Các cuộc họp của ASEAN tại Myanmar tuần trước đã bị chi phối bởi tranh chấp Biển Đông, khiến cho quan hệ ASEAN-Trung Quốc căng thẳng nghiêm trọng.

Các bên tranh chấp đưa ra một cuộc chiến tranh ngôn từ trong một loạt các hành động khiêu khích mới ở Biển Đông. Như dự kiến, Philippines đã sử dụng diễn đàn ASEAN để vận động cho “kế hoạch hành động ba cấp” để giải quyết vấn đề này, cho rằng kế hoạch có thể giúp giảm bớt căng thẳng. Các đề xuất bao gồm cả việc sử dụng trọng tài Liên Hợp Quốc nhằm chấm dứt tranh chấp lãnh thổ.

Như dự kiến, Trung Quốc ngay lập tức bác bỏ đề xuất này trong khi các thành viên ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình đang xấu đi. Tuy nhiên, tin tức khá tốt nổi lên từ các cuộc họp Bộ trưởng ASEAN-Trung Quốc khi Bộ trưởng Ngoại giao các bên đã nhất trí đẩy nhanh các cuộc đàm phán đi đến dự thảo bộ quy tắc ứng xử (COC) có liên quan đến Biển Đông. Trong các cuộc đàm phán, Thái Lan đang đóng một vai trò quan trọng. Là điều phối viên quốc gia của quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Thái Lan chịu trách nhiệm cho tất cả các vấn đề liên quan đến quan hệ của khu vực với Trung Quốc, bao gồm COC.

Trách nhiệm này sẽ kết thúc vào tháng 7 tới khi Thái Lan hoàn tất nhiệm kỳ ba năm điều phối viên. Mặc dù ASEAN và Trung Quốc đã thông qua Tuyên bố năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông, ASEAN khẳng định khi sự cần thiết của một bộ quy tắc có tính ràng buộc pháp lý nhằm quản lý hiệu quả xung đột, nhưng tiến độ rất chậm. Một thỏa thuận nghi thức chỉ là một con hổ không răng.

Biển Đông là một vấn đề an ninh nghiêm trọng cần phải được giải quyết để tránh đối đầu thêm nữa. Bế tắc gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam  trong tháng 5/2014 đã cho thấy những rủi ro đang trở nên thực tế hơn. 

Thái Lan có thể đóng góp cho ASEAN như thế nào trước khi kết thúc nhiệm kỳ? 

Mặc dù Thái Lan đang dưới sự điều hành của một chính quyền quân sự, sự thay đổi này sẽ không ảnh hưởng đến vai trò điều phối viên do mối quan hệ tốt của Thái Lan với Trung Quốc và sự hiểu biết của Thái Lan đối với các thành viên ASEAN khác.

Tuy nhiên, thời gian không còn nhiều, và Thái Lan cần phải có hành động để khẳng định vai trò của mình trong ASEAN và lấy lại niềm tin của cộng đồng quốc tế. 

Thái Lan sẽ tổ chức cuộc họp giữa các quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc để soạn thảo COC ở Biển Đông trong tháng 10/2014. Bí Thư thường trực Bộ Ngoại giao Sihasak Phuangketkoew hy vọng sẽ sự tiến bộ vững chắc trong cuộc họp này.

Thật vậy, việc soạn thảo COC phải bắt đầu ngay, mặc dù có những lo ngại cho rằng nó có thể mất hơn một thập kỷ để hoàn tất. Thái Lan phải đối mặt với một thách thức lớn trong việc đưa tất cả các bên liên quan đến bàn soạn thảo. Bốn quốc gia yêu sách trong ASEAN - Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam - vẫn khẳng định quyền sở hữu của họ. Đặc biệt Manila và Việt Nam không ngần ngại bảo vệ chủ quyền. Trung Quốc cũng không ngại đối đầu. BTNG/Trung Quốc Vương Nghị nói về các mối quan hệ toàn diện với ASEAN “Trung Quốc sẵn sàng lắng nghe những đề xuất của tất cả các bên, nhưng những đề xuất phải rõ ràng, khách quan và mang tính xây dựng”. Nhưng Thái Lan thực sự có các yếu tố thuận lợi. Mối quan hệ giữa Thái Lan và Trung Quốc hiện đang ở giai đoạn tốt, đặc biệt kể từ cuộc đảo chính quân sự Thái Lan đã nhận được sự hỗ trợ của cường quốc Châu Á này trong khi nhận được chỉ trích từ phương Tây.

Nhìn chung Thái Lan cũng có quan hệ tốt với các nước ASEAN, đó là điều quan trọng để xây dựng lòng tin. Do đó, Thái Lan có thể sử dụng sức mạnh ngoại giao của mình để giảm bớt căng thẳng trong khu vực bằng cách đưa Trung Quốc và các quốc gia yêu sách đến bàn soạn thảo COC. Đó là một thách thức lớn. Nhưng thành công sẽ khôi phục vị thế ngoại giao của Thái Lan trong cộng đồng quốc tế.

Theo Bangkok Post

Văn Cường (gt)