Cuộc phỏng vấn của New York Times với Gáo sư Lâm Hòa Lập, Đại học Trung văn Hồng Công-tác giả cuốn sách Chính trị Trung Quốc thời đại Tập Cận Bình: phục hưng, cải cách hay là thụt lùi” sẽ giải thích phần nào câu hỏi này.

Hỏi: Ông đã từng nghiên cứu về các lãnh đạo chủ chốt của Trung Quốc trong hơn 30 năm qua, vậy Tập Cận Bình có đặc điểm khác biệt nào?

Trả lời: Tập Cận Bình khác với các lãnh đạo trước đó. Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đảo cơ bản là tiếp nối các chỉ thị của Đặng Tiểu Bình, không chỉ cải cách kinh tế mà còn ít nhiều cải cách về mặt chế độ. Mặc dù Đặng Tiểu Bình không nhất trí với kiểu cải cách của Phương Tây nhưng ông ây đã từng có những thay đổi quan trọng về mặt chế độ, nhằm ngăn ngừa chính trị độc tài kiểu Mao Trạch Đông và Cách mạng văn hóa lại tái diễn. Do đó, ông ấy đã thúc đẩy chế độ lãnh đạo tập thể, Đặng Tiểu Bình không hy vọng xuất hiện hiện tượng sùng bái cá nhân. Trong khi đó, hầu hết các chủ trương của Tập Cận Bình lại ngược với Đặng. Tập không phải là người thứ nhất trong danh sách Thường vụ Bộ Chính trị mà là người nắm quyền lực. Rõ ràng Tập Cận Bình đã vượt trên 6 Ủy viên Thường vụ còn lại, đặc biệt là Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Hỏi: Có quan điểm cho rằng Tấp Cận Bình tập trung quyền lực để thúc đẩy cải cách, nhận định này có lý hay không?

Trả lời: Cách lý giải này là của cái gọi là lý luận của chủ nghĩa quyền lực mới, tức là đối với đất nước mà tình hình phức tạp như Trung Quốc thì người thống trị cần phải nắm trong tay quyền lực gần như tuyệt đối. Tập Cận Bình từng phát biểu rằng, những cải cách dể dàng thì đều đã làm rồi, những cái còn lại để dành cho ông ấy chỉ toàn là những vấn đề nan giải liên quan đến việc đánh vào đặc quyền của các nhóm lợi ích trong đảng, do đó ông ấy cần phải có quyền lực đặc biệt lớn để thúc đẩy cải cách.

Tuy nhiên, trong cuốn sách của tôi đặt ra câu hỏi tại sao những cải cách mang tính kết cấu triệt để vẫn chưa được tiến hành. Tôi cho rằng Tập Cận Bình tập trung quyền lực có 2 lý do: (i) Nhằm bảo đảm sự cầm quyền lâu dài của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông ấy muốn bảo đảm rằng không ai có thể thách thức vị trí lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản; (ii) Nhằm đảm bảo trong đảng chỉ có một phái lớn duy nhất đó là phái Tập Cận Bình.

Hỏi: Ông nhìn nhận thế nào về phong trào chống tham nhũng?

Trả lời: Tập Cận Bình đã hoạch định và thực hiện phong trào chống tham nhũng triệt để nhất, hiệu quả nhất trong mấy chục năm qua. Tổng số quan chức cấp cao và những người bị bắt giờ còn nhiều hơn cả thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào cộng lại. Tuy nhiên, nếu nhìn vào quan chức ở tầng cao nhất, ví dụ như cán bộ cấp Bộ Chính trị, đặc biệt là phe thái tử đảng thì những người ngã ngựa không nhiều. Tập Cân Bình đã theo chính sách kinh điển của Mao, sử dụng chống tham nhũng làm vũ khí tấn công đối thủ trong đảng.

Đem so sánh việc khoa chiêng múa trống của phong trào chống tham nhũng với thời kỳ mà Tập “thấp giọng” khi làm lãnh đạo địa phương trước kia, ta thấy có sự tương phản.

Tập Cận Bình công tác ở Phúc Kiến 15 năm, làm đến chức Tỉnh trưởng, năm 2002 được điều sang nơi khác. 15 năm ở Phúc Kiến khá mờ nhạt, không có đặc sắc cải cách gì rõ rệt, cũng chưa có việc gì đáng chú ý. Sau khi sang Chiết Giang, có xuất sắc hơn đôi chút. Nhưng nếu đem so sánh với những người “cao giọng” như Bí thư Quảng Đông Uông Dương, thì Tập bị cho là quá cẩn trọng. Tập Cận Bình giấu để màu sắc cải cách của mình không quá nổi trội.

