ÂĐ đã coi nhẹ sự phản đối của TQ đối với liên doanh thăm dò dầu khí ÂĐ - Việt Nam tại Biển Đông, nói rằng liên doanh đã hoạt động từ năm 1988 và không có kế hoạch ngưng hoạt động. TQ, thông qua báo chí của mình, coi liên doanh là sự khiêu khích nghiêm trọng. Thực tế là công ty dầu khí ÂĐ và PetroVietnam đã ký hợp đồng có hiệu lực 7 năm từ năm 2006 mà không có bất cứ sự phản đối ngoại giao đáng kể nào từ TQ. Căng thẳng ngoại giao giữa các cường quốc trong khu vực liên quan đến vấn đề thăm dò dầu khí và khoáng sản tại các vùng biển tranh chấp vẫn xẩy ra, đáng chú ý lần này là việc Việt - Ấn tăng cường quan hệ. ÂĐ dường như muốn hướng về Việt Nam nhằm tăng cường sự hiện diện tại ĐNÁ và nhằm chống lại ảnh hưởng của TQ tại khu vực, trong khi Việt Nam coi ÂĐ như một đối tác tự nhiên khi nước này muốn đảm bảo an ninh tại Biển Đông.

Việt - Ấn là đối tác chiến lược ổn định trong hơn một thập niên qua, tuy vậy, việc hai nước tăng cường trao đổi đoàn cấp cao trong tháng qua cho thấy cả hai bên dường như muốn thúc đẩy việc tăng cường quan hệ, đặc biệt trong vấn đề an ninh. Nguyên nhân có thể là do sự mạnh bạo gần đây của TQ tại Biển Đông và ý định của nước này muốn kiềm chế môi trường chiến lược của ÂĐ và Việt Nam.

Mặc dù Biển Đông có vai trò quan trọng chiến lược đối với Việt Nam nhưng nơi này hiện không có ý nghĩa chiến lược quan trọng với ÂĐ về mặt an ninh và năng lượng. Đối với ÂĐ, việc liên minh với Việt Nam thể hiện mong muốn can dự vào một vấn đề đang ngày càng được quốc tế hóa, qua đó có được một chỗ đứng trong khu vực và giúp cân bằng ảnh hưởng với TQ, qua đó xử lý nhiều vấn đề chiến lược khác của mình như tranh chấp lãnh thổ với TQ hoặc buộc TQ phải điều chỉnh chiến lược của mình trong các vấn đề tại Ấn Độ Dương, Nam Á… Ngoài ra, trong chính sách “Hướng Đông” của mình, quan hệ quốc phòng tay ba giữa ÂĐ - Mỹ và NB là nhằm kiềm chế TQ. Đưa Việt Nam vào mối quan hệ này sẽ giúp các nước tiếp cận được các căn cứ quân sự vùng bờ biển Việt Nam, cùng với chính sách tái can dự khu vực CÁ - TBD của Mỹ, việc ÂĐ tăng cường can dự vào vấn đề sẽ giúp ÂĐ có lợi ích về kinh tế cũng như mở rộng môi trường chiến lược của mình.

TQ, nước đặc biệt nhạy cảm với sự can dự của cường quốc bên ngoài với Việt Nam, đã đưa ra cảnh báo của mình. Sự kiện vụ đụng độ giữa tàu TQ - ÂĐ (nếu thực sự đã diễn ra) là một thông điệp không chỉ cảnh cáo ÂĐ mà còn nhằm tới Việt Nam. Tuy ÂĐ không có nhiều lựa chọn, nhưng việc gia tăng lợi ích của nước này tại các vấn đề khu vực ĐNÁ cũng như nhu cầu chiến lược để cân bằng ảnh hưởng với TQ sẽ giúp họ có được kết quả.

Tuy Việt Nam - ÂĐ cùng chia sẻ lợi ích chung và muốn tăng cường quan hệ quân sự, sự khác biệt trong các ưu tiên cũng như yếu tố TQ sẽ khiến hai nước không đi quá nhanh và quá xa.

Theo Stratfor

Trần Quang (gt)