“Mỹ một lần nữa lại lộ rõ ý đồ đục nước béo cò” (Nhân dân nhật báo - 4/8): Ngày 3/8, Quyền Phó NFN/BNG Mỹ Patrick Ventrell đã ra tuyên bố về vấn đề Biển Đông.

Thủ đoạn nham hiểm. Thủ đoạn của Mỹ trong quá trình điều chỉnh chiến lược CÁ - TBD là gây chia rẽ, đục nước béo cò. Ngay tại cuộc họp báo thường kỳ của CP Mỹ ngày 24/7, NFN của CP Mỹ đã bày tỏ quan tâm đến tình hình Biển Đông, đổ trách nhiệm cho TQ làm cho tình hình căng thẳng trong khu vực leo thang. Đằng sau việc làm đó khó có thể che đậy được sự giả dối, hoang đường và nham hiểm. Xem xét tình hình Biển Đông leo thang trong những năm gần đây, không khó để phát hiện ra rằng ngay từ đầu đã có bóng dáng của Mỹ “quạt gió thổi lửa”. Mỹ liên tục có các động thái gây mâu thuẫn trong vấn đề Biển Đông là nhằm đáp ứng nhu cầu chiến lược của Mỹ. Đây là âm mưu của Mỹ mà người sáng mắt nào cũng có thể nhìn thấy. Mỹ luôn tỏ vẻ là “Chúa cứu thế” đóng vai trò hòa giải, nhưng thực ra là liên tục xát muối vào vết thương.

Tự mâu thuẫn với chính mình. Trong Tuyên bố mới nhất này, Mỹ lại ra vẻ đường hoàng bày tỏ “Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, cũng không có tham vọng về lãnh thổ; Mỹ tin rằng các nước trong khu vực cần thông qua hợp tác và nỗ lực ngoại giao để giải quyết bất đồng, chứ không nên bức ép, dọa nạt, uy hiếp và sử dụng vũ lực”. Nhưng việc Mỹ luôn quy trách nhiệm cho TQ làm cho tình hình Biển Đông căng thẳng không phải là thiên vị thì là cái gì? không phải là dọa nạt, uy hiếp thì là gì?

TQ đã từng bày tỏ, việc thành lập “thành phố Tam Sa” là sự điều chỉnh cơ cấu quản lý hành chính hiện hành của CP/TQ, là công việc trong phạm vi chủ quyền của TQ. Giải phóng quân TQ căn cứ theo quy định liên quan đã thành lập cơ quan quân sự ở “thành phố Tam Sa”, đây là sự sắp xếp bình thường. Giới hạn cuối cùng của những việc làm này là, TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và vùng biển phụ cận, việc TQ thành lập các cơ cấu tương ứng trên lãnh thổ của mình là công việc nội bộ của TQ, không liên quan đến các nước khác.

Cái gọi là vấn đề Biển Đông, cốt lõi của nó là tranh chấp chủ quyền đối với một bộ phận đảo, đá thuộc quần đảo Trường Sa  và tranh chấp về phân định một số vùng biển ở Biển Đông  giữa các nước liên quan. TQ mong muốn cùng ASEAN phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị trên các mặt bao gồm cả quan hệ an ninh quốc phòng, cùng thúc đẩy khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng. TQ luôn nói như vậy và cũng luôn làm như vậy. Đối với vấn đề phải trái đã rõ ràng như vậy, điều TQ cần là hợp tác ngoại giao chân thành, chứ không phải ý đồ đục nước béo cò.

* Chuyên mục “Tâm điểm hôm nay” kênh CCTV4 Đài Truyền hình Trung ương TQ ngày 4/8 phát chương trình bình luận về việc Mỹ ra tuyên bố về Biển Đông. Viện trưởng Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế TQ Khúc Tinh và Phó Giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược Đại học Quốc phòng TQ Mạnh Tường Thanh là khách mời của chương trình, có một số phát biểu như sau:

Việc Mỹ cho rằng TQ thành lập “thành phố Tam Sa” gây căng thẳng tình hình khu vực cho thấy thái độ không công bằng của Mỹ, vì trước đó Mỹ không hề lên tiếng về các hành động khiêu khích của PLP và VN (cử tàu chiến quấy nhiễu ngư dân TQ tại Scaborough; thông qua luật Biển đưa Hoàng Sa và Trường Sa vào lãnh thổ của VN).

