Những quan sát mở đầu

Nhật Bản cuối cùng cũng đã tháo bỏ xiềng xích cho mình khỏi “Hiến pháp hòa bình” đã tồn tại trong 6 thập kỷ của nước này để đáp lại “Mối đe dọa Trung Quốc” đang mở rộng hơn bao giờ hết, sự gây hấn quân sự và chính sách “bên miệng hố chiến tranh” mang tính hăm dọa được tăng cường của Trung Quốc đang đe dọa Nhật Bản và Đông Á.

Điều mỉa mai về phương diện chiến lược là thực tế chính Mỹ là nước đã áp đặt bản “Hiến pháp hòa bình” từ bỏ chiến tranh đang hạn chế các tư thế phòng vệ của Nhật Bản và ngăn không cho nước này thực hiện quyền “phòng vệ tập thể”. Vào giữa năm 2014, điều đáng chú ý là cũng chính Mỹ đã lên tiếng ủng hộ Nhật Bản theo đuổi những tầm nhìn chiến lược rộng lớn hơn ở các tư thế quân sự mới của nước này.

Các chính sách an ninh quyết đoán hơn của Nhật Bản bao gồm quyền “phòng vệ tập thể” khi được kết hợp với chính sách “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương mang tính chiến lược của Mỹ có khả năng tạo ra các tác động kìm hãm đối với sự hoành hành mang tính gây hấn và ngông cuồng của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và sự bành trướng của nước này trên Biển Đông.

Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe cuối cùng cũng đã quyết tâm thực hiện các tư thế an ninh và quân sự quyết đoán hơn phù hợp với địa vị chính trị của nước này là một cường quốc châu Á cùng với Ấn Độ cạnh tranh với các nỗ lực của Trung Quốc nhằm áp đặt sự bá quyền của nước này tại châu Á.

Trong những năm gần đây kể từ năm 2009, Trung Quốc bằng các chiến lược hăm dọa được minh chứng của mình đã gây ra sự hỗn loạn quân sự và những sự không chắc chắn về chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và do vậy, một cái nhìn khái quát vắn tắt những nhận thức về mối đe dọa của Nhật Bản trong năm 2014 sẽ là phù hợp.

Theo sau sự quyết đoán chiến lược ngay tức thì của Nhật Bản, Trung Quốc có thể được cho là sử dụng các chiến lược gây rối loạn nhằm làm Nhật Bản mất uy tín và do đó làm giảm bớt sự quyết đoán của Nhật Bản. Do vậy, Nhật Bản và Mỹ phải cảnh giác và sẵn sàng đối phó với sự gây rối loạn chiến lược có thể có của Trung Quốc sau đó.

Những nhận thức về mối đe dọa của Nhật Bản năm 2014

Nhật Bản tồn tại ở một khu vực được quân sự hóa ở mức cao cùng với các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc là những ngoại lệ. Điều này khiến cho Nhật Bản dễ bị tổn thương trước sự đe dọa hạt nhân của Trung Quốc và thậm chí là Triều Tiên, bất chấp cái được gọi là “chiếc ô hạt nhân” của Mỹ.

Các nhận thức về mối đe dọa của Nhật Bản năm 2014 có thể được liệt kê như sau:

- Việc quân đội của Trung Quốc đang phát triển nhanh, cả thông thường lẫn hạt nhân, và các khả năng hải quân và các khả năng triển khai lực lượng không ngừng mở rộng của nước này được coi là những mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của Nhật Bản.

- Sức mạnh hải quân được mở rộng của Trung Quốc cùng với các tàu ngầm Trung Quốc đang lẩn quất ở các vùng biển của Nhật Bản là điều đáng lo ngại về phương diện quân sự đối với Nhật Bản.

- Sự gây hấn quân sự được tăng cường và chính sách “bên miệng hố chiến tranh” mang tính hăm dọa của Trung Quốc nhằm vào Nhật Bản về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku tranh chấp với Trung Quốc đã đánh thức Nhật Bản khỏi chứng mất ngủ mang tính chiến lược của nước này.

- Kho vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên có được nhờ sự giúp đỡ của Trung Quốc đang được sử dụng để phóng tên lửa vào Nhật Bản.

- Việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự để giành lấy các hòn đảo của Việt Nam và Philippines ở Biển Đông và chiến lược đang tiếp diễn nhằm thiết lập quyền kiểm soát hoàn toàn đối với vùng Biển Đông và điều này đe dọa đến sự tồn vong quốc gia của Nhật Bản cũng như tuyến đường giao thông huyết mạch có tính chất sống còn đi qua Biển Đông của nước này.

- Nhận thức sai lầm của Trung Quốc về sự suy giảm tương đối của Mỹ trong việc tiếp tục hiện diện ở Tây Thái Bình Dương và sự tôn trọng của Mỹ đối với các cam kết an ninh của mình với các đồng minh châu Á-Thái Bình Dương của nước này.

