Những thay đổi nhanh chóng tại Myanmar kể từ khi TTh Thein Sein bắt đầu cải cách dân chủ vào năm 2011 đã gây ra vấn đề cho Trung Quốc. Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đã có mối quan hệ ấm cúng với người hàng xóm này, Trung Quốc hưởng gần như độc quyền về tài nguyên thiên nhiên và về chính sách đối ngoại. Nhưng bây giờ, Myanmar là một nền bán dân chủ lộn xộn và người dân nước này rất bực bội trước việc Trung Quốc hỗ trợ chính quyền trong quá khứ và khai thác tài nguyên của đất nước họ. Myanmar vẫn còn là một mối đe dọa cho sự ổn định trong khu vực: Trung Quốc đã đưa quân đến biên giới giữa hai nước vào đầu tháng 1 này vì các vụ xung đột giữa chính phủ Myanmar và các nhóm nổi dậy vốn có thể tràn vào lãnh thổ Trung Quốc.

Trung Quốc không còn coi Myanmar là hành lang chiến lược của họ để đi xuống Ấn Độ Dương, hoặc còn là một người ủng hộ trung thành của Trung Quốc trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, ASEAN nữa. Naypyidaw (thủ đô của Myanmar mới) đã cải thiện quan hệ đáng kể với Washington, càng làm tăng sự lo lắng của Bắc Kinh về việc Mỹ tái cân bằng với châu Á. Và mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn đối với Bắc Kinh. Các nhà sư và dân làng ở miền trung của Myanmar đã phản đối trong nhiều tháng chống lại việc mở rộng các mỏ đồng Mongywa thuộc loại lớn nhất đất nước, được điều hành do một công ty vũ khí của Trung Quốc và một công ty quân đội Myanmar. Trong năm 2011, ông Thein Sein đình chỉ xây dựng đập Myitsone 3,6 tỷ USD do một công ty Trung Quốc thầu, nói rằng dự án này đã chống lại "ý chí của nhân dân." Các cuộc biểu tình chống lại Mongywa đã đưa ra lo ngại rằng tất cả các khoản đầu tư của Trung Quốc tại Myanmar đang gặp nguy hiểm.

Trung Quốc tự thấy mình có rất ít khả năng để ngăn chặn Naypyidaw không làm tổn thương lợi ích của Trung Quốc. Một phần ngày càng lớn những chuyên gia hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc, bao gồm cả các nhà phân tích của chính phủ và các chuyên gia khu vực Đông Nam Á, cho rằng Trung Quốc cần phải trở lại với bạn bè cũ của mình để nâng cao vị thế của mình ở đó - đó là ủng hộ các sắc tộc biên giới đang tiến hành cuộc nổi loạn quy mô nhỏ chống lại Naypyidaw. Ông Liang Jinyun, một giáo sư khoa học chính trị thuộc Cao đẳng Cảnh sát tại Vân Nam ở Tây Nam Trung Quốc, lập luận trong một tài liệu năm 2011 rằng các dân tộc này, nếu "sử dụng" tốt sẽ trở thành người bạn trung thành nhất của Trung Quốc ở các tuyến đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc tại Myanmar.

Trung Quốc từ lâu đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các bộ tộc Wa và Kachin, những bộ tộc thiểu số sống ở miền Bắc và vẫn đấu tranh đòi quyền tự chủ chống lại chính phủ kể từ khi Myanmar đã trở thành một quốc gia vào năm 1948. Mối quan hệ lên đến đỉnh cao trong những năm 1960, khi Trung Quốc ủng hộ ĐCS Myanmar (bao gồm chủ yếu gồm những người của Wa và Kachin, cũng như các công dân Trung Quốc) trong cuộc đấu tranh thành công một phần của họ chống lại chính quyền trung ương. Nhưng hỗ trợ vật chất và con người từ Bắc Kinh chấm dứt vào đầu những năm 1990, mặc dù chính quyền địa phương trong tỉnh Vân Nam của Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ với tổ chức này về các vấn đề khác nhau, từ hợp tác kinh doanh cho đến các chương trình thay thế cây trồng liên quan đến ma túy qua biên giới. Naypyidaw đạt được một thỏa thuận hòa bình với bộ tộc Wa trong tháng 9/2011, nhưng bộ tộc Kachin và phe quân sự Myanmar vẫn tiếp tục chiến tranh. Ngày 2/1, Myanmar thừa nhận đã được sử dụng máy bay để tấn công người Kachin, vốn vẫn tự hào có một đội quân của khoảng 15.000 người.

Về công khai, Trung Quốc đã không lên tiếng. BNG đã tuyên bố rằng Trung Quốc và Myanmar là hai nước láng giềng quan trọng, và Trung Quốc hoan nghênh việc cải thiện mối quan hệ giữa Washington và Naypyidaw.

