Với việc các cường quốc bên ngoài sẵn sàng can thiệp, các xung đột giữa các bên có liên quan đang ngày càng gia tăng và các bất ổn ngày càng trầm trọng. Nếu xu hướng này không thể kiềm chế, xung đột vũ trang sẽ là khả năng chắc chắn. Việc Mỹ quay trở lại khu vực CÁ - TBD và trọng tâm kinh tế toàn cầu đang dịch chuyển sang khu vực này, CÁ - TBD đang dần bước vào thời kỳ rắc rối.

Mỹ đã đặt khu vực CÁ - TBD là trọng tâm triển khai quân sự ở nước ngoài của Mỹ và lợi dụng những bất ổn của khu vực để điều chỉnh cơ cấu quyền lực. Hơn nữa, Mỹ đã thực hiện nhiều cuộc diễn tập quân sự với các nước có liên quan để tạo bất ổn và kích động một số nước đối đầu với các nước láng giềng. Thí dụ trong tranh chấp đảo Hoàng Nham, Mỹ đã ủng hộ Philippines thông qua việc diễn tập quân sự chung về bảo vệ các đảo và Mỹ cũng đã làm tương tự với Nhật Bản trong tranh chấp đảo Điếu Ngư. Đây là chiến thuật mà Mỹ thường sử dụng để ủng hộ các hành động đối đầu Trung Quốc của các nước liên quan.

Khi tranh chấp chủ quyền giữa các nước có liên quan quan hệ chặc chẽ tới lợi ích quốc gia cốt lõi, không bên liên quan nào có thể dễ dàng nhượng bộ. Các nước có liên quan thường sử dụng sức mạnh quốc gia toàn diện, đặc biệt là sức mạnh quân sự như là đòn bẩy để điều chỉnh lợi ích quốc gia của họ.

Hãy lấy thí dụ về tranh chấp đảo Nam Kuril giữa Nhật và Nga. Nga ngày càng tăng cường hiện diện quân sự tại các đảo này và đã sử dụng sức mạnh quân sự để đối phó với những khiêu khích của Nhật Bản. Tương tự, Hàn Quốc đã bắt đầu triển khai lực lượng tại các đảo Dokdo nơi đang có tranh chấp với Nhật Bản.

Hiện tại, trong khi Trung Quốc đã liên tục ủng hộ giải quyết hòa bình tranh chấp đảo Điếu Ngư, thì Trung Quốc đã có đủ niềm tin, sự dũng cảm để đối đầu với các thách thức, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.

Những tranh chấp đề cập ở trên đang có nguy cơ ngày càng xấu đi. Nền chính trị quốc tế là sự liên tục và là sự phản ánh của chính trị trong nước. Kể từ đầu năm 2012, những nước chủ chốt trong các vấn đề nóng tại khu vực CÁ - TBD tất cả đang đương đầu với những nhạy cảm nhất trong chuyển giao quyền lực nội bộ. Nga đã bầu cử Tổng thống vào tháng 3. Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc sẽ sớm có sự thay đổi thế hệ lãnh đạo.

Vào thời điểm rất quan trọng này, thái độ bảo vệ lợi ích cốt lõi của quốc gia được đem ra sử dụng để thu hút sự ủng hộ, mà điều này đặc biệt nhìn thấy rõ nhất ở Nhật Bản. Hiện lực lượng cánh tả của Nhật Bản đang đẩy mạnh chiến dịch có cách tiếp cận kiên quyết hơn đối với tranh chấp đảo Điếu Ngư khi tiếp tục có quan điểm và chính sách cứng rắn hơn. Nhật Bản đã không phản ánh đầy đủ tội ác chiến tranh của Nhật. Lực lượng cánh tả tại Nhật Bản thường xuyên ám chỉ việc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Điều này tạo thêm bất ổn đối với tình hình an ninh khu vực CÁ - TBD. Nhưng có một điều chắc chắn là chiến tranh hiện chưa thể xảy ra ở CÁ - TBD. Thậm chí nếu các bên trong tranh chấp có va chạm quân sự thì cũng chưa thể bùng phát thành chiến tranh toàn diện. Sử dụng vũ lực là biện pháp cao nhất và là giải pháp cuối cùng để duy trì lợi ích quốc gia cốt lõi.

Tình hình hiện nay hoàn toàn khác so với bất kỳ giai đoạn lịch sử nào. Với sự hội nhập kinh tế toàn cầu, việc mở rộng xung đột vũ trang sẽ không tốt cho bất kỳ nước nào. Do đó, các nước liên quan tất cả đều hy vọng quy mô xung đột có thể bị kiềm chế. Ngoài ra, Mỹ chưa sẵn sàng chứng kiến chiến tranh khu vực tại CÁ - TBD. Một tình trạng hỗn loạn nhưng chưa có chiến tranh là điều mà Mỹ có lợi nhất. Từ triển vọng này, khu vực CÁ - TBD sẽ phải đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn các cuôc xung đột quy mô nhỏ và khả năng va chạm vũ trang ngày càng tăng trong khi quy mô sẽ hạn chế.

Theo Thời báo Hoàn Cầu (ngày 27/9)

Lê Sơn (gt)