Chậm rãi và đau đớn là tình cảnh hiện nay trong đàm phán giữa Hy lạp và khu vực đồng tiền chung châu Âu, tất yếu sẽ đem đến kết cục khó tránh khỏi. Trong hơn 100 ngày, kể từ khi lên cầm quyền Thủ tướng Alexis Tsipras và các nỗ lực của ông để đàm phán lại các điều khoản của gói cứu trợ vẫn chưa đạt được các tiến bộ đáng kể. Cuộc thương thuyết hiện thời vẫn tiếp tục bế tắc.

Vấn đề cơ bản là ở chỗ Chính phủ của đảng Syriza đã đưa ra quá nhiều cam kết với các cử tri Hy lạp, trong lúc các đồng minh châu Âu chưa sẵn sàng dốc hầu bao để tài trợ cho các cam kết đó, và thậm chí cho đến giờ EU vẫn chưa có ý định thực hiện nó trước khi quốc gia này triển khai thực hiện tiếp phần lớn các chương trình cải cách như đã thỏa thuận trước đó.

Ban đầu, nhà lãnh đạo tối cao Syriza đã tỏ ra quá dũng cảm với các bước đi rất thực tế trong việc đương đầu với sự cần thiết cho việc thanh toán các khoản nợ đến hạn của FMI, quỹ hưu trí và tiền lương cho các viên chức nhà nước, cùng lúc đó, hệ thống ngân hàng Hy Lạp cũng gặp phải nhiều khó khăn chồng chất trong việc thanh toán lại tiền cho người gửi, làm cho các tài khoản trong ngân hàng cạn kiệt. Lúc này, chỉ có các khoản vay của ngân hàng trung ương châu Âu mới giúp duy trì được cho hệ thống tài chính, ngân hàng Hy Lạp khỏi sụp đỗ.

Một số nguồn cho vay ở các nước như Đức chỉ chấp nhận giải ngân các khoản vay cho Hy Lạp khi nước này thực hiện thắt chặt tài chính và tài khóa. Nhưng việc này dường như đối với Chính phủ Syriza tỏ ra còn xa vời dẫn tới làm trầm trọng thêm vấn đề.

Trọng tâm chính hiện nay mà Hy Lạp cần phải tiến hành ngay là việc phải thực hiện được một số cải cách bên cạnh việc cơ cấu lại sản xuất quốc gia mà các Chính phủ kế tiếp luôn muốn tránh. Cụ thể Hy Lạp cần phải xây dựng được một hệ thống thu thuế tốt hơn nhiều so với mức hiện nay để bù vào các yếu kém trong quản lý công và thực thi các chính sách tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững trong tương lai. Đã cho thấy có một số tiến bộ trong các năm 2013 và 2014, nhưng các nhóm lợi ích đã cản trở các thay đổi thực sự.

Thế nhưng, hiện vẫn còn một số người thuộc giới chóp bu trong Syriza vẫn tin rằng đối với phần còn lại của khu vực Euro,tuy vẫn còn lưỡng lự, nhưng gói cho vay đã được đặt lên bàn để sẵn sàng chuyển giao. Đó cũng là một tính toán sai lầm. Hy Lạp chỉ là phần nhỏ của liên minh EU và ban lãnh đạo của cộng đồng này đã có nhiều thay đổi kể từ năm 2009, họ đã cứng rắn hơn. Mặt khác nhiều nước trong phần còn lại của khu vực Euro tỏ ra có thiện cảm với người Hy lạp, nhưng trong suy nghĩ, họ vẫn so sánh và hướng về các quốc gia khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hoặc Italia. Các nước này rõ ràng đã lựa chọn thực hiện các cải cách, giúp họ thoát ra khỏi suy thoái và từng bước có tăng trưởng. Ngược lại, sự thiếu vắng các nhạy cảm chính trị cần thiết của giới lãnh đạo Hy Lạp đã được nêu trong diễn văn hùng hồn của Bộ trưởng bộ Tài chính Varoufakis gần đây.

Thời gian không còn nhiều và tất cả các nguồn lực cũng như nguồn vốn ngắn hạn trong ngân khố nhà nước đang cạn kiệt. Do vậy, một thỏa thuận trong các ngày tới với người Hy Lạp để họ chấp nhận một cách rộng rãi các liều thuốc đắng là điều hết sức cần thiết. Có thể điều này sẽ làm thay đổi một phần hạn chế của sự nới lỏng liên quan đến các khoản nợ kể cả việc kéo dài thời hạn trả nợ. Trường hợp ngược lại, tức là không đạt được thỏa thuận sẽ là một thảm họa cho người Hy Lạp. Riêng đối với phần còn lại của Euro, sự việc này chỉ gây cho họ một chút khó chịu. Các nhà lãnh đạo Hy Lạp ý thức được điều này, và họ biết rằng thỏa thuận có thể gây ra sự chia rẽ trong nội bộ Syriza, nhưng đó chỉ là một phần của cái giá mà đảng này phải trả để giữ ổn định đất nước.

Giáo sư Lain Begg trường đại học kinh tế Londo. Bài viết được đăng trên El Mercurio, Chile.

Tuấn Đinh (gt)