Thực tế, thách thức hiện nay đang sắp xảy ra và sẽ xảy ra trong 5 - 10 năm tới thực sự không phải là tình hình quốc tế và môi trường xung quanh TQ mà chính là các cải cách thể chế bên trong và môi trường xã hội của TQ. Thách thức thực sự không phải là mâu thuẫn quân sự mà là những vấn đề phi quân sự trong các lĩnh vực như tài chính, xã hội, hệ thống và chính sách ngoại giao của TQ.

Trong 5-10 năm tới, tương quan sức mạnh giữa TQ và Mỹ sẽ biến đổi nhảy vọt từ lượng sang chất và cho thấy trò chơi giữa Mỹ và TQ hiện nay sẽ chẳng là gì nhưng màn dạo đầu cho cạnh tranh chiến lược sẽ thực sự xảy ra. Vấn đề chiến lược hiện nay làm thế nào để điều chỉnh thái độ và chiến lược nhằm tạo giải pháp cho các vấn đề và đi theo mô hình quan hệ Mỹ - Trung kiểu mới khi mà kinh tế TQ sẽ vượt Mỹ.

Giai đoạn 5 - 10 năm tới là giai đoạn vô cùng quan trọng với cả hai cường quốc để thoát khỏi những khó khăn. Hiện tại, tất cả các nước đều làm một việc giống nhau đó là làm sâu sắc thêm các cải cách thể chế bên trong và theo đuổi khoảng không chiến lược bên ngoài. Điều này có thể nhận thấy rõ trong “thỏa thuận mới” của Obama và chiến lược Mỹ quay trở lại CÁ - TBD, trong các cải cách thể chế của châu Âu nhằm ứng phó với khủng hoảng nợ và sự can thiệp tích cực của các cường quốc này trong việc làm thay đổi tình hình ở Tây Á và Bắc Phi cũng như việc Nga đang theo đuổi sự phục hồi nền kinh tế trong nước, thiết lập Liên minh Á - Âu và củng cố các lợi ích của Nga tại Viễn Đông.

Chỉ khi Mỹ và EU vượt qua được những khó khăn và hoàn thành vòng cải cách thể chế mới cùng với những ảnh hưởng của cách mạng khoa học công nghệ mới thì các nước này mới trở thành cú sốc lớn đối với giai đoạn cơ hội chiến lược của TQ.

Trong 3 - 5 năm tới, Mỹ chuyển chiến lược quay trở lại CÁ - TBD nhằm thể hiện việc coi trọng tái cân bằng sự thống trị của Mỹ ở CÁ - TBD hơn là đối đầu toàn diện với TQ và sẽ dẫn tới việc bố trí chiến lược CÁ - TBD mới thông qua các tranh chấp chủ quyền giữa TQ với các nước liên quan thay vì sự can dự của Mỹ trong xung đột quân sự với TQ. Trong giai đoạn này, Mỹ sẽ tận dụng tối đa các biện pháp phi quân sự để làm trì hoãn hoặc cản trở sự trỗi dậy của TQ và giành các lợi ích chiến lược trong việc nỗ lực phục hồi sức mạnh quốc gia và củng cố vị thế bá quyền của Mỹ.

Do đó, TQ cần thay đổi suy nghĩ truyền thống và hướng sự tập trung vào việc bảo vệ đất nước từ giải pháp đối với nguy cơ xung đột quân sự một phần bên ngoài sang tái xây dựng các thể chế trong nước toàn diện để chứng tỏ TQ sẽ thành công trong ứng phó với các thách thức chiến lược hiện nay.

 

Theo Nhân dân Nhật Báo

 

Quốc Trung (gt)