Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Nam Trung Quốc gần đây đã thông qua quy định mới đối với việc quản lý các hoạt động trên biển nhằm mục đích bảo vệ đường biên giới trên biển và duyên hải. Một phần của quy định mới này cho phép các đơn vị an ninh điều tra, bắt giữ và trục xuất tàu nước ngoài vi phạm vùng biển (mà được cho là) thuộc quyền quản lý của tỉnh Hải Nam. Do đó, phân tích và báo cáo ban đầu đã chỉ ra rằng quy định này có thể tạo cơ sở để Trung Quốc thách thức quyền tự do hàng hải ở một vùng biển rộng lớn đang có tranh chấp tại Biển Đông.

Nội dung đầy đủ về quy định mới này không được công khai, do vậy những kết luận như vậy thậm chí là còn quá sớm. Hơn nữa dựa trên một số thông tin được công khai hiện nay thì những quy định mới này sẽ chủ yếu tập trung vào các hoạt động của tàu thuyền nước ngoài và toàn bộ thuyền viên hoạt động trong vùng lãnh hải 12 hải lý và dọc bờ biển tỉnh Hải Nam bao gồm cả các đảo. Cơ sở cho kết luận này là một phân tích của bản tóm tắt một phần về quy định mới này mà Tân Hoa Xã đưa tin.

Quy định này điều phối các hoạt động của các đơn vị biên phòng (Công an Biên Phòng). Các đơn vị này, ý nói đến lực lượng công an biên phòng thuộc đơn vị cảnh sát nhân dân, nhưng nằm dưới quyền của Bộ Công an và bao gồm cảnh sát biển (cũng như là lực lượng phòng vệ bờ biển Trung Quốc). Các đơn vị an ninh này được giao nhiệm vụ duy trì trật tự chung tại vùng biên giới trên biển và duyên hải Trung Quốc, kể cả an ninh cảng và nhập cảnh. Tuy nhiên, những đơn vị này không có quyền hạn thực thi việc bảo đảm luật pháp và trật tự trong vùng đặc quyền kinh tế (EZZ) của Trung Quốc hoặc bất cứ vùng biển nào nằm ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý. Lực lượng tuần tra trên biển dưới sự quản lý của cơ quan quản lý đại dương nhà nước giữ nhiệm vụ chính trong việc đảm bảo các nhiệm vụ trên cùng với Cục Quản lý an toàn hàng hải và Cơ quan thực thi Luật Thủy sản Trung Quốc.

Chi tiết quy định mới được Tỉnh Hải Nam thông qua nêu những trường hợp mà các đơn vị an ninh biên phòng được phép tiến hành đối với tàu nước ngoài khá hạn chế. Dưới đây là nội dung chính từ Tân Hoa Xã.

《条例》外国船舶及其人入海南管海域不得有反沿海防治安管理的行为进行了界定,包括:通海南管辖领海海域非法停船或者下衅滋事;未经查验擅自出境入境或者未批准擅自改出境入境口岸;非法登上海南管辖岛屿;破坏海南管辖岛屿上的海防施或者生生活施;施侵犯国家主或者危害国家安全的宣和其他法律、法规规反沿海防治安管理的行

Đoạn trên chỉ ra 6 hành vi mà các đơn vị an ninh được phép lên tàu hoặc có các hành động can thiệp khác đối với tàu nước ngoài: 1) tàu thuyền dừng hoặc thả neo trong vùng 12 hải lý thuộc vùng lãnh hãi hoặc "cố ý gây rối," 2) tàu thuyền đi vào cảng mà chưa được phép hoặc chưa được kiểm tra, 3) tàu thuyền cập bờ trái quy định tại nơi nằm dưới sự quản lý của tình Hải Nam, 4) phá hoại các thiết bị bảo vệ ven biển hoặc các cơ sở sản xuất trên đảo dưới sự quản lý của tỉnh Hải Nam, 5) vi phạm chủ quyền quốc gia hoặc các hoạt động tuyên truyền đe doạ an ninh quốc gia, và 6) các hoạt động đe doạ đến việc quản lý trật tự tại vùng biên giới và duyên hải.

Vùng biển duy nhất được đề cập cụ thể trong quy định mới của Trung Quốc là lãnh hải 12 hải lý, khu vực Trung Quốc được hưởng gần tương đương quyền chủ quyền theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Quy định mới này không đề cập cụ thể đến việc khám xét tàu nước ngoài ở các vùng biển khác chẳng hạn như vùng EEZ, mặc dù rõ ràng ngôn từ ở phần đầu đại khái nói đến “vùng biển thuộc quyền quản lý của tỉnh Hải Nam” có thể bao gồm những khu vực ở Biển Đông vượt quá 12 hải lý. Tuy nhiên, các hành động liệt kê ở trên đều liên quan tới lãnh thổ hoặc lãnh hải Trung Quốc - không hẳn là vùng biển rộng lớn mà báo chí đề cập. Hơn nữa, điều này phù hợp với nhiệm vụ của lực lượng công an biên phòng Trung Quốc, là chủ thể của quy định.

Trong ngắn hạn và trung hạn, tác động đối với khu vực tranh chấp ở Biển Đông có thể là rất nhỏ. Trong quy định mới, việc đề cập tới đảo thuộc quyền quản lý của Hải Nam cho thấy điều này có thể được sử dụng để biện minh hoặc hợp thức hóa hành động can thiệp vào hoạt động lưu thông của tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải xung quanh đảo và các thực thể khác mà Trung Quốc chiếm đóng hoặc yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc và lực lượng không phải công an biên phòng chịu trách nhiệm bảo vệ các đảo mà Trung Quốc chiếm giữ. Liệu lực lượng công an có được trao một vai trò lớn hơn ở các khu vực tranh chấp là một dấu hiệu quan trọng cần lưu ý.

Ngoài ra, Hải Nam không phải là tỉnh duy nhất của Trung Quốc thông qua các quy định mới nhằm quản lý trật tự chung ở các khu vực ven biển và biên giới. Trong tuần trước, Triết Giang và Hà Bắc cũng đã thông qua những quy định tương tự. Đáng chú ý là, Hà Bắc không tiếp giáp với bất kỳ khu vực biển tranh chấp nào. Điều này cho thấy các tỉnh ven biển đang nỗ lực nhiều hơn để tăng cường khả năng quản lý trật tự chung ở các khu vực ven biển và biên giới và việc làm này không tập trung cụ thể vào những khu vực tranh chấp, mặc dù các quy định đó có liên quan như phân tích ở trên.

Tóm lại, mặc dù các quy định mới hình thành cơ sở pháp lý cho việc lực lượng công an biên phòng Hải Nam lên tàu và bắt giữ tàu thuyền nước ngoài hoạt động ở hoặc gần các đảo tranh chấp, điều đó khó đưa đến một sự thay đổi lớn trong cách hành xử của Trung Quốc ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Quản lý vùng EEZ của Trung Quốc là trách nhiệm của lực lượng hải giám Trung Quốc và Cơ quan Thực thi luật thủy sản, không phải là lực lượng công an. Tuy nhiên, với khả năng áp dụng cho các đảo tranh chấp và vùng lãnh hải tiếp giáp, Trung Quốc cần phải làm rõ các quy định mới này được áp dụng khi nào và ở đâu.

Tác giả M. Taylor Fravel là Phó Giáo sư Khoa học Chính trị và thành viên của Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts. Bài viết được đăng lần đầu tiên trên trang The Diplomat.

Người dịch: Thịnh Anh

Hiệu đính: Minh Ngọc