Khi ông Hun Sen bắt đầu bài phát biểu của mình, dường như không có dấu hiệu nào cho một tràng đả kích bất ngờ sau đó. Ông bắt đầu bằng cách lịch sự cảm ơn Indonesia tổ chức diễn đàn và đưa ra một danh sách ngắn gọn và khá dễ dự đoán về những ưu tiên của khu vực.

Điểm thứ 3 trong phát biểu của ông Hunsen về hội nhập khu vực. Ông ca ngợi RCEP, một khu vực tự do thương mại gồm 10 nước ASEAN và các quốc gia có hiệp định tự do thương mại hiện hành với khối ASEAN, bao gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Ông Hunsen cũng không quên nhắc lại RCEP sẽ chiếm khoảng một nửa dân số thế giới và 30% GDP toàn cầu và RCEP đã được ký tắt tại Campuchia năm 2012. Ông tin rằng RCEP sẽ cung cấp "cơ hội đầu tư" và quảng bá nhiều hoạt động kinh tế, thương mại.

Tuy nhiên, sau đó ông bắt đầu chỉ trích TPP, hiệp định đối tác kinh tế do Hoa Kỳ dẫn đầu bao gồm 12 quốc gia, 4 trong số đó là thành viên ASEAN là Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam. TPP và RCEP không nên mâu thuẫn với nhau mà nên bổ sung cho nhau. Tại sao TPP lại bỏ lại một nửa ASEAN (đúng hơn là 6 nước) đứng ngoài hiệp định này?

"Chúng ta nên xem lại một lần nữa. Tại sao TPP không bao gồm 10 thành viên ASEAN. Mục đích, ý định thực sự của việc thiết lập Hiệp ước Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương bao gồm 1 nửa ASEAN và để lại 1 nửa ASEAN bên ngoài nó là gì? Đó là một điểm tôi muốn Diễn đàn Kinh tế thế giới về châu Á - Thái Bình Dương xem xét và tranh luận."

Chỉ trích của Hun Sen là khó hiểu và dễ gây hiểu lầm và có lẽ duy nhất ông Hunsen là người duy nhất có quan điểm như vậy bởi:

Thứ nhất, so sánh RCEP và TPP không phải việc hữu ích. RCEP về cơ bản là một hiệp định tích hợp các FTA hiện có giữa ASEAN với các đối tác cá nhân của mình, trong khi TPP là nỗ lực của Hoa Kỳ và các nước đối tác để tạo ra một khu vực hợp tác mới với tiêu chuẩn cao hơn nhiều.

Thứ hai, TPP không cố ý loại trừ các nước cụ thể như gợi ý gây nhầm lẫn này, có thể là các nước thành viên còn lại của ASEAN và Trung Quốc. Thay vào đó, các nước này đều không có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn cao của thỏa thuận hiện nay, và vì vậy họ không thể tham gia vào thời điểm này. Các quan chức Hoa Kỳ đã nhiều lần nói rõ, các quốc gia khác nhau được chào đón tham gia TPP khi họ đã sẵn sàng để làm điều này. Đó là một phần nỗ lực của Washington để định hình các quy tắc trong khu vực và khuyến khích một cuộc chạy đua vào khối chứ không phải mở ào ạt.

Thứ ba, quan điểm của ông Hun Sen cho rằng Hoa Kỳ đang "chia rẽ" ASEAN bằng cách nào đó là khá lạc hậu. Ngay từ giai đoạn đầu đàm phán TPP, Washington đã giành thời gian đáng kể để cố gắng đảm bảo rằng hiệp định này sẽ tham gia vào phần còn lại của ASEAN, đáp ứng mối quan tâm của các nước này.

Sáng kiến kinh tế Hoa Kỳ - ASEAN mở rộng (E3) được đưa ra năm 2013 là một nỗ lực theo hướng này. Những sáng kiến này không có hạn chế nào, chính xác là Washington không tìm cách để chia rẽ ASEAN thông qua việc thúc đẩy TPP như ông Hun Sen nói.

Theo The Diplomat

Trần Quang (gt)