Viên chỉ huy hải quân Trung Quốc, Wu Shengli từng tuyên bố sẽ không chịu bó tay nếu có một tiếng súng: “Nếu Nhật Bản bắn phát súng đầu tiên thì sẽ không có cơ hội để bắn lần thứ hai”. Quân đội Nhật Bản, trong khi đó, đang tiến hành các cuộc diễn tập quân sự để chuẩn bị cho cái mà họ lo ngại là Trung Quốc có thể xâm chiếm những đá trơ trọi, gọi là quần đảo Senkaku theo tiếng gọi của người Nhật, hiện đang quản lý chúng. Cả hai nước đã và đang nghiên cứu Chiến dịch Falklands. Một người Trung Quốc tham dự tại Davos đã tiết lộ rằng, hải quân Trung Quốc sẽ tiến hành “một cuộc tấn công mổ xẻ” cắm lá cờ đỏ Trung Quốc lên mảnh đất không có người ở và vô giá trị chiến lược.

Trong khi ở châu Âu, người ta đang phiền muộn về Ucraina, về Iran và những bi kịch đang tụ hội tại Trung Đông, một cuộc chiến tranh lạnh đang chuyển thành nóng ở châu Á. Cuộc khủng hoảng đang nhen nhóm này có tiềm năng làm đảo lộn cả thế giới. Làm thế nào để chúng ta có thể kiềm chế Trung Quốc? Một Trung Quốc mạnh có thể cùng tồn tại với một Nhật Bản mạnh? Đối mặt với lựa chọn hoặc kiềm chế Trung Quốc hoặc từ bỏ các cam kết quốc phòng với Nhật Bản, Mỹ sẽ nhảy theo điệu nào?

Khi căng thẳng gia tăng, các nhà bình luận đưa ra tấm gương về Thế chiến thứ nhất, mà nó đã được phân tích quá kỹ để đánh giá đó là một cuộc chiến tranh mang dấu ấn thế kỷ. Thực sự đã có những điểm tương đồng: Trung Quốc, như nước Đức, đang nổi lên như là một quốc gia thiếu kiên nhẫn với một ngân sách quốc phòng ngày một gia tăng. Mỹ, như Anh cách đây 100 năm, là một siêu cường đang trong thế suy giảm. Nhật Bản, giống như Pháp năm 1914, phụ thuộc vào an ninh với quyền lực suy giảm. Chủ nghĩa quốc gia cạnh tranh, lúc này lúc khác, có thể châm ngòi cho một cuộc chiến.

Bất kỳ cuộc xung đột trong tương lai diễn ra sẽ khác so với Đại chiến, hệ thống đồng minh đã thay đổi và sự phụ thuộc lẫn nhau của nền kinh tế thế giới cũng thay đổi. Tuy nhiên, chắc chắn là cuộc chiến tranh ở châu Á sẽ không chỉ xẩy ra ở châu Á. Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản là ba trên nền kinh tế toàn cầu và một cuộc đụng độ sẽ làm tan nát thị trường. Châu Âu lần này có thể không kết thúc trong các chiến hào, nhưng họ sẽ xếp hàng đợi trợ cấp thất nghiệp. Không nghi ngờ gì, TTg Nhật Bản Shinzo Abe đã được mọi người chăm chú lắng nghe tại Davos khi ông so sánh cạnh tranh Trung - Nhật với cuộc đấu tranh Anh - Đức vào đầu thế kỷ 20.

Thực ra, Trung Quốc chắc chắn không phải trên con đường tiến tới một cuộc chiến tranh. Hơn thế nữa, Trung Quốc đã đánh hơi những gì nước này tin là sức mạnh Mỹ đang bị phân hủy ở nước ngoài và đang muốn thách thức chiến lược “xoay trục” hướng Á của Tổng Thống Barack Obama. Nhấn mạnh vào châu Á liệu có làm cho Mỹ trở thành một người bạn hay kẻ thù của Trung Quốc?

Điều cơ bản là mối quan hệ giữa Washington và Tokyo. Thật dễ hiểu, Trung Quốc muốn biết vị trí của mình. Rốt cục, hiệp ước an ninh Mỹ - Israel một thời nay dường như tỏ ra rất lung lay. Phương Tây dường như đang từ bỏ Ucraina cho Nga. Kiên nhẫn để không phải tiêu thụ về mặt chính trị cho việc đối đầu quân sự tại Syria, Mỹ đang làm cho kẻ thù của họ, Tổng Thống Bashar al-Assad, tự mãn tại chỗ. Việc tìm lối thoát khỏi cuộc chiến Afghanistan, vật lộn với Quốc hội trong nước: ai có thể đổ lỗi cho Bắc Kinh về việc nghi ngờ độ tin cậy đảm bảo của Mỹ đối với Nhật Bản?

Nếu như Mỹ muốn thách thức Trung Quốc ở châu Á, thì Mỹ cũng không đủ lực đè bẹp Bắc Kinh và Mỹ cũng phải có ý chí chiến lược thống trị Thái Bình Dương. Trung Quốc đang tuốt gươm ra khỏi vỏ, mà Trung Quốc gọi là Đao, nhưng họ mới chỉ rút nửa chừng. Dường như Trung Quốc đang quan tâm chủ yếu đến việc đo lường vị thế của mình trong một thế giới đổi thay. Nước này đang tự hỏi tại sao một Trung Quốc hiện đại lại không được phép trở thành một siêu cường khu vực. Quyền gì mà Mỹ cố cản trở các tham vọng của Trung Quốc khi liên kết với Nhật Bản? Khi Nhật Bản xâm lược năm 1894, Trung Quốc đã bị chấn thương nặng nề về tâm lý. 60 năm sau, năm 1954, Trung Quốc đã có thể đấu súng với Mỹ trong cuộc chiến Triều Tiên. Giờ thì lại 60 năm nữa đã đến, Trung Quốc đang chuẩn bị cho một thời điểm xác định. Đó là việc kiểm soát lưu không vùng Hoa Đông, về việc thiết lập các khuôn khổ cạnh tranh tương lai với Mỹ ở châu Á.

Câu hỏi hiện nay làm thế nào Trung Quốc có thể thực hiện điều này mà không cần tiếng súng hay một vụ va chạm máy bay trong không phận tranh chấp. Mỹ thực sự không có sự lựa chọn nào khác đó là: phải ủng hộ Nhật Bản, phải tăng cường sự hiện diện ở Biển Hoa Đông và Biển Hoa Nam để ngăn chặn sự bắt nạt của Trung Quốc. Đồng thời phương Tây nên thuyết phục Bắc Kinh nhận trách nhiệm lớn hơn trên toàn cầu để phù hợp với tầm kinh tế của mình. Việc đầu tiên trên Chương trình nghị sự là phải làm việc với Trung Quốc để có vai trò với Bắc Triều Tiên và nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un. Nếu lời lẽ được kiềm chế, nếu các biện pháp nhạy cảm, chẳng hạn như thiết lập đường dây nóng Tokyo - Bắc Kinh được thông qua, có thể tránh một cuộc chiến tranh tại Phương Đông. Tuy vậy, nếu ông Kim tiếp tục thử nghiệm vũ khí hạt nhân, thì tất cả mọi tính toán đều chấm dứt./.

Theo “The Australian” (ngày 30/1)

Hương Trà (gt)