Phương Tây không nhận thức được niềm tự hào của người Nga đã bị tổn thương sâu sắc đến mức nào bởi sự sỉ nhục và nhạo báng, mà phương Tây đối xử với đất nước của họ sau sự sụp đổ của Liên Xô.Phương Tây không nhận thức được niềm tự hào của người Nga đã bị tổn thương sâu sắc đến mức nào bởi sự sỉ nhục và nhạo báng, mà phương Tây đối xử với đất nước của họ sau sự sụp đổ của Liên Xô. Ngoài ra, phương Tây không thể hiểu được nền văn hóa Á-Âu của Nga khác biệt đến mức nào với văn hóa Châu Âu, mà ngày nay đã gần như hoàn toàn biến thành một nền văn hóa tiêu dùng, là thân phận nô lệ trước “toàn cầu hóa văn hóa” của Mỹ. Ngược lại với phương Tây, Nga vẫn giữ được một số đặc điểm truyền thống văn hóa của họ, mà trong đó sự hy sinh để bảo vệ danh dự và nhân phẩm được đánh giá cao. Các khái niệm này đã gần như đã biến mất ở phương Tây dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng của chủ nghĩa tiêu dùng.

Nga coi Ba Lan và Anh, ở mức độ lớn là có trách nhiệm về sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Hai nước này đã đóng vai trò của những kẻ giết người thuê của Mỹ ở Châu Âu. Bất kỳ hành động khiêu khích quân sự nào của phương Tây gần như chắc chắn sẽ dẫn đến những hủy diệt tại các nước này, mà đơn giản là có thể biến mất khỏi bản đồ thế giới. Liệu Mỹ, với cách thức là sự trả đũa có liều lĩnh hứng chịu sự phá hủy rất lớn, khởi đầu chiến tranh hạt nhân toàn diện với Nga. Một kịch bản như vậy là hoàn toàn khó chấp nhận đối với Mỹ. Trong trường hợp xung đột hạt nhân giữa hai cường quốc, Mỹ có nguy cơ bị hủy diệt gần như hoàn toàn, trong khi Nga có thể giữ lại được các vùng lãnh thổ từ dãy Ural trở về phía đông. Nói cách khác, Mỹ có nguy cơ thiệt hại lớn hơn so với Nga.

Những hoàn cảnh, mà đã có lợi cho Mỹ cách đây 50 năm thì ngày nay gần như không có tác dụng. Mỹ đã thành công tạo ra rào cản của sự mất lòng tin giữa Nga và Trung Quốc. Biện pháp này đã cho phép Mỹ kéo dài sự thống trị toàn cầu của mình thêm được 50 năm. Tuy nhiên, lần này cả Nga và Trung Quốc đều hiểu rằng họ cần phải hành động cùng nhau, bởi vì trong đơn lẻ họ không thể chống lại được Mỹ. Trung Quốc có sức mạnh kinh tế so sánh được với Mỹ, nhưng nó thiếu khả năng quân sự. Đối với Nga, thì ngược lại. Khi hai nước thống nhất các nỗ lực của mình lại thì nước Mỹ sẽ không thể cạnh tranh được với liên minh của họ. Điều này gợi nhớ câu chuyện ngụ ngôn cổ xưa, trong đó một người mù và một người què đã hợp tác với với nhau để thoát khỏi đám cháy rừng. Người mù cõng người què trên vai của mình, còn người què thì chỉ đường cho anh ta. Cả hai nước bây giờ nhận ra rằng nếu họ không đoàn kết, Mỹ sẽ vượt qua cả hai.

Trong cuộc đối đầu này, Đức có thể đóng một vai trò quan trọng và cứu nguy được mình, cứu nguy được Châu Âu và thế giới. Nếu Đức chuyển sang phía bên kia của cuộc xung đột và “nắm chặt bàn tay hữu nghị với Nga”, thì trò chơi của Mỹ ở Châu Âu sẽ bị thất bại và Châu Âu sẽ được cứu nguy khỏi sự hủy diệt. Châu Âu đã gánh chịu những thiệt hại khủng khiếp trong hai cuộc chiến tranh thế giới của thế kỷ XX. Tuy nhiên, nếu ở đây lại bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nữa thì sự hủy diệt toàn bộ Châu Âu là kết cục hoàn toàn có thể xẩy ra. Đức có công nghệ hiện đại nhất và là nền kinh tế lớn nhất Châu Âu. Nga có diện tích lớn nhất thế giới và trữ lượng lớn nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác. Cùng với nhau, Nga và Đức có thể lấy lại lãnh đạo thế giới cho Châu Âu. Châu Âu có thể trở thành khu vực thịnh vượng và hòa bình nhất của hành tinh này, và nhân loại sẽ được cứu thoát khỏi nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới thứ ba tự hủy diệt.

