Nhân dân nhật báo ngày 14/7/2012 đăng bài: “Thất bại của một số nước vẫn còn ở ngay sau đây” của Giả Tú Đông, nghiên cứu viên Viện nghiên cứu vấn đề quốc tế TQ. Nội dung chính như sau:

Các hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa kết thúc, chúng ta đã nhìn thấy ý đồ của VN và PLP trong việc đưa vấn đề tranh chấp biển liên quan đến TQ vào Tuyên bố chung Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN đã bị tẩy chay. Việc PLP muốn thông qua các hội nghị này để lôi kéo ASEAN gây sức ép với TQ và thúc đẩy COC cũng không thực hiện được. VN gần đây liên tục xâm chiếm lợi ích biển của TQ, thậm chí đã thông qua Luật Biển và bị TQ đáp trả bằng “đòn tổng lực”. Tất nhiên còn có cả Nhật Bản. Hai năm gần đây, NB liên tục gây ra sự kiện va chạm tàu, bắt tàu cá và ngư dân TQ ở vùng biển đảo Điếu Ngư, hòng tạo ra sự đã rồi trong việc quản lý thực tế đối với đảo Điếu Ngư.

Đối với vấn đề Biển Đông và đảo Điếu Ngư, TQ luôn chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác”, nhưng VN, PLP, NB luôn bỏ ngoài tai, thực hiện chính sách “anh gác thì gác còn tôi làm cứ làm”, liên tục liều lĩnh làm bừa. Do TQ liên tục bị khiêu khích, nên khó tránh khỏi việc phải đáp trả kiên quyết. Do đó, một số nước có chịu thất bại cũng được, chuẩn bị trả đũa đối với TQ cũng được, nhưng có mấy đạo lý phải nói cho họ rõ:

Thứ nhất, việc PLP và VN có ý đồ ép buộc ASEAN chống lại TQ đã không thực hiện được. Vấn đề Biển Đông không phải là vấn đề giữa TQ và ASEAN, các nước ASEAN không có đòi hỏi chủ quyền hết sức thận trọng đối với việc liên quan đến vấn đề Biển Đông. Ngay cả lập trường của những nước có đòi hỏi chủ quyền nhiều khi cũng có khác biệt với VN và PLP. Qua mấy chục năm phát triển, quan hệ giữa TQ và ASEAN đã gắn chặt đến mức không dễ để cá biệt một số nước làm càn.

Thứ hai, cho rằng dựa vào Mỹ để có thể làm gì thì làm, đó chỉ là ý nghĩ chủ quan. Mặc dù Mỹ có lo ngại về việc TQ trỗi dậy, nhưng trong lòng Mỹ rất hiểu rõ, có một nhóm đàn em giúp Mỹ “cướp chính quyền” là việc rất tốt, nhưng ngược lại muốn ông anh cả Mỹ thường xuyên can thiệp chuyện bất bình thì rõ ràng là không được.

Thứ ba, các chính khách của PLP và NB muốn thông qua việc cứng rắn với TQ để giành phiếu bầu trong nước nhất định sẽ không thể thực hiện được.

Thứ tư, cũng là điểm quan trọng nhất, cho rằng do TQ nhấn mạnh phát triển hòa bình nên đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ sẽ “đánh chuột sợ vỡ bình”, đây là phán đoán sai lầm nguy hiểm nhất. Đối với việc phát triển hòa bình, TQ quyết không thay đổi; đối với việc bảo vệ chủ quyền, TQ cũng kiên định không thay đổi. TQ sẽ không đi chiếm dù là một tấc đất nếu không thuộc của mình, nhưng quyết không cho phép bất cứ nước nào làm tổn hại đến chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển của TQ. 

Nếu một số nước và chính khách của họ phán đoán sai tình hình, làm càn làm quấy, tùy tiện xâm phạm lợi ích cốt lõi của TQ thì sự thấy bại sẽ đợi họ ở ngay sau đây.

Nhân dân Nhật báo ngày 13/7/2012 có bài xã luận về “Tranh chấp biển cản trở Hội nghị ASEAN”. Nội dung chính như sau:

Lãnh đạo các nước ASEAN đang cố gắng đưa ra tuyên bố chung trong diễn đàn hiện tại nhưng tiến triển vẫn rất chậm chạp về vấn đề biển Đông nơi TQ và một vài thành viên khác đang có tranh chấp.