Có thể khái quát hành động của Mỹ là “giả dối” và “thâm hiểm”; từ các hành động thực tế của Mỹ có thể thấy thái độ của Mỹ không phải là trung lập. Mỹ đã hỗ trợ, tăng cường sức mạnh của quân đội PLP. Cuộc khủng hoảng lần này là do các nước nhỏ VN, PLP đầu têu, Mỹ khuấy động và cũng là một trong những kẻ đầu sỏ.

Giao thiệp của TQ với Đại biện Mỹ chắc chắn sẽ tới được cấp cao nhất của Mỹ. Mục đích của Mỹ trong việc tuyên bố ủng hộ ASEAN, bao gồm xây dựng COC là nhằm đơn phương gây sức ép lên TQ. Tại Hội nghị BTNG/ASEAN, VN và PLP liên tục gây chuyện đòi đưa tranh chấp vào Tuyên bố chung nhưng không thành công.

Không loại trừ khả năng sau khi lệnh cấm đánh cá kết thúc sẽ xảy ra các sự kiện tương tự như Scarborough với PLP và VN. Trong bối cảnh các nước không chấp nhận đàm phán mà muốn lôi kéo nước ngoài khu vực vào tranh chấp thì có khả năng xảy ra xung đột mới giữa các tàu cá. Việc TQ thành lập “thành phố Tam Sa” trong bối cảnh này có lợi cho bảo vệ chủ quyền của TQ ở Biển Đông.

TQ hết sức kiềm chế trong những năm qua không phải là trong tay TQ không có con bài nào, TQ có rất nhiều biện pháp kể cả biện pháp quân sự. Nhưng nếu các nước nhỏ tiếp tục đánh giá sai thái độ của TQ, cho rằng TQ mềm yếu để bắt nạt thì chỉ có thể tự vác đá đập chân mình.

VN có nhiều biện pháp lôi kéo các nước Nhật, Ấn, Nga, Mỹ…; VN muốn lợi dụng sự cân bằng trong quan hệ giữa Mỹ và Nga để đối phó với TQ, nhưng có một điểm cần phải nhớ là quan hệ Trung - Nga hiện nay không giống như quan hệ Trung - Xô của những năm 70, do vậy VN không thể có sự ủng hộ thật sự của Nga. Quan hệ Việt - Mỹ cũng không tốt hơn quan hệ Trung - Mỹ, việc lôi kéo Mỹ có khả năng sẽ biến VN trở thành con bài trong tay Mỹ. Vịnh Cam Ranh của VN đang là cô gái đẹp nhưng không biết gả cho ai, VN không muốn nhường hết cho Mỹ hay Nga mà lợi dụng con bài này một cách tối đa, lúc này cho Nga vào, lúc kia cho Mỹ vào để VN được lợi nhất, từ đó gây sức ép với TQ.

“Mỹ có thể làm sóng gió Biển Đông nổi lên được bao nhiêu” (Thời báo Kinh Hoa - 5/8): Mỹ đột ngột lên tiếng, TQ tất nhiêu không thể nghe mà bỏ qua, nhưng cũng không nên quá để tâm. Việc Mỹ đột ngột lên tiếng là nhằm giữ độ nóng cho vấn đề Biển Đông, thông qua việc liên tục khuấy động vấn đề Biển Đông để đục nước béo cò. Vấn đề Biển Đông trở nên phức tạp là do số ít các nước như VN và PLP gây nên, nhưng Mỹ cũng khó trốn tránh trách nhiệm. Rõ ràng, Mỹ thực hiện điều chỉnh chiến lược CÁ - TBD đã đặt ĐNÁ vào vị trí quan trọng của quan trọng, coi vấn đề Biển Đông là điểm tựa, lấy cái gọi là tự do hàng hải làm điểm thâm nhập, muốn đóng đinh vào giữa TQ và ASEAN, gây tổn thất cho TQ, từ đó nhằm giành giật lợi ích chiến lược, nâng cao ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực.