Người Châu Âu và các nước còn lại của thế giới cần phải hiểu rằng chiến lược của Mỹ, có nhiều khả năng đang chuyển từ giai đoạn xâm lược chủ động sang các trò chơi thụ động. Mỹ muốn đối thủ của họ đánh lộn với nhau, làm suy yếu lẫn nhau trong quá trình đối đầu. Tại Châu Âu, họ tìm cách để các đồng minh của họ (cũng là đối thủ tiềm năng) đánh nhau với Nga, tại Trung Đông - người Sunni chiến đấu chống lại người Shiite, ở Châu Á - Ấn Độ và Nhật Bản chống lại với Pakistan và Trung Quốc. Trong mỗi tình huống này, bên mà Mỹ hỗ trợ bị đe dọa tổn thất lớn hơn so với đối thủ của mình. Tại Châu Âu, các đồng minh của Mỹ có nguy cơ bị tổn thất nhiều hơn Nga. Tại Trung Đông, Iran có nhiều khả năng trở thành một diễn viên lớn trong khu vực, còn ở Châu Á, Ấn Độ và Nhật Bản đang bị đe dọa bởi các nguy cơ lớn hơn nhiều so với Trung Quốc.

Sự khác biệt cơ bản giữa người Sunni và người Shiite trong bối cảnh hiện nay là trong khi cả hai nhóm đã hưởng lợi rất lớn từ xuất khẩu dầu mỏ thì tầng lớp bên trên của Shiite đã thay đổi cơ bản sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, trong khi các nhà lãnh đạo Sunni vẫn tự coi mình là đồng minh chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Cuộc chiến ở Yemen có thể trở thành một cái bẫy đối với Arabia Saudi, và nếu không tìm thấy một giải pháp hòa bình cho vấn đề này thì nước này có thể bị cuốn vào cuộc xung đột như người Mỹ ở Việt Nam. Kết quả duy nhất của cuộc xung đột Sunni-Shiite ở Yemen là những đau khổ và thảm kịch của con người. Mỹ biết rằng trong bất kỳ trường hợp nào họ cũng có được những lợi thế từ các cuộc xung đột này, bởi vì các đồng minh của họ cũng đồng thời là các đối thủ tiềm tang của họ đang bị đánh bại, khi làm suy yếu các kẻ thù của mình.

Các bên tham gia xung đột, được Mỹ hỗ trợ cần phải hiểu rằng người Mỹ không đếm xỉa đến lợi ích của họ, mà chỉ quan tâm đến những vấn đề riêng của mình. Vì vậy, họ cần phải tìm được bất kỳ một giải pháp phi quân sự nào cho những bất đồng của họ. Cần cho ngoại giao một cơ hội. Ví dụ, nước Đức có thể cải thiện quan hệ với Nga, còn Ấn Độ và Nhật Bản - giải quyết những bất đồng của họ với Trung Quốc. Trong mỗi tình huống như vậy, các nền kinh tế của cả hai bên sẽ bổ sung cho nhau hơn là cạnh tranh. Đức cũng như Nga đều có thể được hưởng lợi từ việc mở rộng quan hệ kinh tế. Điều tương tự cũng có thể nói về Nhật Bản và Ấn Độ, mà có khả năng tận dụng được những lợi thế từ sự hợp tác với Trung Quốc. Và cuối cùng, trong mỗi tình huống này mức độ phụ thuộc của cả hai bên cuộc xung đột vào Mỹ sẽ giảm bớt đi. Điều này có thể được gọi là một quá trình chuyển đổi từ một trât tự thế giới đơn cực sang một trật tự thế giới đa cực.

Vì vậy, nếu cố gắng duy trì một thế giới đơn cực dưới quyền bá chủ của Mỹ thì chúng ta sẽ mạo hiểm vì cuộc chiến tranh thế giới thứ ba sẽ dẫn đến sự hủy diệt sự sống trên hành tinh này. Mặt khác, nếu chấp nhận khái niệm về một trật tự thế giới đa cực thì toàn bộ hành tinh có thể tránh được chiến tranh và đạt được sự thịnh vượng. Bất kỳ một người lành mạnh nào cũng sẽ chọn phương án thứ hai. Quyền tác giả của khái niệm về một thế giới đa cực thuộc về người sáng lập ra đạo Sikh ở Ấn Độ là Guru Nanak Jayanti. Khái niệm của ông dựa trên sự khoan dung, đa nguyên, cùng chịu trách nhiệm, sự thịnh vượng chung, tình yêu và chung sống hòa bình. Trong khi thế giới đang bị đẩy tới sự đối đầu tự hủy diệt và cuộc chiến tranh thế giới thứ ba thì những ý ​​tưởng của Guru Nanak cần thiết cho nhân loại hơn bao giờ hết.

Tiến sỹ Sawraj Singh, Chủ tịch Liên minh Trung tâm vì Công lý xã hội ở Washington. Bài viết được đăng trên The Link Newspaper.

Văn Cường (gt)