Bài báo đánh giá trong bối cảnh tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông đang ngày càng phức tạp hai nước Nhật Bản và Philippines tổ chức tham vẫn cấp chính phủ như vậy đã gây nên sự chú ý cao độ, hai bên đều có ý đồ riêng đối với quyền lợi biển của Trung Quốc, mong muốn cùng nhau hợp sức để đối kháng với Trung Quốc mưu cầu lợi ích riêng cho bản thân mình.

Theo dư luận Nhật Bản, thì lần này cả Nhật Bản và Philippines đều không giấu diếm mục đích của cuộc đối thoại lần này. Trung Quốc và Philippines có tranh chấp chủ quyền trên vấn đề Trường Sa, ngoài ra Biển Đông cũng là một tuyến hàng hải quan trọng đối với Nhật Bản, về vấn đề tranh chấp Biển Hoa Đông cũng khiến cho quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản gặp nhiều cọ sát. Nhằm để ứng phó với việc Trung Quốc tăng cường tuyên bố chủ quyền tại Biển Hoa Đông và Biển Đông, Nhật Bản và Philippines đều quyết định tổ chức cuộc tham vấn này để cúng nhau hành động, thúc đẩy hợp tác đồng thời bảo đảm tự do hàng hải và an ninh tầu thuyền của Nhật Bản tại Biển Đông. Ngoài ra, hai bên cũng đạt được nhận thức chung về việc ứng phó cướp biển tại eo biển Malacca và Somali.

Bài báo nhận định rằng việc hai nước tổ chức tham vấn lần này đối với Nhật có 3 mục đích: Một là, tiếp tục tăng cường hơn nữa hợp tác và hữu nghị giữa Nhật Bản và Philippines, nhằm củng cố và đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN để nâng cao tiếng nói của mình trong các công việc của ASEAN; Hai là, thông qua việc can dự vào vấn đề Biển Đông để kiềm chế và đối kháng với Trung Quốc, tính toán cho việc đàm phán với Trung Quốc trên vấn đề đảo Điếu Ngư và tạo ra xu thê gây áp lực đối với Trung Quốc trong dư luận cộng đồng quốc tế; Ba là, bởi cùng có những vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Hàn Quốc và Nga, do đó Nhật Bản muốn có được một số kết quả nhất định trên vấn đề Biển Hoa Đông và Biển Đông nhằm giảm bớt áp lực chính trị trong nước. Còn đối với Philippines, lợi dụng việc các nước có tranh chấp thì tìm lợi ích cho mình, trên vấn đề Biển Đông, Trung Quốc chủ trương thông qua song phương, phản đối quốc tế hóa nhưng Philippines lại muốn đưa lên tòa án quốc tế nhằm làm phức tạp hóa và quốc tế hóa vấn đề này.

Bài báo cho rằng việc hai bên lần này tổ chức tham vấn đã khiến cho vấn đề càng phức tạp hơn và về sâu xa thì đằng sau vấn đề Đông Hải và vấn đề Biển Đông là có sự hiện diện của Mỹ, diễn biến của vấn đề này ra sao đều có liên quan mật thiết không thể tách rời với lập trường của Mỹ. Liệu Mỹ có thể bình tĩnh nhìn nhận sự phát triển hòa bình của Trung Quốc, bớt bá quyền hơn trong các vấn đề quốc tế hay không, tất cả đều liên quan đến cách giải quyết cuối cùng của các vấn đề trên./.

Thuỳ Anh (gt)

Theo Mạng Free Paper World News (11/9) Japan and the Philippines to hold consultations on the South China Sea