Với sự khuyến khích của Mỹ, các nước ASEAN cũng đang tìm cách bắt đầu quá trình thiết lập COC tại biển Đông và muốn đưa tham chiếu về vấn đề này vào tuyên bố cuối cùng nhưng những khác biệt về ngôn từ đã dẫn tới việc chưa thể hoàn tất được dự thảo cuối cùng.

AFP trích lời một quan chức Mỹ nhận định: “Hầu hết các nước ASEAN đều thừa nhận rằng thể chế hiện đang chịu áp lực rất lớn và nhấn mạnh cần duy trì đoàn kết chống lại nhiều thách thức rất nghiêm trọng mà chủ yếu liên quan tới vấn đề biển Đông”.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại ĐH Nhân dân TQ, ông Shi Yinhong phát biểu với Thời báo Hoàn Cầu rằng các tranh chấp tại biển Đông cần được thảo luận giữa các quốc gia có liên quan chứ không phải tại Thượng đỉnh ASEAN. Không phải tất cả các thành viên ASEAN đều có tranh chấp lãnh thổ với TQ và việc thảo luận vấn đề này tại Hội nghị sẽ tạo ra mâu thuẫn giữa các nước thành viên, khiến các tranh chấp hiện nay càng khó giải quyết hơn.

Ông Zhuang Guotu, trưởng khoa Nghiên cứu Đông Nam Á tại ĐH Hạ Môn nhận định với Hoàn Cầu rằng TQ có mọi quyền để bác bỏ COC mới nếu COC được xây dựng theo cách mà PLP mong muốn. Văn bản của PLP rõ ràng là vi phạm DOC đạt được năm 2002, theo đó không một quốc gia bên ngoài khu vực nào được phép tham gia giám sát.a

Chuyên gia Shi cho biết TQ đang đối mặt với nhiều khó khăn ngoại giao liên quan tới giải quyết tranh chấp tại biển Đông bởi TQ luôn kiên trì tạm gác tranh chấp và giải quyết tranh chấp hòa bình, điều luôn đi ngược lại với lợi ích của Mỹ. TQ hiện cũng gặp phải khó khăn trong các hành động để không biến toàn bộ khu vực Đông Nam Á chống lại chính TQ.

Ngày 12/7/2012, bên lề diễn đàn năng lượng tại Manila, Thứ trưởng Năng lượng PLP James Layug tuyên bố PLP sẽ đấu thầu các hợp đồng khai thác dầu khí tại biển Đông. Tất cả dự trữ tại khu vực này thuộc chủ quyền PLP. PLP sẽ chỉ mở thầu đối với các khu vực trong đặc quyền kinh tế của PLP.

  Ông Zhuang nhận định “PLP đang cố thu hút nhiều sự chú ý nhất có thể, nhưng chừng nào mà TQ còn hành động tuân thủ hiệp ước kỳ năm 2002 và cam kết thực hiện hiệp định năm 2011 thì TQ không có lý do gì để lo lắng”.

Mạng “Tinh đảo Hoàn cầu” ngày 13/7/2012 đưa tin về Hội nghị ARF diễn ra ngày 12/7/2012 tại Phnompenh, Campuchia: Tin cho biết, tại hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ Hillary đã phát biểu về vấn đề Biển Đông, trong đó yêu cầu Trung Quốc sớm đồng ý triển khai thảo luận với các nước ASEAN về việc xây dựng “Quy tắc ứng xử các bên trên Biển Đông” (COC), nhằm tránh xảy ra tranh chấp.

Bà Hillary nhấn mạnh, các bên liên quan cần tuân thủ Công ước Luật biển của LHQ; Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì phản bác cho rằng, Trung Quốc luôn hành động dựa trên luật pháp quốc tế và nguồn gốc lịch sử. 

Trước đó, tại Hội nghị quan chức cao cấp SOM diễn ra ngày 8/7, ASEAN đã đạt được nhận thức chung với Trung Quốc về việc triển khai xây dựng COC, theo đó, các bên đồng ý về nguyên tắc sẽ bắt đầu khởi động thảo luận nội dung COC trong tháng 9/2012, bộ quy tắc này sẽ mang tính rằng buộc pháp lý cao hơn đối với hoạt động của các bên tại Biển Đông. Các bên dự kiến sẽ cố gắng đạt được thỏa thuận chính thức tại hội nghị Ngoại trưởng mở rộng ngày 11/7.

Tuy nhiên, tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ngày 11/7, phía Trung Quốc đã bất ngờ thay đổi thái độ, không chấp nhận việc đưa ra một thỏa thuận chính thức, việc này đã tạo ra tâm lý hết sức thất vọng trong các nước ASEAN.

TQ Nhật báo ngày 13/7/2012 có bài “TQ kêu gọi Mỹ tôn trọng lợi ích của TQ tại châu Á - TBD”. Nội dung chính như sau:

Tại cuộc gặp NT Mỹ Hillary Clinton bên lề Hội nghị ASEAN tại Campuchia, BTNG TQ Dương Khiết Trì cho biết:

(1) TQ hy vọng Mỹ sẽ tôn trọng lợi ích và những quan ngại của TQ và các nước khác tại châu Á – TBD. Khu vực này là nơi lợi ích Mỹ - Trung đan xen nhất và là nơi hai nước có va chạm thường xuyên nhất.

(2) Mỹ và TQ cần thiết lập mô hình trao đổi tại châu Á – TBD mà cả hai bên hợp tác cùng thắng.

Reuters đã trích lời BTNG Dương Khiết Trì cho biết: “Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Washington để mở rộng nền tảng chung hai nước, tôn trọng lẫn nhau, giải quyết các khác biệt hợp lý về những vấn đề nhạy cảm và thúc đẩy quan hệ phát triển”.

NT Mỹ Clinton cho biết: Mỹ cam kết phát triển quan hệ tích cực, hợp tác và toàn diện với TQ và quan hệ Trung – Mỹ là rất quan trọng. Mỹ không có tranh chấp lãnh thổ tại khu vực và sẽ không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp biên giới trên biển. Mỹ có lợi ích trong tự do hàng hải, duy trì hòa bình, ổn định, tôn trọng luật quốc tế và thương mại theo pháp luật, không bị cản trở tại biển Đông.

Trước cuộc gặp BTTQ Dương Khiết Trì, NT Clinton đã cho biết Mỹ - Trung không chỉ “có thể” mà “sẽ hợp tác cùng nhau tại châu Á”.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng TQ đã luôn nhắc lại tuyên bố các nước đều được hưởng tự do hàng hải đầy đủ tại biển Đông.

Chuyên gia Fan Jishe, chuyên nghiên cứu về Mỹ tại Viện Khoa học Xã hội cho rằng TQ chưa bao giờ cản trở tự do hàng hải tại biển Đông, nơi có số lượng lớn tàu bè qua lại hàng ngày. Vấn đề tự do hàng hải đang là cái cớ cho một số nước chống TQ. Phát biểu của bà Clinton lần này ít sắc mạnh hơn để tránh căng thẳng và nhằm phục vụ lợi ích của cả hai nước. Trong khi đó hầu hết các nước ASEAN không có tranh chấp biển với TQ lại hăng hái muốn giảm căng thẳng tại khu vực và đều muốn hợp tác cùng có lợi với TQ.

Ông Shen Yamei, nhà nghiên cứu Mỹ tại Viện Nghiên cứu Quốc tế TQ nhận định cách nói của Bà Clinton mà nhấn mạnh tới sự sẵn sàng hợp tác là phù hợp với quan điểm trung lập của Washington đối với tranh chấp biển giữa TQ và một số đồng minh Đông Nam Á của Mỹ. Mỹ không muốn quan hệ và hợp tác Mỹ - Trung bị ảnh hưởng bởi tuyên bố chủ quyền tranh cãi giữa PLP và TQ tại biển Đông.

Tạp chí giám sát khoa học Thiên Chúa giáo ngày 11/7/2012 đã nhận định chuyến thăm của NT Mỹ Clinton tới các nước châu Á trái ngược hẳn với thông điệp mà bà mang tới Đông Nam Á. Chuyến thăm của bà được cho là ít mang sứ mệnh thương mại và kinh doanh hơn là cơ hội để cho TQ phải chú ý rằng Mỹ sẽ đối trọng với TQ tại biển Đông.

AFP đưa tin ngày 11/7/2012 các nước ASEAN đã bị chia rẽ về cách thức làm thế nào giải quyết tranh chấp gần đây với Bắc Kinh khi mà PLP đang đi đầu thúc đẩy mạnh mẽ một ASEAN đoàn kết để đề xuất với TQ về COC đối với vấn đề biển Đông.

Theo tờ báo Dân tộc tại Băng Cốc, BNG Thái Lan cho biết TL sẽ không cho phép tranh chấp biển Đông phá hủy quan hệ giữa TQ và ASEAN./.

Lê Sơn (gt)