Mỹ đã nói và đi đôi với làm. Tổng Thống Mỹ Obama đã tự gọi mình là Tổng thống Thái Bình Dương kể từ khi ông nhậm chức và Mỹ sẽ là quốc gia thường trực tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nguyên nhân chính của kịch bản này là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực kinh tế năng động nhất thế giới và Mỹ cần có phần trong sự tăng trưởng kinh tế tại khu vực. 10 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ đều nằm ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và khó có thể hình dung Mỹ có thể đạt được mục tiêu tham vọng về chương trình tăng gấp đôi lượng xuất khẩu nếu không tham gia vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Một nhân tố quan trọng khác là cơ chế chín muồi vẫn chưa được thiết lập tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Mỹ cố gắng sử dụng lợi thế so sánh để định hình và xây dựng những thỏa thuận mang tính thể chế có lợi cho Mỹ. Mỹ không chỉ tiếp tục xây dựng các cơ chế an ninh truyền thống mà còn kiểm soát đàm phán hiệp định chất lượng cao TPP trong đó tuyên bố xây dựng khu vực mậu dịch tự do thế hệ mới ở cấp độ cao hơn. Với sự vận động của Mỹ, Nhật Bản đã tuyên bố tham gia đàm phán TPP trong khi đó FTA Mỹ - Hàn Quốc cũng đã được quốc hội Mỹ thông qua sau nhiều năm trì hoãn. Điều này không chỉ góp phần giúp Mỹ sửa chữa lại những khiếm khuyết kinh tế tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mà còn khiến các kế hoạch kinh tế thương mại chiến lược của Mỹ tại khu vực mang tính năng động hơn.

Thực tế việc xây dựng cơ chế hiện nay tại Châu Á – Thái Bình Dương lại bị rơi ở ngã ba đường và vai trò của Trung Quốc và Mỹ là vô cùng quan trọng, vì mang tính quyết định liệu tương lai của Châu Á – Thái Bình Dương sẽ là chia rẽ hay là một khối hoàn toàn. Cũng cần lưu ý rằng ý tưởng Châu Á – Thái Bình Dương phiên bản Mỹ không hoàn toàn thoát khỏi mô tuýp ý tưởng chiến tranh Lạnh, mà theo đó hệ thống Đại Tây Dương đã làm châu Âu chia rẽ. Liệu lịch sử có lặp lại vào thời điểm mà Ngoại Trưởng Hillary Clinton cho biết Mỹ cũng muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các cường quốc đang nổi trong đó có Trung Quốc và mở rộng đầu tư tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Điều này cho thấy Mỹ đã nhận thức được Mỹ phải xem xét và thích ứng với tình hình mới tại Châu Á – Thái Bình Dương. Nhìn chung, chiến lược Thái Bình Dương mới của Mỹ sẽ bị hạn chế bởi nhiều nhân tố trong và bên ngoài và triển vọng vẫn chưa rõ ràng. Do đó, Trung Quốc cũng cần có kế hoạch Châu Á – Thái Bình Dương của Trung Quốc mà xây dựng một Châu Á – Thái Bình Dương hoàn toàn mở dựa trên cơ sở cùng có lợi. Thế kỷ Thái Bình Dương là thuộc về tất cả các nước hai bờ Thái Bình Dương.

Theo Peopledaily (20/12)

Vũ Hiền (gt)