Cùng với sự mở đầu của nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Obama và thắng lợi của Đại hội 18 của ĐCS Trung Quốc, Trung-Mỹ lại bước vào một ván cờ chiến lược mới. Khi Obama không còn áp lực liên nhiệm, phương hướng chiến lược trong tương lai của Obama có thể sẽ càng mang màu sắc chủ nghĩa tư tưởng. Đổi với Trung Quốc, sự phát triển trong 30 năm qua đều đã có những thay đổi to lớn, đã tích lũy được thực lực nhất định, sử dụng những sức mạnh này như thế nào? Vận hành quyền lực của nước lớn ra sao? Có thể làm gì? Tất cả những điều này đã trở thành những vấn đề hiện tại phải nghiên cứu

Là người “lớn lên” sau, nay Trung Quốc cần suy ngẫm xem làm một người “chạy trước” như thế nào chứ không phải là người “đuổi theo” nữa.

Thứ nhất, xét về tình thế quốc tế hiện nay, khoảng cách giữa thực lực của Mỹ, Trung Quốc và các nước khác ngày một nới rộng hơn, thế giới dần xuất hiện tình trạng lưỡng cực mới. Là nước lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc tất phải đối mặt với sự bao vây, chèn ép, quấy nhiễu và suy sụp của Mỹ.

Xét về góc độ toàn cầu, chỉ có Mỹ mới có năng lực tác chiến với Trung Quốc từ các góc độ như kinh tế, tài chính, công nghiệp, quân sự, hệ thống an ninh chính trị, cũng chỉ có Mỹ mới có thể thông qua các thủ đoạn để chiến thắng Trung Quốc. Vì thế, trong một thời gian khá dài trong tương lai, chiến lược của Trung Quốc đều nên lấy Mỹ làm đối thủ giả tưởng và vạch ra những chính sách chiến lược liên quan.

Thứ hai, Trung Quốc phải làm tốt sự chuẩn bị về quyết chiến chiến lược. Đối với Trung Quốc, với kỹ thuật vũ khí hạt nhân trong tay: một là nắm trong tay năng lực quyết chiến chiến lược; hai là thể hiện năng lực quyết chiến chiến lược; ba là để đối thủ biết mình có quyết tâm sử dụng năng lực quyết chiến chiến lược. Thực chất của sự uy hiếp là sự đọ sức về tâm lý, bởi vậy khiến đối thủ không rõ ràng mức độ “ngưỡng cửa” hạt nhân của Trung Quốc là vô cùng quan trọng, chỉ cần đối thủ không đoán ra được quân át chủ bài của Trung Quốc thì khả năng uy hiếp mới có thể phát huy hiệu quả.

Thứ ba, Trung Quốc cần hết sức tránh quyết chiến chiến lược. Xuất phát điểm của chiến lược toàn cầu của Mỹ là duy trì địa vị đế quốc toàn cầu bằng giá thành thấp, vì thế, xuất phát điểm của Mỹ là chiến lược gián tiếp, tức là bất cứ lúc nào cũng không ép đối thủ đến bước đường cùng. Vòng vây của Mỹ đối với Trung Quốc là vòng vây mở, mục đích căn bản của nó là quấy nhiễu, làm suy yếu, cải tạo Trung Quốc, dẫn dụ Trung Quốc tiến hành quyết chiến theo phương thức mà họ mong muốn. Trận chiến “hải quân-không quân hợp nhất” chính là xây dựng nhằm cho trận chiến với Trung Quốc, dùng phương thức chiến tranh bình thường để hủy hoại triệt để năng lực quân sự của Trung Quốc.

Về hình thái quyền lực, giữa Trung Quốc và Mỹ tồn tại sự khác biệt. Vì thế, mục đích của chiến lược của Trung Quốc nên là đột phá vòng vây của Mỹ, đồng thời tận lực né tránh cuộc quyết chiến chiến lược. Chiến lược của Trung Quốc không nên phá hủy triệt để hoặc thông qua chiến tranh để chiến thắng Mỹ mà là hạn chế sự tự do hành động của Mỹ, bảo vệ mức cao nhất sự tự do hành động của Trung Quốc.

Thứ tư, chiến lược quốc tế trước mắt của Trung Quốc nên là phòng thủ phía Đông, tấn công phía Tây. Linh hồn của phòng thủ là phản kích. Trong phòng thủ, Trung Quốc cần coi trọng biện pháp quân sự, đặc biệt là sự uy hiếp hạt nhân. Trọng tâm của kinh tế Trung Quốc nằm ở miền Đông, cho dù mở rộng tuyến phòng vệ của Trung Quốc kéo rộng ra 1.500 km ngoài bờ biển cũng không có cách bảo vệ tuyệt đối an toàn, bất cứ sự công kích đột phá phòng tuyến nào cũng đều có thể gây ra cho Trung Quốc những tổn thất không thể vãn hồi được. Vì thế, dùng việc hủy hoại lẫn nhau thay cho phòng thủ đơn thuần có khả năng uy hiếp hơn mà chi phí càng thấp.

Linh hồn của công kích là hệ thống quấy nhiễu. Trong công kích, Trung Quốc nên phát huy ưu thế phi đối xứng của mình, chuyển dịch thực thể kinh tế, kỹ thuật cao và hệ thống trang bị quân sự hiện đại hóa sang Trung Đông, Trung Á; lấy kỹ thuật hạt nhân, hệ thống tín dụng tài chính, thị trường chung, hệ thống chỉ huy tác chiến làm điểm tựa, xây dựng khu vực sinh thái quốc tế do Trung Quốc chủ đạo. Trong tương lai, Trung Quốc cần ủng hộ các nước đồng minh xung quanh Trung Quốc, giúp đỡ họ tăng cường thực lực, thoát khỏi sự khống chế của các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ, phá bỏ hệ thống quốc tế của Mỹ, thu hẹp khoảng cách với Mỹ trên hình thái quyền lực toàn cầu.

Theo Tín báo

Quốc Trung (gt)