần thứ 29 Thường vụ Nhân đại Toàn quốc khoá 11 sẽ họp từ 23 - 26/10.

Theo chương trình hội nghị, đáng chú ý sẽ có chương trình thảo luận Báo cáo của về tư cách đại biểu của Đại biểu cá biệt của Uỷ ban Thẩm tra tư cách đại biểu Nhân đại.

Ngày 28/9, Nhân đại Trùng Khánh đã gửi đề nghị lên Uỷ ban Thẩm tra tư cách đại biểu Nhân đại Toàn quốc về việc huỷ tư cách đại biểu của Bạc Hy Lai, Uỷ ban Thẩm tra đã gửi báo cáo lên Ban Thường vụ Nhân đại. Như vậy, Bạc Hy Lai chắc chắn sẽ bị miễn tư cách Đại biểu nhân đại toàn quốc vào ngày 23 - 26/10 tới. Đây là một bước quan trọng để đưa Bạc sang cơ quan tư pháp xử lý.

Nhân dân nhật báo, báo chí Hồng Công - 15/10 Chuyển giao quyền lực Đại Hội 18: Nhân dân nhật báo ngày 15/10 đăng trên trang nhất bài viết với tiêu đề “TBT Hồ Cẩm Đào đưa ra chỉ thị quan trọng yêu cầu: Nỗ lực thúc đẩy thường xuyên và hiệu quả lâu dài hoạt động thi đua - Đ/c Tập Cận Bình cũng đưa ra chỉ thị: Tổ Lãnh đạo hoạt động thi đua Trung ương yêu cầu nỗ lực học tập quán triệt tinh thần phát biểu quan trọng của TBT Hồ Cẩm Đào và lãnh đạo Trung ương”.

Đáng chú ý trong bài viết sử dụng cụm “Chỉ thị của TBT Hồ Cẩm Đào và Đ/c Tập Cận Bình”. Bài viết có đoạn “Để học tập quán triệt chỉ thị quan trọng của TBT Hồ Cẩm Đào và Đ/c Tập Cận Bình, Tổ lãnh đạo hoạt động thi đua Trung ương gần đây đã ra thông báo, yêu cầu các địa phương, các bộ ngành các đơn vị trên cơ sở các thành tích thi đua nổi bật đã giành được, nỗ lực tổng kết kinh nghiệm, củng cố và mở rộng thành quả, xây dựng kiện toàn chế độ, cơ chế, nỗ lực thúc đẩy hoạt động thi đua thường xuyên và hiệu quả lâu dài”.

Từ trước đến nay, Báo Nhân dân nhiều lần đăng bài, tin về hoạt động thi đua chỉ sử dụng “Chỉ thị quan trọng của Hồ Cẩm Đào”, lần gần đây nhất là trong buổi học tập tập thể lần thứ 21 của Bộ Chính trị. Việc đăng tên Tập Cận Bình ngang hàng với Hồ Cẩm Đào trên trang nhất Nhân dân Nhật báo là một dụng ý của ĐCS/TQ cho thấy Tập Cận Bình đang được chuyển giao quyền lực và công tác lãnh đạo một cách toàn diện.

Hoa Nam Buổi sáng - 15/10 “Hy vọng Tập Cận Bình theo đuổi các cải cách táo bạo hơn”: Giới lãnh đạo ĐCS TQ dường như đang hoàn tất giai đoạn chuyển giao quyền lực đầy khó khăn và điều này đã châm ngòi cho nhiều tranh cãi về sự thịnh vượng tương lai của TQ.

Chỉ còn 3 tuần nữa là tới ĐH 18, mở ra việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo một thập kỷ một lần, và ĐCS TQ dường như đang làm việc rất vất vả và mất nhiều thời gian để kiện toàn việc giới thiệu đội ngũ lãnh đạo mới.