Nhưng dù đối xử với Myanmar tốt đi nữa, như Trung Quốc đã thực hiện trong vài thập kỷ qua, cũng không mang lại kết quả mong muốn. Vì vậy, theo một nhà phân tích của chính phủ Trung Quốc tại một cuộc họp kín trong tháng 11/2012, Trung Quốc nên "đa dạng hóa" cách tiếp cận của mình. Một nhà phân tích khác có ảnh hưởng của Trung Quốc ở Bắc Kinh thì nói rằng “Các nhóm dân tộc biên giới là con át chủ bài của chúng ta và Trung Quốc cần phải chơi tốt những con bài này”. Quan điểm của ông được chia sẻ bởi nhiều nhà phân tích, mặc dù không ai nói công khai.

Các nhà phân tích tin rằng Trung Quốc sẽ đóng vai trò trung gian giữa Kachin và Naypyidaw, nhằm để nhắc nhở Myanmar về ảnh hưởng của Trung Quốc và tạo điều kiện thuận lợi cho việc ổn định khu vực biên giới. Trong khi đó, họ lập luận rằng Trung Quốc cũng nên hỗ trợ các dân tộc biên giới trong cuộc đấu tranh của họ chống lại Naypyidaw bằng cách gây sức ép với quân đội Myanmar để hạn chế các cuộc tấn công của quân đội Myanmar và giữ biên giới mở để cho phép sự vận chuyển ngọc, gỗ, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác về Trung Quốc. (Buôn lậu ma túy là một sản phẩm không mong muốn, nhưng không thể tránh khỏi qua biên giới hai nước).

Theo các nhà phân tích, hỗ trợ các nhóm dân tộc thiểu số sẽ khôi phục lại lợi thế của Trung Quốc đối với Myanmar và buộc Myanmar phải tôn trọng lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Suy cho cùng, theo Trung Quốc, kể từ khi Myanmar ngả vào vòng tay của phương Tây, Trung Quốc không có gì để mất và tất cả mọi thứ đều có thể đạt được. Trong cuộc nói chuyện riêng, các nhà phân tích thuộc BNG/Trung Quốc đã phản đối quan điểm này. Họ trích dẫn chính sách lâu dài của Trung Quốc là không can thiệp công việc nội bộ của nước khác, và cần duy trì thiết lập tình bạn song phương với các quốc gia như Myanmar, cho rằng kích động cuộc đấu tranh sắc tộc sẽ tiếp tục càng làm xa lánh Naypyidaw. Họ cũng cho rằng cuối cùng, Naypyidaw sẽ phải quay trở lại Bắc Kinh để tìm sự hỗ trợ, nếu không nước này sẽ rơi vào hỗn loạn. Bởi vì, họ lập luận, hai nước đã có nhiều thập kỷ của tình hữu nghị và Trung Quốc ngày nay vẫn là đối tác thương mại và nhà đầu tư lớn nhất của Myanmar.

Về phần mình, các nhóm sắc tộc hoan nghênh sự tham gia của Trung Quốc. Theo một nguồn tin trong quân đội Độc lập Kachin, Chính phủ sẽ bác bỏ bất kỳ thỏa thuận nào, trừ khi nó được một cường quốc toàn cầu hỗ trợ. Với Mỹ tập trung vào việc giúp đỡ Naypyidaw hơn là giúp đỡ cho các nhóm sắc tộc nổi loạn , Kachin và Wa đã hy vọng Trung Quốc sẽ trở thành đồng minh mạnh nhất của họ. Sau khi cử nhiều đoàn đến Washington trong vài năm qua, các nhóm Kachin đã nói rằng họ đang thất vọng về sự thiếu quan tâm của Mỹ. Và theo một số quan chức địa phương Trung Quốc, Wa đã từ bỏ bất kỳ hy vọng làm thay đổi nhận thức của Washington vốn coi họ là “lãnh chúa ma túy” và “những tay lái súng”.

Hiểu được nỗi sợ hãi của Trung Quốc về một Myanmar đang tránh xa Trung Quốc, Kachin và Wa lập luận rằng Trung Quốc nên hỗ trợ cuộc đấu tranh của họ nhằm giành được một giải pháp chính trị và quyền tự chủ. Điều này sẽ làm cho thế giới nhìn nhận Trung Quốc rất tồi tệ, đặc biệt là xem xét các đòi hỏi tương tự của người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ về quyền tự chủ, mà Trung Quốc đã dập tắt. Nhưng chính trị đã biến những kẻ lạ thành người bạn tốt, và Trung Quốc hỗ trợ một nhóm sắc tộc nổi loạn trong cuộc đấu tranh của họ chống lại một chính phủ trung ương không quan tâm đến lợi ích của Trung Quốc cũng chẳng có gì làm lạ.

Yun Sun là nghiên cứu sinh tại Viện Brookings. Bà từng là nhà phân tích về Trung Quốc của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG) tại Bắc Kinh. Bài viết được đăng trên Foreign Policy.

Trần Quang (gt)