Hỏi: Vậy tại sao Tập Cận Bình lại đột ngột thay đổi như vậy?

Trả lời: Tại Trung Quốc, đối với một ngôi sao từ từ vươn lên, điều bất lợi nhất là bị người ta cho là có dã tâm, muốn tranh giành để vươn lên.

Một mặt khác có thể là do từ kinh nghiệm của người cha-ông Tập Trọng Huân. Tập Trọng Huân là người đại diện cho phe tự do, từng chịu sự đối xử hà khắc của Mao. Tập Cận Bình có thể coi Tập Trọng Huân là kinh nghiệm phản diện của mình, người cha tài hoa oai phong, trượng nghĩa trực ngôn, theo phái tự do đã bị Mao hãm hại.

Năm 2007, cơ hội của Tập đã đến, Tập nhận được sự ủng hộ của Giang và Tăng. Giang không đồng ý việc Hồ Cẩm Đào ủng hộ Lý Khắc Cường làm Tổng Bí thư tiếp theo, muốn do người khác làm. Do đó Giang đã chọn Tập Cận Bình vì cho rằng dễ thao túng Tập. Đây có thể coi là sai lầm lớn nhất của Giang. Sau khi lên năm quyền, Tập Cận Bình đã lập tức tấn công lại Giang và phe phái của Giang.

Hỏi: Sau khi lên nắm quyền, chính sách Tập Cận Bình chịu ảnh hưởng từ đâu?

Trả lời: Tập Cận Bình càng giống Mao Trạch Đông hơn, chứ không phải Đặng Tiểu Bình. Mao Trạch Đông là một người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Tập Cận Bình cũng vậy. Nhưng lại có một nguyên nhân càng thực dụng hơn với hai phương thức để đạt được tính hợp pháp cho Đảng Cộng sản: Tăng trưởng kinh tế và chủ nghĩa dân tộc. Trong bối cảnh tăng trưởng GDP đang có chiều hướng chậm lại chỉ còn chủ nghĩa dân tộc mà thôi.

Hỏi: Điều này có ảnh hưởng gì đối với chính sách ngoại giao?

Trả lời: “Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình tập trung ở mục tiêu “hai một trăm năm”. Một là, đến năm 2021 là một trăm năm Đảng Cộng sảnTrung Quốc thành lập. Tập Cận Bình hy vọng đến lúc đó, Trung Quốc có thể trở thành “xã hội khá giả”. Hai là, đến năm 2049 khi nước Trung Quốc thành lập 100 năm, Trung Quốc sẽ thu hẹp khoảng cách về kinh tế và quân sự với Mỹ.

Hỏi: Ông có cho rằng điều này cũng đồng nghĩa với việc cục diện căng thẳng mà chúng ta đang thấy ở Biển Đông sẽ trở thành điều bình thường?

Trả lời: Tập Cận Bình có thể đã đi hơi quá, biểu hiện hơi mạo hiểm, đặc biệt là trong vấn đề với Nhật Bản và Mỹ. Một ví dụ rõ ràng là hoạt động lấn biển tôn tạo đảo tại một số đảo nhỏ ở Biển Đông. Điều này làm sâu sắc thêm ấn tượng bất an của các nước đối với Trung Quốc. “Thuyết nguy cơ Trung Quốc” sẽ bị phát tán thêm một bước.

Hỏi: Tuy nhiên, xem ra Mỹ khó có thể có hành động nào. Ví dụ như Trung Quốc muốn tạo đảo thì Mỹ có thể sử dụng hành động nào?

Trả lời: Đúng như vậy, đây cũng chính là lý do để Tập Cận Bình có dư địa để có thể tiến, lùi trong chính sách ngoại giao. Do đó, ông ta có thể sẽ không đi ứng phó với những vấn đề gai góc trong nước, mà sẽ dùng nhiều thời gian hơn vào chính sách ngoại giao. Điều này, ở một mức độ nào đó là nhằm chuyển sự chú ý của giai cấp tầng lớp dưới của Trung Quốc vốn trong lòng đầy bất mãn.

Theo The New York Times (tiếng Trung)

Hoàng Lan (gt)