Sự không chắc chắn tất yếu về hướng đi thực sự của thế hệ lãnh đạo mới TQ cùng với những suy giảm kinh tế đáng chú ý đã dẫn tới tranh cãi sâu sắc về định hướng phát triển trong tương lai của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

(1) Về định hướng phát triển tương lai Trung Quốc, hiện có hai phe với quan điểm đối lập nhau sâu sắc.

Phe lạc quan tin tưởng rằng:

(i) Kinh tế TQ tiếp tục sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong 20 - 30 năm tới với tốc độ tăng trưởng khoảng 7-8%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng hai con số trong gần 40 năm qua, những vẫn đủ để giúp TQ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

(ii) Bác bỏ những bất ổn chính trị hiện nay và cho rằng suy giảm kinh tế chỉ là tạm thời, đồng thời hy vọng thế hệ lãnh đạo mới tiếp tục con đường cải cách và mở cửa bởi quá độ vẫn đang được diễn ra.

(iii) Việc duy trì một nền kinh tế mạnh là một trong những nguồn lực quan trọng nhất củng cố vị trí hợp pháp của Đảng, cho phép Đảng tiếp tục duy trì quyền lực.

Phe bi quan cho rằng:

- TQ đang bước vào vùng bão trong tương lai. Về chính trị, hiện tượng tham nhũng đã diễn ra sâu sắc trong tận cốt lõi của Đảng, những vụ scandal liên quan tới Bạc Hy Lai và vợ của ông cho thấy những nguy cơ trong đảng đang chuẩn bị bùng nổ ở mức độ cao nhất. Đồng thời, thế hệ lãnh đạo đang phải ứng phó với những bất ổn xã hội lan rộng trong cả nước cũng như chiến tranh ngôn từ bị chủ nghĩa dân tộc kích động liên quan tới những tranh chấp lãnh thổ của TQ với các nước láng giềng.

- Về kinh tế, mô hình tăng trưởng vẫn tiếp tục không cân bằng, không hài hòa và không bền vững. Giới lãnh đạo TQ hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức tương tự như thời lật đổ triều Thanh và thời Quốc Dân Đảng.

Liệu phe lạc quan hay phe bi quan sẽ đúng. Liệu TQ sẽ có nhà lãnh đạo mạnh mẽ hơn mà hiện nay là Phó chủ tịch nước Tập Cận Bình, người sẽ thay CT Hồ Cẩm Đào vào đầu 2013 và liệu TQ có một chính phủ mạnh có thể giải quyết được các thách thức trong thập kỷ tới.

(2) Hiện cũng có hai trường phái đánh giá về khả năng lãnh đạo của Tập Cận Bình

Những người bi quan cho rằng ông Tập không thể thực hiện các cải cách quyết liệt cần thiết để tái cân bằng nền kinh tế và đưa đất nước theo chiều hướng phát triển mạnh mẽ, ít nhất là trong những năm đầu nắm quyền. Điều này một phần bởi vì trưởng thành trong thời kỳ hỗn loạn của cách mạng văn hóa, ông Tập đã có được sự thông thái vượt trội so với thế hệ lãnh đạo hiện nay mà theo đó duy trì ổn định vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa lạc quan lại cho rằng, ông Tập, con trai của nhà lãnh đạo cách mạng, có đủ can đảm để theo đuổi các cải cách kinh tế và chính trị táo bạo hơn và chống tham nhũng.

Thực tế, ông Tập và những người ủng hộ ông đang cố gắng truyền đi thông điệp theo xu hướng này. Thí dụ ông đã gặp con trai của cố lãnh đạo Đảng theo đường lối cải cách Hồ Diệu Bang và thể hiện nhiều tín hiệu về các cải cách mạnh mẽ hơn. Theo đó, nhiều khả năng là các nhà lạc quan sẽ đúng.

Quân đội TQ. Báo Hoa Nam Buổi sáng - 15/10 “Thay đổi lớn trong đội ngũ cấp cao của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sau ĐH Đảng”: Với 7 trong số 10 quan chức cao cấp PLA trong Ủy ban Quân ủy Trung ương (CMC) quá tuổi sẽ phải ra đi, thay đổi lớn trong cấp cao PLA là điều chắc chắn sau ĐH 18.

