Dương Nghị cho rằng, hàng loạt các hoạt động diễn tập của hải quân Trung Quốc gần đây thể hiện yêu cầu xây dựng hải quân và yêu cầu trong chiến lược phòng ngự biển gần của hải quân Trung Quốc, kiên trì lấy tin học hóa làm phương hướng phát triển và trọng điểm chiến lược để hiện đại hóa hải quân Trung Quốc, cố gắng xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh. Hải quân Trung Quốc những năm gần đây đang đẩy mạnh huấn luyện tác chiến liên hợp nhất thể hóa trên biển, tăng cường khả năng tác chiến tổng hợp thực hiện chiến dịch trên vùng biển gần.

Lần diễn tập này được tiến hành trên vùng biển quốc tế, ở đó có thể tiến hành mọi hoạt động như qua lại, cung cấp năng lượng và các hoạt động quân sự của hải quân các nước. Phản ứng của Nhật Bản lần này là quá mức. Vấn đề là, tại sao hải quân Mỹ đi khắp các đại dương, Nhật Bản lại không lên tiếng, nhưng khi tàu của Trung Quốc vừa đi ra ngoài Nhật lại lên tiếng. Hải quân Trung Quốc ra đó không phải để thách thức, để xâm lược và cũng không nhằm gây sức ép về quân sự, mà chỉ để thực hiện huấn luyện thông thường.

Ngoài ra, việc Trung Quốc tiến hành diễn tập quân sự tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp cũng làm kinh động đến Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc cần phải thể hiện thế hiên ngang ở Nam Hải (Biển Đông), vì đây thuộc vùng biển do Trung Quốc quản lý và hoạt động trên biển cũng là bình thường. VN quan tâm như vậy là không cần thiết và cũng không có căn cứ. Trung Quốc cũng cần coi trọng sự quan tâm của các nước, cần giải thích với các nước này, tuyên truyền chính sách mục lân, an lân, phú lân của Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc cần làm gì cũng nên làm, nếu thu chân bó tay sẽ càng làm cho vấn đề an ninh của Trung Quốc ở vào thế khó khăn hơn.