Mỹ đột ngột lên tiếng là một việc hết sức xấu. Do VN và PLP có ý đồ dựa vào sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ để tăng thêm “cân nặng” cho họ trên vấn đề Biển Đông, tuyên bố của Mỹ đã tìm thấy nơi tiêu thụ ở một số nước ASEAN, phát đi tín hiệu sai lầm nghiêm trọng cho các nước này, từ đó trợ giúp cho họ tranh chấp với TQ trên vấn đề Biển Đông. Điều này có thể sẽ làm cho vấn đề Biển Đông phức tạp hơn.

Việc Mỹ đột ngột lên tiếng chưa hẳn là một việc xấu. Mỹ một lần nữa đã bộc lộ rõ tính 2 mặt trong chính sách đối với TQ, một lần nữa nhắc nhở TQ rằng: đối với vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của TQ và vấn đề chủ quyền các đảo, đá ở Biển Đông cũng như vấn đề quyền lợi biển, TQ không thể giải quyết tranh chấp trên cơ sở mong muốn tốt đẹp của mình, việc giải quyết vấn đề Biển Đông cuối cùng sẽ phải dựa vào thực lực, ý chí, trí tuệ và lòng kiên nhẫn của TQ. Đối với vấn đề Biển Đông, cho dù là VN, PLP hay siêu cường Mỹ nói gì, làm gì, TQ cần phải luôn kiên định đi theo con đường của mình, chủ quyền và lợi ích cần bảo vệ thì phải không hề do dự đi bảo vệ; nếu cần đối thoại và hợp tác thì cũng không nên từ bỏ bất cứ cơ hội nào.

Thời báo hoàn cầu và tờ Tin tức tham khảo ngày 3/8 dẫn nguồn từ một số báo của Hồng Kông và nước ngoài cho rằng, Trung Quốc đang đẩy mạnh đi xuống Biển Đông bằng việc đưa 9.000 tàu cá xuống khu vực này để thực hiện “sứ mệnh nguy hiểm”.

Báo “Hoa Nam buổi sáng” của Hồng Kông dẫn bình luận của giới phân tích cho rằng, việc tàu cá TQ xuống Biển Đông với quy mô lớn là một bước đi nữa của TQ nhằm tăng cường đòi hỏi chủ quyền đối với vùng biển tranh chấp và rất có thể sẽ làm cho tình hình căng thẳng thêm. Chuyên gia về luật biển của ĐL Phó Côn Thành cho rằng, một cuộc tranh chấp mới về lãnh thổ và nghề cá có thể sẽ lại xảy ra, nhưng Bắc Kinh vẫn ở thế có lợi nhất. Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu học thuật quân sự hải quân TQ Lý Kiệt cho rằng, tiếp theo việc hải quân TQ bắt đầu thực hiện tuần tra quân sự định kỳ ở Biển Đông, việc đưa tàu cá xuống Biển Đông là nhằm thể hiện chủ trương chủ quyền trên biển của TQ. TQ hiện đã quyết định thay đổi chính sách bị động trước đây và chuyển sang áp dụng các biện pháp chủ động và tích cực hơn, bao gồm cả việc đẩy mạnh khai thác tài nguyên nghề cá ở Biển Đông. Ông Phó Côn Thành cũng cho rằng, việc khuyến khích ngư dân đóng tàu lớn đi ra biển xa đánh bắt sẽ có rủi ro, vì những đội tàu này phải đến vùng biển tranh chấp đánh bắt và tất nhiên sẽ chọc tức VN, PLP. Những nước này chắc chắn sẽ áp dụng biện pháp đáp trả, từ đó gây ra tranh chấp nhiều hơn.

Hãng tin Yonhap của HQ cho rằng, gần 10.000 tàu cá của TQ chuẩn bị dồn xuống Biển Đông đánh bắt cá rất có thể sẽ châm ngòi cho một “cuộc chiến về nghề cá” giữa TQ với VN và PLP. “Chiến lược biển người trên biển” này đã được TQ sử dụng trong tranh chấp đảo Scarborough. TQ đã sử dụng hơn 100 tàu cá để thực hiện phong tỏa đối với tàu cá của PLP. Việc TQ đưa tàu cá quy mô lớn xuống Biển Đông là nhằm ngăn chặn VN và PLP đánh bắt cá ở khu vực này.

Tổng hợp