Trong số những thay đổi có thể, người đứng đầu Bộ Tổng Trang bị, Tướng Chang Wanquan, 63 tuổi và Đô đốc lực lượng hải quân Xu Qiliang, 62 tuổi là những người có triển vọng trở thành Phó Chủ tịch Ủy ban Quân ủy TW và trở thành ủy viên Bộ Chính trị. Mặc dù vậy, Tướng Fan Changlong, Tư lệnh quân khu Nam Kinh cũng có thể trở thành ứng cử viên thách thức đối với ông Chang.

7 trong số 10 quan chức PLA trong Ủy ban Quân ủy TW quá tuổi sẽ chuyển sang các chức vụ khác. Đô đốc hải quân, Tướng Ngô Thắng Lợi, 67 tuổi, có khả năng là người thay thế BTQP Lương Quang Liệt. Nếu ông Fan, không là ủy viên Ủy ban Quân ủy Trung ương, có thể nhảy kép và trở thành một trong những Phó Chủ tịch của Quân ủy Trung ương, thì ông Chang sẽ chắc chắn trở thành BTQP. Ông Chang, Thư ký của Tướng Han Xianchu, Tư lệnh quân khu Lan Châu trong giai đoạn 1973-1980 đã từ lâu được đồn rằng sẽ thay thế Phó chủ tịch CMC - Tướng Guo Boxiong trong sự thay đổi diễn ra một thập kỷ mới có một lần sau ĐH Đảng lần này.

Cả Guo và Chang, đều được xem là những ứng cử viên nặng ký trong cái gọi là lực lượng quân đội Tây Bắc của PLA và cả hai đều làm việc tại quân khu Lan Châu trong hơn 3 thập kỷ qua.

Trong khi đó, ông Chang nhìn chung lại được xem như một đồng minh thân cận của CTN kiêm CT Quân ủy Trung ương Hồ Cẩm Đào.

Mặc dù ông Chang là một trong những thành viên Quân ủy Trung ương cùng với ông Xu và Wu sau ĐH 17 ĐCS TQ năm 2007 nhưng ông Chang vẫn chỉ là một trong bộ ba xuất phát từ một trong 4 tổng cục lớn, một điều kiện ngầm để quan chức quân sự hy vọng trở thành Phó chủ tịch Quân ủy TW.

Với tư cách là Tổng tư lệnh chương trình không gian có người lái của TQ, ông Chang đã tăng vị thế trong tiểu sử khi tuyên bố phóng thành công Thần Châu 9, lần đầu tiên đưa phi hành gia nữ vào không gian. Việc phóng thành công Thần Châu 9 kết nối với Trạm Vũ trụ thiên cung I trong quá trình này đã làm tăng triển vọng của ông Chang trở thành một trong những Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương và bảo đảm vững chắc chiếc ghế của ông trong Bộ Chính trị.

Gần đây cũng có nhiều đồn đoán cho rằng chính ông Fan, 65 tuổi là đối thủ của Chang vào chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương nhưng Chang vẫn có ưu thế hơn và nhiều khả năng hơn bởi ông trẻ hơn và đã từng là ủy viên Quân ủy Trung ương. Theo thông lệ, một trong những quan chức cao cấp PLA có thể trở thành Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương thường là quan chức quân sự như ông Guo, cựu Phó Tổng Tham mưu trưởng PLA hoặc phục vụ trong các đơn vị chức năng khác về vấn đề chính trị như tướng Từ Tài Hậu.

Tuy nhiên, không có ai trong số 3 chính ủy hàng đầu của PLA hiện nay là Tướng Liu Yuan, 61 tuổi của Tổng Cục Trang bị, Tướng Zhang Haiyang, 61 tuổi của Bộ tư lệnh pháo binh số 2 và Tướng Zhang Yang, 61 tuổi thuộc Tư lệnh Quân khu Quảng Châu, đang là Ủy viên Quân ủy Trung ương và vẫn chưa đủ cao cấp để có thể thay Từ Tài Hậu trên cương vị Phó Chủ tịch Quân Ủy. Điều này khiến Xu Qiliang trở thành lựa chọn thích hợp nhất cho vị trí này. Sau khi gia nhập lực lượng không quan vào năm 1996, Xu Qiliang đã trở thành một trong những phi công xuất sắc.

