Sự phát triển ngành công nghiệp đánh bắt cá của Trung Quốc – cả đánh bắt gần bờ và xa bờ - đang đặt ra những thách thức cũng như cơ hội đối với an ninh hàng hải khu vực.

Đối mặt với nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm thủy sản và sự suy giảm nguồn đánh bắt cá tại những khu gần bờ, ngành đánh bắt cá Trung Quốc đang thực hiện một số điều chỉnh mang tính cấu trúc cơ bản, đó là nhanh chóng chuyển đổi từ đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ. Sự thay đổi này dẫn đến việc gia tăng nhanh chống hoạt động đánh bắt cá của ngư dân Trung Quốc tại các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia láng giềng và tại các vùng biển tranh chấp, điều này đặt ra cả thành thức lẫn cơ hội cho nền an ninh hàng hải khu vực.

Cân bằng nguồn cung và nhu cầu của Trung Quốc đối với sản phẩm thủy sản.

Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc trong 30 năm qua đã góp phần làm gia tăng thu nhấp thực tế của người dân nước này, và việc thu nhấp cao hơn đã thúc đẩy nhu cầu lớn hơn đối với sản phẩm thủy sản. Lượng tiêu thụ bình quân đầu người về các sản phẩm thủy sản của người dân Trung Quốc tăng từ 5kg vào năm 1970 lên 25 kg vào năm 2010. Trên khía cạnh gia tăng dân số, sự gia tăng  tính theo mức tiêu thụ đầu người về các sản phẩm thủy sản kéo theo sự gia tăng lớn hơn về nhu cầu sản phẩm thủy sản.

Tuy nhiên, cho dù Trung Quốc là quốc gia có ngành công nghiệp đánh bắt cá lớn nhất thế giới, thì ngành đánh bắt cá nước này vẫn sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu về thủy sản đang ngày càng tăng. Trước đây việc đánh bắt thủy sản tại khu vực gần bờ chiếm tới hơn một nửa tổng sản phẩm đánh bắt cá của Trung Quốc, nhưng việc đánh bắt quá mức và ô nhiễm nặng nề đã dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng các nguồn tài nguyên cá nước này tại các khu vực gần bờ.  Ngoài ra, những hiệp định về ngư nghiệp giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng cũng đã làm giảm thêm nguồn cá sẵn có đối với ngư dân Trung Quốc. Do đó, hàng triệu ngư dân Trung Quốc đã bị mặc kẹt tại các khu vực không có cá gần bờ.

Những nỗ lực cân bằng của chính phủ.

Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện những nỗ lực quan trọng nhằm cân bằng điều này. Ưu tiên hàng đầu được đặt là thúc đẩy nuôi trồng thủy sản biển và nội địa. Chiến lược này đã gặt hái những thành công nổi bật, chiếm tới 70% tổng sản lượng thủy sản Trung Quốc. Về khía cạnh đánh bắt thủy sản, để hạn chế việc đánh bắt quá mức và bảo về các nguồn cá, ngoài việc đưa ra lệnh cấm đánh bắt và một số biện pháp khác, chính phủ Trung Quốc, bao gồm cả cấp trung ương và địa phương đã thực hiện những biện pháp quan trọng nhằm giảm số lượng tàu đánh bắt cá Trung Quốc và chuyển đổi [nghề nghiệp] cho ngư dân. Tuy nhiên số lượng tàu cá cũng như lực lượng lao động đánh bắt vẫn tiếp tục tăng cho dù sản lượng đánh bắt đã được ổn định.

Có một số nguyên nhân giải thích tại sao nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm giảm số lượng tàu cá lực lượng lao động ngành đánh bắt chỉ đạt được những kết quả hạn chế. Đầu tiên là ngân sách phân bổ cho ngành đánh bắt cá quá ít và mục tiêu đặt ra quá nghèo nàn.  Thứ hai, những xung đột về lợi ích giữa chính quyền trung ương và địa phương cũng cản trở hiệu quả của những nỗ lực giảm số lượng tàu thuyền và lực lượng lao động trong nghề cá. Thứ ba, rất khó cho ngư dân khi phải chuyển đổi sang những ngành nghề khác do họ không được đào tạo, trình độ thấp cũng như đã quen với cuộc sống trên biển. Thứ 4, dù khó khăn về kinh tế mà ngư dân Trung Quốc gặp phải trong những năm gần đây, thì nghề đánh bắt vẫn là một nghề rất thu hút. Nó vẫn tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư và lực lượng lao động, đặc biệt là đối với các ngư dân nghèo từ các tỉnh nội địa, đây là điều dẫn tới việc sự quá tải trong ngành đánh bắt thủy sản Trung Quốc.

