Chiến dịch của Lassen đã mở đầu cho một kỷ nguyên mới trong một không gian hàng hải ngày càng đông đúc và nhộn nhịp trên Biển Đông. Đầu tiên, hoạt động tự do hàng hải (FONOP) không làm thay đổi quan điểm của Mỹ về chủ quyền của các rạn san hô, đảo đá, và các hòn đảo riêng biệt ở Biển Đông. Thật vậy, chính sách của Mỹ trước khi sự việc này xảy ra là: trung lập. Hải quân Mỹ chỉ đơn thuần khẳng định rằng bởi vì đá Subi nằm hoàn toàn dưới mức nước triều thấp, nó không có quyền lãnh hải 12 hải lý trên biển theo UNCLOS.

Thông lệ quốc tế là khía cạnh quan trọng cho thấy FONOP của Mỹ là cần thiết. FONOP đảm bảo rằng cái gọi là hoạt động cải tạo đảo đá của Trung Quốc không thể thay đổi các định nghĩa pháp lý về bãi đá, đảo đá, từ một bãi đá sang một hòn đảo và tạo điều kiện cho đá Subi được phép có vùng lãnh hải. Ngay cả khi hầu hết các quốc gia ven Biển Đông (không kể Trung Quốc) từ chối sự hiểu biết của Bắc Kinh về tình trạng xét bãi đá, đảo đá này, quan điểm của Trung Quốc sẽ mạnh hơn nếu các yêu sách hàng hải quá đáng của nước này vẫn còn được tranh cãi.

Một điểm quan trọng khác là Lassen cũng đi qua các đảo đá và bãi đá được Việt Nam và Philippines xây dựng và phát triển. Điều này là đặc biệt quan trọng vì nó nhấn mạnh rằng mục đích của FONOP không phải chỉ chống lại Trung Quốc. Tất nhiên, tình hình chính trị và ngoại giao song phương của việc tiến hành FONOP gần các đảo đá, bãi đá do Việt Nam và Philippines quản lý là hoàn toàn khác biệt, nhưng rõ ràng là Mỹ đã không phân biệt đối xử. FONOP sau cùng là để "thách thức yêu sách chủ quyền quá mức không chỉ của các đối thủ tiềm năng và đối thủ cạnh tranh mà còn của các đồng minh, đối tác và các quốc gia khác".

Phản ứng của Trung Quốc đối với FONOP cũng nói lên nhiều điều đáng chú ý. 

Thứ nhất, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã có phản ứng tương đối kiềm chế. Đối với cộng đồng quốc tế, kiềm chế là một dấu hiệu đáng mừng, rằng thêm nhiều FONOPs sẽ không nhất thiết gây gia tăng nguy cơ xung đột thảm khốc ở Biển Đông. Tuy vậy, việc Hải quân Trung Quốc tiếp tục kiềm chế có thể sẽ không duy trì được lâu nếu FONOPs của Mỹ vẫn tiếp tục được triển khai ở quần đảo Trường Sa. 

Thứ hai, Trung Quốc thực ra đã có thể phản ứng chiến dịch hôm thứ Ba vừa rồi của Mỹ theo cách khác. Bắc Kinh đã có thể ngăn chặn tàu Mỹ, gửi một tín hiệu mạnh mẽ như thể 12 hải lý xung quanh đá Subi thực sự là lãnh hải. Phản ứng của Bắc Kinh vào thứ Ba và thái độ của nước này xem FONOP là một "mối đe dọa" đối với chủ quyền của mình thay vì gọi đó là "vi phạm". Sự mơ hồ trở nên có hiệu quả đối với lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh không bao giờ nói các cụm từ không chắc chắn là có nên xem xem bãi đá Subi và Vành Khăn có "lãnh hải" như UNCLOS định nghĩa chúng.

Thật tình cờ, 27/10 thực ra là ngày "Hải quân" Mỹ. Liêụ có cách nào tốt hơn để người Mỹ đề cao vai trò quan trọng của Hải quân Mỹ trong việc đảm bảo rằng tất cả các quốc gia đi biển có quyền tiếp cận đối với hàng hóa công toàn cầu quan trọng như sự tự do hàng hải và hàng không bằng cách triển khai FONOP để phản đối yêu sách biển quá đáng của Trung Quốc. Tình thế hiện nay ở Trường Sa thách thức vai trò lâu dài của Hải quân Mỹ ở khu vực Đông Nam Á, khi mà Trung Quốc ngày càng đặt cược vào việc xây dựng hàng loạt các công trình trên đảo nhân tạo. Mỹ không có lựa chọn nào khác là phải can thiệp, hơn là đứng yên và nhìn hiện trang bị thay đổi.

Theo The Diplomat

Trần Quang (gt)