Ông Wu, được xem như một trong những thân tín khác của CT Hồ Cẩm Đào đã được thăng chức Phó Đô Đốc vào 2003, nhiều tháng sau khi 70 thủy thủ của tàu ngầm thế hệ Ming bị thiệt mạng ở biển Bột Hải. Ông đã trở thành tư lệnh hải quân vào năm 2006. Trong khi ông cũng có nhiều khả năng thay thế BTQP Lương Quang Liệt hiện đang 72 tuổi thì Wu trong chừng mực nào đó đã bị lu mờ sau vụ sụp đổ của Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, bởi ông được cho là một trong những người bạn thân nhất với Bạc trong hàng ngũ cấp cao của PLA. Họ cũng được cho là đã thiết lập quan hệ thân thiết từ giữa những năm 1990 khi ông Wu là Chủ tịch Viện Hải quân Đại Liên còn Bạc là thị trưởng Đại Liên.

Những đồn đoán vẫn còn nhiều mâu thuẫn trong vài tháng qua khi vị trí ghế thứ 3 dành cho thành viên PLA trong Bộ Chính trị sắp tới cùng với 2 vị trí Phó Chủ tịch Quân ủy TW. Nếu có thể, Wu sẽ là một lựa chọn dễ dàng vào một trong những chức vụ này nhưng xét về quy định tuổi đối với thành viên BCT là 68 thì ông chỉ có thể phục vụ một nhiệm kỳ 5 năm.

Trong số 7 vị trí còn lại của Ủy ban Quân ủy, ghế thuộc về Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị vẫn còn đấu tranh gay gắt nhất. Zhang Yang được xem như một trong những người đã từng có quan hệ hữu nghị với Bạc trong thời gian dài đã có ảnh hưởng tới triển vọng của Liu và Zhang Haiyang. Tướng Zhang Youxia, 62 tuổi, Tư lệnh quân khu Thẩm Dương, và Tướng Fang Fenghui, 61 tuổi, tư lệnh quân khu Bắc Kinh từ lâu đã được đồn thổi trở thành Tổng Tham mưu trưởng PLA, thay thế Trần Bỉnh Đức, 71 tuổi, người sẽ nghỉ hưu sau ĐH.

Nhờ có quan hệ thân thiết giữa Zhang Zongxun, người cha quá cố của Zhang Youxia với cựu Phó TTg Tập Trọng Huân, cha của PCT Quân ủy TW Tập Cận Bình, tướng Zhang Youxia sẽ có thể có may mắn khi ông Tập trở thành CTN. Theo đó, Zhang sẽ có cơ hội tốt hơn để nắm giữ vị trí đứng đàu trong Bộ Tổng tham mưu. Trong trường hợp đó, ông Fang, một thân tín của Hồ Cẩm Đào sẽ trở thành Tổng cục trưởng Tổng Cục trang bị. Như vậy cả Zhang và Fang sẽ giữ vững được vị trí trong Ủy ban Quân ủy.

Trong ba vị trí khác của Ủy ban Quân ủy có thể được thay bởi ba vị Phó Chủ tịch hiện nay của Bộ Tổng Tham mưu là Tướng Wei Fenghe, 58 tuổi, Tướng Sun Jianguo, 60 tuổi, và Tướng Mã Hiểu Thiên, 63 tuổi. Wei được đồn là trở thành Tổng tư lệnh Lực lượng Pháo binh hai trong khi Sun có thể đứng đầu lực lượng hải quân còn Mã dự kiến sẽ đứng đầu lực lượng không quân sau ĐH.

Lê Sơn (gt)