Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV), Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) trân trọng thông báo về Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 9 với chủ đề: “Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực”. Hội thảo được tổ chức trong hai ngày 27-28 tháng 11 năm 2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Mục tiêu: Hội thảo Quốc tế lần thứ 9 về Biển Đông được tổ chức nhằm tạo ra một cơ hội đặc biệt cho các đại biểu Việt Nam và quốc tế đánh giá tình hình trên Biển Đông từ nhiều góc độ, xem xét và thảo luận các biện pháp duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực và thúc đẩy hợp tác. (Vui lòng xem file Chương trình đính kèm để biết thêm chi tiết).

Người tham gia: Giống như các Hội thảo Quốc tế về Biển Đông trước đó, năm nay chúng tôi mời đến hội thảo khoảng 25-30 các chuyên gia, học giả trình bày các bài tham luận, và khoảng 200-250 quan chức cấp cao, nhà quản lý kinh doanh, chuyên gia, học giả và nhà ngoại giao tham gia vào cuộc thảo luận.

Phí tham dự: 200 USD

Phí đăng ký tham gia bao gồm các khoản chi cho buổi tiệc chào mừng, bữa trưa, nghỉ giữa giờ và các tài liệu cho hội thảo. Những người tham gia sẽ tự lo các khoản chi phí đi lại và ăn ở.

Booklet của Hội thảo (Tiếng Anh, bao gồm Chương trình, Danh sách Đại biểu, Tiểu sử Diễn giả, Tóm tắt Tham luận) xem tại đây

Chương trình chi tiết (Dự kiến):

 

Phiên họp

Diễn giả

Bài phát biểu chính

Thẩm phán Vladimir Vladimirovich Golitsyn, Chánh án Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) (nhiệm kỳ 2014-2017)

PHIÊN 1: Đánh giá diễn biến trên Biển Đông

GS. Brahma Chellaney, Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, Ấn Độ

GS. Do Ký (You Ji), Chủ nhiệm Khoa Quản lý Nhà nước, Đại học Macau, Trung Quốc

TS. Euan Graham, Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế, Viện Lowy, Australia

 

TS. Aries A. Arugay, Phó Giáo sư, Khoa Chính trị học, Đại học Philippines

 

GS. Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

PHIÊN 2: Quan hệ quốc tế và trật tự dựa trên pháp lý trên Biển Đông

GS. Thời Ân Hoằng (Shi Yinhong), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ, Đại học Nhân dân Trung Quốc

 

Bà Colin Willett, Nguyên Phó Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ

 

Ông Hideshi Tokuchi, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia, Nhật Bản

 

 Bà Theresa Fallon, Thành viên của Hội đồng Hợp tác An ninh Châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP-EU)
   

PHIÊN 3: Cân bằng quân sự và bán quân sự ở Biển Đông

TS. Fu-Kuo Liu, Nghiên cứu viên Cao cấp, Viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc lập Chính trị, Đài Loan

GS. Carl Thayer, Đại học New South Wales tại Học viện Quân đội Úc, Úc

Ông Lyle J. Morris, Chuyên viên phân tích chính sách cao cấp, Viện Nghiên cứu RAND, Mỹ

Ông Đỗ Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dữ liệu, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao

PHIÊN 4: Các hoạt động trên biển: Nguồn gốc của xung đột hay lĩnh vực để hợp tác

GS. Trương Nhân Bình (Zhang Renping), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công ước Hàng hải Quốc tế, Đại học Hàng hải Đại Liên, Trung Quốc

 

Bà Shafiah F. Muhibat, Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Indonesia/Chương trình An ninh Biển, Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore

Đại tá Martin A. Sebastian RMN, Giám đốc Trung tâm An ninh Hàng hải và Ngoại giao, Viện Biển Malaysia (MIMA)

PHIÊN 5: Các khía cạnh pháp lý trên Biển Đông

GS. Geneviève Bastid Burdeau, Giáo sư Luật quốc tế, Trường Luật Sorbonne (Đại học Paris I); Thành viên Viện Luật Quốc tế

 

PGS. TS Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Viện trưởng, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam

 

TS. Kim Wonhee, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Biển Hàn Quốc, Hàn Quốc

 

GS. Jay Batongbacal, Giám đốc, Viện Các Vấn đề Biển và Luật Biển, Đại học Philippines

PHIÊN 6: Các sáng kiến thúc đẩy phát triển bền vững và hợp tác

Bà Trần Thần Thần (Chen Chenchen), Phó Viện trưởng Trung tâm Nghiên cứu Vĩ mô, Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương, Đại học Nhân dân Trung Quốc

 

Bà Joanna Mossop, Giảng viên chính, Khoa Luật, Đại học Victoria của Wellington, New Zealand

 

GS. David M. Ong, Giáo sư Nghiên cứu Luật Quốc tế và Môi trường, Trường Luật Nottingham, Đại học Nottingham Trent, Anh

 

Thiếu tá Nguyễn Khắc Vượt, Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam

PHIÊN 7: Bộ Quy tắc Ứng xử (COC): Nội dung và tiến trình

GS. Robert Beckman, Giám đốc Chương trình Luật và Chính sách Đại dương, Trung tâm Luật Quốc tế (CIL), Đại học Quốc gia Singapore (NUS)

 

GS. Trương Nhân Bình (Zhang Renping), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công ước Biển Quốc tế, Đại học Hàng hải Đại Liên, Trung Quốc

Đại tá Martin A. Sebastian RMN, Chuyên viên Cao cấp/Giám đốc, Trung tâm An ninh và Ngoại giao Biển, Viện Biển Malaysia (MIMA), Malaysia

GS. Jay Batongbacal, Giám đốc, Viện Biển và Luật biển, Đại học Philippines

Bà Shafiah F. Muhibat, Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Indonesia/Chương trình An ninh Biển, Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore

TS. Trần Trường Thủy, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông, Việt Nam

 

Thông tin đăng ký: Nếu quý vị quan tâm và mong muốn tham gia hội thảo, vui lòng điền vào biểu mẫu đăng ký đính kèm thông báo này và gửi các giấy tờ liên quan theo hướng dẫn của biểu mẫu với người đại diện liên lạc của phía chúng tôi (Chị Ngô Hương – SĐT: (+8424) 62763138, (+84) 942326968; Email huongngothu2010@gmail.com) để nhận hỗ trợ hậu cần, hạn chót liên lạc là ngày 10/11/2017.

Hoặc quý vị có thể truy cập http://tinyURL.com/SCSC9-RegistrationForm để đăng ký online (Registration Form)

Để tải Thông báo đầy đủ, vui lòng truy cập http://fess.vn/assets/uploads/files/HTBD9_Thong_bao_October_25.pdf

Để tải Chương trình hội thảo, vui lòng truy cập http://fess.vn/assets/uploads/files/HTBD9_Chuong_trinh_October_25.pdf  

Theo Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông