25/10/2012
Cựu Thống đốc Romney đã cam kết là sẽ đưa Trung Quốc vào danh sách “nước thao túng tiền tệ” vào “ngày đầu tiên” nếu ông được bầu làm Tổng thống. Ông Romney cho rằng nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào Mỹ hơn là Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc và do đó Trung Quốc sẽ phải nhượng bộ trước sức ép của Mỹ.
Thế nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu đánh giá của Romney là sai. Năm 1993, Tổng Thống (TTh) Clinton cũng có nhận định tương tự và đưa ra lời đe dọa là Mỹ sẽ rút lại quy chế tối huệ quốc nếu Trung Quốc không cải thiện tình trạng nhân quyền. Ngay cả khi lúc đó sức mạnh kinh tế Trung Quốc còn nhỏ hơn rất nhiều so với hiện nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn cho rằng nước Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc hơn là Trung Quốc phụ thuộc vào Mỹ và bất kỳ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc của chính quyền Mỹ cũng sẽ bị phản đối. Cuối cùng, chính quyền Clinton phải nhượng bộ.
Trong trường hợp xấu nhất, nếu ông Romney thực hiện đúng cam kết của mình là gây sức ép với Trung Quốc trong vấn đề tiền tệ, hậu quả sẽ là một cuộc chiến thương mại gây thiệt hại cho các hai bên; tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại và thất nghiệp tăng lên ở cả hai nước. Riêng ở Mỹ, điều này sẽ còn làm gia tăng lạm phát và tỷ lệ lãi suất.
Trên thực tế mọi thứ sẽ không diễn ra như những gì ông Romney cam kết. Thứ nhất, ngay chính ông Romney cũng đang tìm lối thoát để khỏi phải thực hiện cam kết của mình. Trong cuộc tranh luận thứ nhất, ông cam kết là sẽ mạnh tay với Trung Quốc nếu và khi Trung Quốc lừa dối. Việc đồng nhân dân tệ của Trung Quốc hiện đang lên giá so với đồng đôla sẽ là lối thoát ông Romney không phải thực hiện cam kết này.
Thứ hai cho dù nếu ông Romney quyết định và yêu cầu Bộ trưởng Tài chính Mỹ xếp Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ thì theo quy định của luật pháp Mỹ, Trung Quốc và Mỹ sẽ phải “đàm phán” và lúc đó Trung Quốc có thể viện dẫn là hiện hai nước đang có cơ chế Đối thoại kinh tế và chiến lược, như vậy đáp ứng đầy đủ yêu cầu “đàm phán” của phía Mỹ.
Thứ ba, nếu Trung Quốc không đáp ứng những yêu cầu của Mỹ, mà điều này nhiều khả năng xảy ra, TTh Mỹ cũng không có thẩm quyền áp đặt các biện pháp trừng phạt thuế quan với Trung Quốc như Romney đã cam kết. Ông Romney sẽ phải đưa vấn đề ra Quốc hội và lúc đó mọi việc sẽ không đơn giản. Các doanh nghiệp Mỹ sẽ gây sức ép chống lại việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vì nó đe dọa những lợi ích của họ ở Trung Quốc. Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan… có các cơ sở sản xuất, lắp ráp ở Trung Quốc để xuất sang Mỹ cũng sẽ “lobby” mạnh để phản đối.
Do vậy theo logic, “tổng thống” Romney sẽ phải chấp nhận lời khuyên của những cố vấn đối ngoại và kinh tế “trung hòa” hơn và từ bỏ những cam kết đưa ra trong quá trình tranh cử. Đây không phải là lần đầu tiên TTh Mỹ không thực hiện lời hứa khi tranh cử.
Bài phân tích của tác giả Richard Bush thuộc Viện Brookings của Mỹ
Theo Brookings (ngày 22/10)
Viết Tuấn (gt)
Nghiên cứu Biển Đông xin giới thiệu bài viết “Ngoại giao vì quan hệ Mỹ - Trung ổn định” của tác giả Jake Werner, nhà nghiên cứu tại Viện Quincy. Theo tác giả, cho dù Mỹ và Trung Quốc cáo buộc nhau phá vỡ hiện trạng nhưng thực chất đều là những “cường quốc nguyên trạng”, chia sẻ nhiều lợi ích chung. Trung...
Với chính quyền Biden, nếu như năm 2021 là năm ổn định bộ máy và hoạch định chính sách, năm 2022 lại là năm để công bố và triển khai chính sách. Chỉ trong nửa cuối năm 2022, một loạt văn bản và tuyên bố chính sách đối ngoại lớn đã được đưa ra, trong đó có nhiều văn bản liên quan đến khu vực Ấn Độ Dương...
Ngày 29/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài diễn văn đầu tiên trước Nghị viện, hay còn gọi là Thông điệp Liên bang trong các năm sau, vào dịp gần kết thúc 100 ngày đầu của chính quyền mới. Diễn văn tập trung vào các vấn đề đối nội nhưng vẫn hàm chứa những nội dung đối ngoại quan trọng.
Với sự lây lan nhanh chóng cùng sự gia tăng tỷ lệ tử vong bởi đại dịch COVID-19, liệu cơ hội giành chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới đây bắt đầu bị đe dọa?
Một lần nữa, nước Mỹ chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế mới với sự sụp đổ của các thị trường và người nộp thuế đang cứu trợ những người giàu có. Đã đến lúc Mỹ phải cải tổ khế ước xã hội vô lý này.
Donald Trump giờ đây dường như đã không còn đáp ứng được kì vọng của cử tri Mỹ. Mặc dù có nhiều lợi thế, tuy nhiên, nếu nhìn nhận kỹ hơn, có thể thấy rằng những yếu tố bất lợi rất có khả năng đem đến thất bại cho ông trong cuộc bầu cử sắp tới.