Philippines đã lên án hành động hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông gồm cả hành động bắn vào ngư dân, đưa xuồng tiến vào gần các đảo và quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí của Philippines. Philippines kêu gọi tổ chức một cuộc họp nhằm hình thành một mặt trận thống nhất ASEAN để chống lại điều họ gọi là việc đòi chủ quyền “bất hợp pháp” của Trung Quốc đối với toàn bộ vùng biển, kể cả vùng nước gần bờ biển của các nước Đông Nam Á. Các đại biểu dự họp đã tán thành một kế hoặch tạm thời do Philippines đề xướng nhằm làm giảm căng thẳng, theo đó Philippines kêu gọi cần phân định các vùng tranh chấp.

Ông Esteban Conejos nói với các phóng viên rằng Philippines không chỉ đạt được sự ủng hộ đối với đề nghị của mình mà còn khẳng định cách tiếp cận trước tiên để đi đến một giải pháp là phải dựa trên luật pháp.

Chuyên gia pháp lý các nước Indonesia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Malaysia và Việt Nam đã tham dự cuộc họp trong khi Lào và Campuchia không cử đại diện tham dự.

Ông Esteban Conejos nói tiếp báo cáo của các chuyên gia sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc họp các quan chức cấp cao ASEAN vào tháng tới ở Indonesia và có thể sẽ được thông qua tại cuộc họp Ngoại trưởng các nước ASEAN và sau đó trình lên Hội nghị Thượng đỉnh những người đứng đầu nhà nước ASEAN vào tháng 11/2011. Trung Quốc không tán thành sang kiến của Philippines vì đó là một nỗ lực nhằm đẩy nhanh thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về COC. Giải quyết tranh chấp lãnh thổ kéo dài hàng thế hệ nhưng đây là việc chúng tôi đề nghị cần làm.

Philippines xác nhận rằng quần đảo Trường Sa, nằm trên nguồn dầu, khí khổng lồ, gần các tuyến đường biển quan trọng, là một phần của tranh chấp biển. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc và các nước khác có tranh chấp chủ quyền hợp pháp. Nhưng họ khẳng định rằng các khu vực vừa qua họ cho phép thăm dò dầu khí là một phần thuộc lãnh thổ của Philippines.

Về việc này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nhấn mạnh Trung Quốc cam kết giải quyết những tranh chấp qua các cuộc đàm phán song phương.

Trong khi đó, Mạng Tinh đảo hoàn cầu ngày 24/9, có bài viết với tiêu đề kế hoạch phân chia Biển Đông của Philippines đã không được các chuyên gia ASEAN phê chuẩn, bài báo cho rằng cuộc hội thảo về Biển Đông do các chuyên gia Philippines tổ chức là nhằm mục đích tìm kiếm các biện pháp để giải quyết vấn đề Biển Đông, có ý đồ tranh thủ lấy chính sách của một khu vực cùng đối kháng chung với Trung Quốc. Tuy nhiên, chuyên gia các nước ASEAN đã không thông qua ý tưởng về một khu vực hòa bình, tự do, hữu nghị, hợp tác do Philippines đưa ra và cũng không cho rằng ý tưởng này phù hợp với Luật quốc tế, trong khi đó Campuchia và Lào đều không cử đại diện đến tham dự cuộc họp, điều này cho thấy ASEAN đều thiếu thống nhất trên vấn đề này và như vậy Philippines đã không có được sự ủng hộ của ASEAN trên vấn đề Biển Đông.

Thời báo Hoàn cầu ngày 23/9 đăng bài: “Philippines triệu tập chuyên gia hội họp “phân chia Biển Đông” vấp phải phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc”, cho biết ngày 22/9, phía Trung Quốc đã có phản đối đối với cuộc Hội thảo này, coi việc Philippines đơn phương “phân chia” Biển Đông là “mối nguy hiểm khi chọc giận Trung Quốc”. Phát biểu tại Hội thảo, Phó Tổng thống Philippines cho biết Philippines cho rằng việc phân chia rõ ràng các khu vực có và không tồn tại tranh chấp ở Biển Đông là hết sức quan trọng, có như vậy mới phá vỡ được cục diện bế tắc trong hợp tác khai thác của các bên. AFP cho biết theo đề xuất của Philippines thì không phải toàn bộ Biển Đông đều có tranh chấp, chỉ có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là tồn tại tranh chấp, có 6 bên và 3 bên nêu yêu sách chủ quyền. Đây là lần đầu tiên Philippines đưa ra chính sách thống nhất khu vực, muốn mượn cả ASEAN đối phó với yêu sách chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc. Chuyên gia cố vấn quân sự Trung Quốc Lưu Giang Bình cho rằng Hội thảo có đạt kết quả gì cũng đều vô hiệu, việc Philippines đưa ra một khuôn khổ để áp đặt Trung Quốc sẽ vấp phải sự phản đối của Trung Quốc, giới hạn cuối cùng của Trung Quốc là vấn đề quy thuộc chủ quyền không thể đàm phán; hợp tác khai thác tài nguyên Biển Đông có thể hiệp thương nhưng không thể gạt Trung Quốc ra ngoài sự hiệp thương đó./.

Hồng Hạnh (gt)