ChinaMakeWaves.jpg 

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 17 (năm 2014), Thủ Tướng Trung Quốc đã công bố cách tiếp cận hai kênh, trong đó, các tranh chấp sẽ được giải quyết bởi các nước trực tiếp liên quan thông qua tham vấn và đàm phán dựa trên các cứ liệu lịch sử, luật pháp quốc tế và DOC, đồng thời ASEAN và Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông thông quan triển khai DOC và tham vấn COC. Cách tiếp cận này của Trung Quốc nhằm loại bỏ một cách hữu hiệu phương thức sử dụng tòa trọng tài của bên thứ ba hay phân xử trong giải quyết các yêu sách chủ quyền.

Chiến lược này làm gia tăng khuynh hướng ly tâm trong ASEAN về vấn đề Biển Đông. Những nước có yêu sách chủ quyền, Philippines và Việt Nam, đã khẳng định lập trường nhất quán đối với Trung Quốc và chống lại những hành động của nước này nhằm thiết lập quyền kiểm soát trên thực tế. Malaysia và Brunei nhìn chung thờ ơ với sự hiện diện ngày càng tăng của hải quân, tàu tuần duyên, tàu bảo vệ đánh cá của Trung Quốc trong vùng biển của các nước này (mặc dù Malaysia đã khẳng định quan điểm rõ ràng tại các cuộc họp với Trung Quốc trong những tháng trước đó). Indonesia công khai tuyên bố không có vùng chồng lấn với Trung Quốc, mặc cho thực tế Trung Quốc vẫn sử dụng các tàu tuần tra ở các vùng biển thuộc chủ quyền của Indonesia ở phía bắc quân đảo Natuna. Singapore không phải là nước yêu sách chủ quyền và đóng vai trò bên trung gian, nhưng lại đẩy khá mạnh việc thiết lập một khuôn khổ nhằm tạo điều kiện cho việc giải quyết các tranh chấp. Campuchia thì bày tỏ cảm thông trước những nỗ lực của Trung Quốc trong việc giảm nhiệt vấn đề, ngăn chặn việc đề cập vấn đề tranh chấp Biển Đông trong tuyên bố chung khi nước này tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vào tháng 7/2012, dẫn đến việc lần đầu tiên ASEAN không thể ra được một bản Thông cáo chung. Trong các cuộc thảo luận nội bộ ASEAN sau đó, Campuchia tiếp tục có quan điểm ủng hộ Trung Quốc về vấn đề này. Thái Lan, Lào và Myanmar coi các nỗ lực của ASEAN trong giải quyết các tranh chấp là một sự gián đoạn làm suy yếu những nỗ lực xây dựng lợi ích chung giữa Trung Quốc và ASEAN, đặc biệt về hợp tác kinh tế và các vấn đề phát triển. Đoàn kết của ASEAN về vấn đề Biển Đông vì thế trở nên mong manh. Lợi ích của Trung Quốc sẽ được bảo vệ trong khi rạn nứt trong ASEAN ngày càng mở rộng. Điều này dẫn đến sự thay đổi thái độ của một số nước ASEAN đối với Mỹ, vốn được xem là sức mạnh duy nhất có khả năng cân bằng Trung Quốc. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Philippines đã xích lại gần hơn với Mỹ.

Mặt khác, Trung Quốc cũng thúc đẩy nhiều đề xuất hợp tác kinh tế. Cùng với đề xuất thiết lập Hai con đường Tơ lụa trên Bộ và trên Biển của thế kỷ 21 nhằm nối CÁ với CÂ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng CÁ (AIIB) với vốn đăng ký 100 tỷ USD.

Đề xuất về hai con đường tơ lụa cho thấy tính liên tục trong chiến lược của Trung Quốc, cũng như những thay đổi đối với những nguy cơ mới. Trung Quốc có lịch sử tập trung về phía tây hướng tới Trung Á, nơi nguồn gốc của các mối đe dọa trên đất liền đối với chế độ Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày nay các nguy cơ chính về phía tây nằm ở các phẩn tử ly khai người Duy Ngô Nhĩ và yêu cầu đòi quyền độc lập ở Tây Tạng của nhóm phần tử này. Các mối đe dọa này chủ yếu nằm trong nước và có thể ngăn chặn được. Vấn đề lớn hơn là với ảnh hưởng ngày càng tăng, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nhận ra rằng sức mạnh duy nhất với khả năng đe dọa lợi ích của Trung Quốc chỉ có thể là Mỹ, siêu cường duy nhất, và mạng lưới quan hệ liên minh của Mỹ. Điều này đã dẫn đến một sự “tái cân bằng” của Trung Quốc nghiêng về phía đông, hướng về Thái Bình Dương.

Trong thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ tăng cường năng lực hải quân và không quân đồng thời đặt trọng tâm lớn hơn trong việc xây dựng các quan hệ kinh tế và chính trị chặt chẽ với các nước ven biển trong dải Con đường tơ lụa trên biển. Tuy nhiên, việc xử lý các tranh chấp trên biển của Trung Quốc có thể làm suy yếu liên minh chính trị và quan hệ đối tác mà Trung Quốc muốn thúc đẩy với các quốc gia trong khu vực.

Theo “RSIS

Hương Trà (gt)