Lý Quang Diệu đã đặt nền tảng cho 50 năm phát triển nước Cộng hòa Singapore. Quốc gia cộng hòa không phải hình mẫu nhà nước lý tưởng của Lý Quang Diệu (không giống như Indonesia của Sukarno), những gì ông muốn là một liên kết với Malaysia, được hiện thực hóa như Malaysia (liên kết giữa Sabah và Sarawak) vào năm 1963. Việc thành lập chế độ quân chủ liên bang mới đã dẫn đến cuộc chiến tranh với Indonesia và tách Singapore ra khỏi Malaysia hai năm sau đó. Singapore có thể có sự khác biệt đáng tiếc trong việc giành độc lập không chỉ bởi một phong trào độc lập dân tộc mà còn bởi đất mẹ đã không còn muốn nó nữa.

Tại trung tâm các khu vực tách khỏi Malaysia đã xảy ra các cuộc xung đột sắc tộc và tôn giáo, cụ thể là giữa người Mã Lai và người gốc Hoa. Thêm vào đó là chủ nghĩa xã hội, học thuyết mà nhiều người châu Á thời kỳ hậu thuộc địa (bao gồm cả người thanh niên trẻ Lý Quang Diệu) tin rằng sẽ là liệu pháp chữa căn bệnh ly khai sắc tộc, tôn giáo và chế độ phong kiến lạc hậu. Vấn đề là Malaysia đã chọn Hồi giáo và chủ nghĩa dân tộc Malay làm nền tảng cho sự tồn tại, đi ngược lại tầm nhìn của Lý Quang Diệu về vận mệnh chung giữa các sắc dân gốc Hoa, gốc Ấn và Mã Lai, những người đã bị cai trị bởi đế quốc Anh ở Đông Nam Á. Singapore đã được sinh ra như một đứa trẻ yếu đuối gần một người hàng xóm thô cứng, nhưng đã thay đổi vận mệnh trong khoảng thời gian chỉ sáu tháng sau khi giới quân sự chống Cộng sản lên nắm quyền ở Indonesia. Một năm sau đó, Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines giành lại hòa bình, cùng với Thái Lan thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để ngặn chặn chủ nghĩa Cộng sản đang phát triển ở các nước Đông Dương cựu thuộc địa của Pháp.

Lịch sử 25 năm đầu tiên của Singapore không khác gì hơn ngoài một sự thần kỳ, từ một hòn đảo nhiệt đới lầy lội trở thành một Manhattan của phương Đông với sân bay đẳng cấp hàng đầu quốc tế, hệ thống đường cao tốc, bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả và một tương lai tươi sáng. Nó đã trở thành một Hong Kong thứ hai, một nền kinh tế đảo quốc với đa số là người gốc Hoa nói tiếng Anh. Thật vậy, Singapore xem Hong Kong là đối thủ của mình, từ lĩnh vực giáo dục, du lịch cho tới dịch vụ ngân hàng. Hong Kong là nền kinh tế tự do không có sự can thiệp, nơi các nhà tài phiệt nắm quyền lực lớn nhất, trong khi Singapore theo đuổi nền kinh tế tập trung, nhà nước điều hành mọi thứ. Cả hai đều rất thành công và các tập đoàn toàn cầu đều đặt đại bản doanh ở đây.

Có thêm hai điểm tương đồng khó lý giải giữa Singapore và Hong Kong, đó là sự "ký sinh", ngôn từ mà nhà báo kỳ cựu Joe Studwell mô tả. Hong Kong phát triển mạnh giống như nơi thu hút vốn đầu tư từ Trung Quốc Đại lục, còn Singapore thu hút vốn và các nguồn lực từ khắp khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Malaysia và Indonesia. Chìa khóa thành công của Singapore nằm ở những thành tựu của nước này bên cạnh thất bại của các nước láng giềng trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Thứ hai, cả Hong Kong và Singapore vẫn cảm thấy bất an về bản thân mình. Có thể họ thoải mái với bản sắc của họ, Hong Kong như một Đặc khu Hành chính của Trung Quốc và Singapore là một nước cộng hòa đa văn hóa, nơi mọi người thuộc các chủng tộc khác nhau và các tôn giáo cùng nhau xây dựng đất nước.

Nhưng dân chủ đã bị dập tắt ở cả hai nơi, ngay cả Singapore cũng chưa bao giờ tin vào dân chủ. Không chắc chắn được yếu tố nào là những trở ngại lớn nhất đối với nền dân chủ Singapore, sắc tộc người Hoa mang yếu tố chính trị hay sự phụ thuộc vào hệ thống tài chính quốc tế (bao gồm cả một số lượng đáng kể các chuyên gia phương Tây). Điều thú vị là các sắc tộc người Hoa ở cả hai nơi có mối quan hệ lỏng lẻo với người Trung Quốc đại lục. Người Hong Kong hiện nay xem ngôn ngữ như là một phần của bản sắc, trong khi người Singapore gốc Hoa vẫn thấy không tự nhiên khi trò chuyện bằng tiếng Quan thoại trên đường phố, mặc dù chính phủ đã khuyến khích việc sử dụng tiếng này tại Singapore từ năm 1979. 

Tầm nhìn và di sản Lý Quang Diệu sẽ sống mãi, đặc biệt khi người con trai của ông vẫn cầm quyền. Singapore sẽ luôn là một quốc gia giàu có và được quản trị tốt nhất ở khu vực Đông Nam Á khi các quốc gia khác vẫn đang chậm chạp với những giải pháp mang tính sáng tạo nên đành ở lại phía sau.

Theo "Bưu điện Jakarta" (ngày 26/3)

Hương Trà (gt)