Bà Ilena Ros-Lehtinen, nghị sĩ Quốc hội Mỹ, Chủ tịch của Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ

Ngay trước phiên điều trần ngày 12/9/2012 tập trung xem xét chính sách hiện nay của Mỹ tại khu vực trong bối cảnh quan ngại về sự trỗi dậy của TQ, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã phát biểu Mỹ phải ủng hộ các đồng minh tại châu Á – TBD chống lại sự xâm chiếm của TQ ở biển Đông.

Theo các nhà phân tích, những bình luận này phản ánh tình cảm nổi trội ngày càng tăng trong chính quyền Mỹ về việc tiếp tục tham gia vào tranh chấp tại biển Đông. Những bình luận này được đưa ra sau khi PLP chính thức đặt tên vùng nước và các đảo, bãi ngầm đang còn tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh là biển Tây PLP.

Ngày 12/9/2012, Thượng nghị sỹ Công Đảng, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Ilena Ros-Lehtinen, đã cho biết:

(1) Chiến thuật hiếu chiến của TQ nhằm dọa nạt và ép buộc tại biển Đông là không thể dung thứ.

(2) Mỹ phải tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ các đồng minh và lợi ích của Mỹ tại khu vực, đồng thời làm rõ với các nhà cầm quyền Bắc Kinh rằng biển Đông và Tây Thái Bình Dương không phải là nơi họ muốn làm gì cũng được.

Nghị sỹ Đảng Dân chủ Burman trong bài thuyết trình của mình cũng công kích TQ “ngày càng có những hành động mang tính gây hấn” khiến cho cục diện căng thẳng tại Biển Đông leo thang; hành vi của TQ là “mang tính gây hấn nhất” trong số các nước tuyên bố chủ quyền. Ông Burman cáo buộc việc TQ thành lập khu quân sự Tam Sa và thiết lập chế độ tuần tra định kỳ là những việc làm khiến cục diện khu vực “ngày càng quân sự hóa”; Nghị sỹ này cũng nhấn mạnh, chính quyền Obama từng nhiều lần tuyên bố “Mỹ sẽ không cho phép TQ xưng bá tại khu vực này”, “phải buộc TQ giải quyết hòa bình các tranh chấp”.

Ông Peter Brookes - Nghiên cứu viên cao cấp đến từ Quỹ Heritage thì cho rằng, hành động ‘chuyên quyền độc đoán’ của TQ tại Biển Đông có thể sẽ “đe dọa đến tự do hàng hải trong khu vực, ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu”; kêu gọi chính phủ Mỹ “nếu không phát huy được vai trò lãnh đạo cần thiết trong việc đón nhận thách thức từ TQ” thì địa vị của Mỹ tại khu vực Đông Á sẽ bị ảnh hưởng. Học giả này nhấn mạnh, “các nước đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực Biển Đông đều cần Mỹ duy trì hiện diện quân sự tại khu vực này”.

Báo TQ nói, mặc dù các Nghị sỹ và học giả Mỹ đều ra sức cổ xúy cho “mối đe dọa TQ tại Biển Đông”, thổi phồng về tình hình Biển Đông, nhưng khi nói đến giải quyết vấn đề Biển Đông thì tất cả đều chỉ thừa nhận chung chung là xung đột và chiến tranh không phù hợp với lợi ích các bên, bao gồm cả Mỹ. Bài báo kết luận, chính giới và học giả Mỹ thường xuyên vừa ‘đổ dầu vào lửa’, lớn tiếng chỉ trích TQ ‘chuyên quyền bá đạo’, vừa đòi hỏi làm hòa dịu cục diện, đảm bảo lợi ích chung. Ý đồ ‘ngư ông đắc lợi’ và cách làm tự mâu thuẫn của Mỹ sẽ không mang lại lợi ích chân chính nào cho hòa bình và ổn định của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Chuyên gia nghiên cứu cao cấp Viện Khoa học Xã hội TQ, Tao Wenzhao, cho biết: mặc dù phiên điều trần của Hạ Viện Mỹ không phản ánh quan điểm của Mỹ và Hạ Viện ít quyền lực hơn Thượng Viện nhưng nó cũng cho thấy Mỹ, mặc dù tuyên bố tỏ quan điểm trung lập, vẫn tỏ dấu hiệu khuyến khích các nước láng giềng có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với TQ tiếp tục chống lại tuyên bố của Bắc Kinh trong tình hình tranh chấp đảo Trung – Nhật đang tiếp diễn.

Theo kênh truyền hình Phoenix TV đưa tin, liên quan tới xung đột đảo Điếu Ngư hiện nay, nhà nghiên cứu cao cấp Bonnie Glaser, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết trong buổi điều trần mặc dù Mỹ tỏ quan điểm trung lập nhưng Mỹ phải hành động theo Hiệp ước An ninh và Hợp tác chung Mỹ - Nhật trong trường hợp Nhật bị tấn công. Tuy nhiên, phó Trợ lý BTQP Mỹ phụ trách các vấn đề châu Á – TBD Peter Brookes, lập luận rằng các hành động này chỉ có thể được thực hiện sau một loạt các thủ tục phức tạp theo Hiến pháp Mỹ.

NPN/BNG TQ Hồng Lỗi ngày 13/9/2012 đã cho biết động thái mới của PLP sẽ không ảnh hưởng tới chủ quyền của TQ về khu vực này trên biển Đông.

 Trưởng khoa Nghiên cứu ĐNA, ĐH Hạ Môn, Zhuang Guotu, nhận định Manila đã sử dụng khái niệm “Biển Tây TBD kể từ tháng 6/2011. Chỉ thị mới của Tổng thống là sự tiếp nối chính sách của PLP nhưng thời điểm này có thể dẫn tới nhiều đồn đoán rằng PLP đang cố làm gia tăng căng thẳng để đắc lợi. TQ không cần phải phản ứng ngay trước trò chơi này bởi nó chẳng ảnh hưởng tới tình hình hiện nay và động thái PLP sẽ chỉ tự làm tổn hại tới quan hệ song phương hai nước.

Theo Global Times

Văn Cường (gt)