images(14).jpg 

Đề nghị tăng ngân sách quốc phòng này, được thông báo chính thức ngày 31/8 vừa qua, là đợt tăng thứ tư kể từ khi chính phủ phái hữu của Thủ tướng Shinzo Abe lên cầm quyền năm 2012 sau một thập niên giảm chi phí quân sự. Nguồn trên cho biết số tiền bổ sung phần lớn được dùng vào việc mua sắm các vũ khí mới tinh vi hiện đại, trong đó có 6 máy bay tiêm kích F-35, cùng với 3 máy bay do thám không người lái Global Hawk và 17 máy bay lên thẳng cùng nhiều xe lội nước, cũng như chi phí để chế tạo 1 tàu ngầm Soryu khác. Trong khuôn khổ chiến lược “xoay trục châu Á”, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khuyến khích Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân đội như một biện pháp để củng cố liên minh Mỹ- Nhật.

Nhật Bản liên tục tăng chi phí quốc phòng kể từ năm 2012 sau khi quan hệ với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc gia tăng căng thẳng liên quan tới tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông và Nhật Bản ủng hộ chiến dịch của Mỹ chống chính sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhật Bản đang thực hiện chiến lược tăng cường “bảo vệ đảo”, tức là tăng cường và phát triển sự hiện diện quân sự của nước này tại các hòn đảo ở phía Nam Nhật Bản và gần Trung Quốc. Ngoài việc mua sắm các thiết bị hải quân và không quân mới, nguồn ngân sách quốc phòng khá dư giả trên của Nhật Bản còn cho phép tài trợ việc xây dựng một trạm radar trên đảo Yonaguni, mở rộng căn cứ quân sự Miyakojima và thiết lập một căn cứ mới ở Amami Ashima.

Nhiều người lo ngại rằng việc Nhật Bản, Trung Quốc và một loạt quốc gia ở châu Á tăng cường tiềm năng quốc phòng sẽ làm gia tăng nguy cơ khi một vụ rắc rối nhỏ hay một sai lầm trong xử lý những điểm nóng ở châu Á sẽ trở thành một cuộc xung đột lớn, rồi nhanh chóng biến thành cuộc chiến tranh, thậm chí là cuộc chiến tranh thế giới giữa các nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân. Nguy cơ này đã xuất hiện trên nền một cuộc suy thoái của nền kinh tế thế giới, bắt đầu vào năm 2008. Tất cả các cường quốc dường như đang hối hả tìm kiếm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cách gây thiệt hại cho các đối thủ, kể cả việc phải sử dụng các phương tiện quân sự. Hai thập niên qua, Mỹ đã tiến hành một loạt cuộc chiến tranh ở Trung Đông, khu vực Balkan và vùng Trung Á, sử dụng sức mạnh quân sự để bù đắp cho sự suy sụp của mình và thiết lập sự thống trị trên thế giới.

Cũng như Nhật Bản, Đức đang thoát khỏi những sự ràng buộc do thất bại trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai và đang rất sẵn sàng sử dụng quân đội để theo đuổi những lợi ích của mình ở châu Âu và trên thế giới. Cũng như chiến lược “xoay trục châu Á”, được hiểu như một phương tiện để ngăn chặn những tham vọng của Trung Quốc, cuộc chiến tranh ở Ukraine, do Mỹ và Đức đạo diễn, đang làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột với Nga…

Mặc dù nền kinh tế Nhật Bản đang bị ảnh hưởng nặng nề từ sự suy giảm kinh tế ở Trung Quốc, giảm tới 1,6% trong quí II/2015, song các đạo luật vừa được thông qua ở Nhật Bản liên quan tới quốc phòng và an ninh nhằm loại bỏ hoàn toàn những hạn chế về việc sử dụng quân đội trong việc theo đuổi những lợi ích quốc gia chắc chắn sẽ tiêu tốn thêm những khoản tiền khổng lồ của đất nước này.

Lê Sơn (gt)