Để tháo ngòi căng thẳng giữa TQ và các nước láng giềng về chủ quyền ở Biển Đông, thiết yếu là phải thực thi các qui định quốc tế và yêu cầu TQ kiềm chế.

Tại một loạt cuộc gặp bộ trưởng NG của ASEAN và các nước liên quan trên đảo Bali, Indonesia tuần trước, việc hải quân TQ tăng cường hoạt động trở thành một trọng tâm lớn.

NG Nhật và NG Mỹ đã kêu gọi giải quyết tranh chấp dựa trên quy định quốc tế, nói rằng tôn trọng luật quốc tế và đảm bảo minh bạch là quan trọng. Tuy nhiên, NG TQ lại nói rằng an toàn và  tự do hàng hải ở Biển Đông không bị đe dọa. TQ lý luận đối đầu trên Biển Đông cần được giải quyết bởi các nước trực tiếp liên đới và không cần sự tham gia rộng rãi hơn của cộng đồng quốc tế. Không cần nói, thảo luận đã không đi đến thỏa thuận gì.

Hành động ích kỷ của TQ

Đặc biệt trong năm nay, hành động của TQ ở Biển Đông đang tỏ ra hiếu chiến. Thí dụ tàu TQ can thiệp vào hoạt động thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam. Tuy nhiên, TQ nói hành động của họ là chính đáng. Những hành động ích kỷ đó không thể bỏ qua.

Nhật và Mỹ cần hợp tác chặt chẽ với ASEAN kiên trì yêu cầu TQ đồng ý với các nỗ lực xây dựng các qui định hiệu quả hơn.

TQ và ASEAN năm 2002 đã thông báo Tuyên bố DOC ở Biển Đông. DOC qui định các bên sẽ “giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng biện pháp hòa bình”. Tuy nhiên Tuyên bố không ràng buộc về pháp lý. Để hỗ trợ thực hiện Tuyên bố, lần này TQ và ASEAN đồng ý về “hướng dẫn” về ứng xử nhằm thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông, gồm cả phát triển nguồn tài nguyên. Tình hình đã tiến thêm một mức độ nhất định, song thỏa thuận đó vẫn chưa đủ.

ASEAN đầu tiên đã đòi đưa đưa vào “giải quyết tranh chấp bằng các nước đa phương” để bù lại chênh lệch sức mạnh giữa TQ và mỗi nước ASEAN riêng biệt, nhưng không thực hiện được.

Có nghi ngờ rằng TQ đã ngầm phá quan điểm thống nhất của ASEAN bằng cách, thí dụ, mời chào các nước thân TQ chương trình hỗ trợ kinh tế đổi lấy việc ủng hộ TQ.

Lợi ích của Nhật liên đới

ASEAN dự định bắt đầu thương lượng với TQ nâng cấp DOC 2002 lên COC có tính ràng buộc pháp lý. Chúng tôi nghĩ Nhật cần tích cực ủng hộ ASEAN trong việc này.

Nhật không thể bỏ qua tranh chấp ở Biển Đông coi như là việc của ai khác. Nhật có các tuyến vận tải biển quan trọng ở Biển Đông. Bản thân Nhật có xung đột với TQ, trong đó có căng thẳng đối với các đảo Senkaku ở Okinawa.

Vào tháng 11, Thượng đỉnh EAS sẽ diễn ra có 18 nước tham gia gồm cả Nhật, TQ, HQ, Mỹ và Nga và các nước ASEAN. TTg Mỹ và TTg Nga sẽ tham dự lần đầu tiên với tư cách thành viên chính thức.

Hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích chung cho các nước EAS. Nhằm đạt được đồng thuận tiến tới xây dựng những qui tắc thực sự áp dụng được là việc rất quan trọng.

Theo Daily Yomiuri

Quốc Giang, cộng tác viên tại Nhật Bản (gt)