Những ảnh hưởng đối với an ninh hàng hải khu vực.

Khi nguồn cá tại các vùng gần bờ Trung Quốc nhanh chóng cạn kiệt, hiển nhiên là ngày càng nhiều ngư dân Trung Quốc phải đi đánh bắt tại các khu vực xa bờ. Tuy nhiên, từ khi UNCLOS có hiệu lực trên toàn cầu từ giữa những năm 1990 và sự cạnh tranh trong khu vực đối với các nguồn tài nguyên biển gia tăng, các khu vực xa bờ này hoặc nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia láng giềng hoặc nằm trong vùng biển tranh chấp. Do đó, việc chuyển đổi nhanh chóng từ đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ đang dẫn đến việc gia tăng hoạt động đánh bắt của ngư dân Trung Quốc tại các vùng biển thuộc vùng EEZ của các quốc gia láng giềng và khu vực tranh chấp.

Khi tranh chấp đánh bắt cá liên quan tới ngư dân Trung Quốc bị chính trị hóa và bị các cơ quan chấp pháp của các quốc gia láng giềng giải quyết cứng rắn và đơn phương, việc gia tăng xung đột nổi lên và tranh chấp ngư trường đã trở thành ngòi nổ cho những căng thẳng an ninh và ngoại giao khu vực. Vào tháng 4 năm 2012, tranh chấp ngư trường liên quan đến ngư dân Trung Quốc bị cáo buộc đánh bắt trái phép tại khu vực tranh chấp đã dẫn đến một số tranh cãi giữa tàu Trung Quốc và Philippin; vào tháng 12 năm 2011, việc một ngư dân Trung Quốc đã một cảnh sát biển  Hàn Quốc đã khơi mào cho cuộc phản đối ngoại giao lớn từ phía Hàn Quốc phản đối Trung Quốc; và vào tháng 9 năm 2010, việc Nhật Bản bắt giữ một thuyền trường Trung Quốc sau và chạm đã làm gia tăng mạnh mẽ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Trong khi sự gia tăng về tranh chấp đánh bắt cá trở thành chất xúc tác trong xung đột hàng hải  khu vực, thì những thách thức này có thể được biến thành cơ hội cho hợp tác khu vực. Ngành đánh bắt cá khu vực đều có những thách thức chung như đánh bắt trái phép, đánh bắt quá mức, cướp biển và suy giảm môi trường biển. Do bản chất của những thách thức đặt ra, những nỗ lực từ một quốc gia đơn lẻ không thể thành công và hợp tác song phương và đa phương là cần thiết nhằm quản lý tranh chấp ngư trường và đảm bảo sự bền vững về đánh bắt trong khu vực. Hợp tác trong lĩnh vực đánh bắt cá có thể trở thành công cụ rất hữu ích cho các quốc gia khu vực xây dựng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau, là điều quan trọng trong việc đảm bảo an ninh hàng hải khu vực.

Nhìn về tương lai.

Đối mặt với sự suy giảm nguồn cá tại các khu vực gần bờ và việc vượt quá mức đánh bắt cá của Trung Quốc, sự thay đổi từ đánh bắt gần bờ sang xa bờ sẽ vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Điều này có nghĩa là tranh chấp đánh bắt cá giữa Trung Quốc và các quốc gia khu vực sẽ vẫn tiếp tục và gia tăng. Những nỗ lực của cả quốc gia và khu vực là cần thiết nhằm kiểm soát tranh chấp đánh bắt cá và ngăn chặn tranh chấp đánh bắt leo thang thành xung đột an ninh và ngoại giao khu vực. Trong khi Trung Quốc cần thúc đẩy những nỗ lực nhằm cân bằng nguồn cung và nhu cầu, thì sự hợp tác và điều phối khu vực là điều thiết yếu để ngăn chặn tranh chấp đánh bắt leo thang. Nếu như những thay đổi mang tính cấu trúc của ngành đánh bắt cá Trung Quốc  có thể được kiểm soát tốt, thì ngành đánh bắt có thể là điểm khởi đầu cho hợp tác hàng hải khu vực, điều sau này có thể có “tác động lan tỏa” đối với các lĩnh vực hợp tác khác.

Zhang Hongzhou là nhà phân tích cao cấp của Chương trình Nghiên cứu Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu Quốc tế, S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nanyang.

Theo RSIS

Trần Quang (gt)