Do vậy, “mối đe dọa Trung Quốc” là một mối đe dọa mạnh mẽ đối với an ninh quốc gia của Nhật Bản và do đó tác nhân kích thích bị trì hoãn từ lâu giờ đây đang được đưa vào thực hiện khi mà môi trường an ninh của Nhật Bản đang ngày càng bị đe dọa.

Phản ứng của Nhật Bản trước mối đe dọa Trung Quốc đang lờ mờ hiện ra: Diễn giải lại Điều 9 của Hiến pháp hòa bình

Trong hai năm qua, Nhật Bản đã và đang tăng cường vai trò quân sự của mình. Tuy nhiên, tất cả những sáng kiến này đều bị kìm hãm trong phạm trù “phòng vệ”.

Nhật Bản bị bất lợi nghiêm trọng bởi Điều 9 của Hiến pháp hòa bình, điều luật đã hạn chế nước này đặt ra các chiến lược răn đe và các cơ cấu lực lượng thích đáng để chống lại mối đe dọa Trung Quốc và cũng như nước này không thể tham gia các dàn xếp về “phòng vệ tập thể” với các quốc gia khác và cũng không thể trợ giúp các nước láng giềng khu vực mà sự sống còn của Nhật Bản về an ninh phụ thuộc vào việc tránh các mối đe dọa đối với an ninh của các nước này. Nhật Bản không thể đem lại sự trợ giúp về quân sự cho các nước khác vì an ninh của khu vực. Theo cách diễn giải đúng nghĩa nhất, Nhật Bản cũng không thể trợ giúp ngay cả Mỹ nếu Mỹ bị đe dọa ở vùng lân cận của Nhật Bản.

Vài tháng trước, Thủ tướng Abe đã thành lập một Hội đồng cố vấn về Tái cấu trúc Cơ sở pháp lý cho An ninh Nhật Bản, hội đồng này đã đệ trình các khuyến nghị của mình hồi tháng 5/2014. Các khuyến nghị đáng chú ý đó là Điều 9 của Hiến pháp cần được diễn giải lại và Nhật Bản phải được cho phép thực hiện “Quyền phòng vệ tập thể” và các sáng kiến khác để cải thiện các khả năng răn đe thông thường của nước này. Đáng chú ý là, Nhật Bản sẽ có thể trợ giúp về mặt quân sự cho các quốc gia mà an ninh quốc gia của Nhật Bản phụ thuộc vào. Điều này cũng hàm ý rằng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản cũng sẽ được gỡ bỏ.

Việc loại bỏ quá trình sửa đổi hiến pháp kéo dài đòi hỏi một đa số chiếm 2/3, điều hiện giờ được tán thành là một sự diễn giải lại Điều 9 của Hiến pháp tạo điều kiện cho các đòi hỏi cấp thiết về an ninh hiện thời được thực hiện. Điều này sẽ chỉ đòi hỏi một đa số đơn giản ở cả hai viện của Quốc hội Nhật Bản, điều Thủ tướng Abe chắc chắn sẽ giành được.

Tuy nhiên, hội đồng cố vấn này thực sự đã giải thích cặn kẽ một số cảnh báo khi Nhật Bản đi đến quyết định về việc thực hiện “Phòng vệ tập thể”. Những cảnh báo này gồm cả việc có được sự cho phép của quốc hội Nhật Bản, việc đối tác thân cận của Nhật Bản đặt ra một yêu cầu cụ thể và rõ ràng về sự trợ giúp của Nhật Bản khi bị đe dọa bởi một cuộc tấn công và một mối đe dọa lớn đối với an ninh của Nhật Bản có thể nảy sinh nếu một yêu cầu trợ giúp như vậy bị phớt lờ.

Những quan sát mang tính phân tích về việc Nhật Bản diễn giải lại Điều 9 của Hiến pháp hòa bình

Một cách ngắn gọn, những điểm sau đây là nổi bật:

- “Quyền phòng vệ tập thể” sẽ là một điều khoản cho phép Nhật Bản thiết lập vào thời điểm thuận lợi một mạng lưới các mối quan hệ đối tác an ninh và các dàn xếp hợp tác chiến lược với các quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương mà cũng bị đe dọa.

- Các khả năng răn đe thông thường của Nhật Bản chống lại sự hăm dọa quân sự của Trung Quốc có thể được cải thiện trên cơ sở lộ trình nhanh.

- Nhật Bản có thể sử dụng các chính sách an ninh chủ động hơn gồm cả các vai trò gìn giữ hòa bình và thúc đẩy tiến độ của Liên hợp quốc và hỗ trợ hậu cần cho các hoạt động như vậy.

- Nhật Bản có thể được cho là tham gia một cách chủ động vào các liên minh của Liên hợp quốc trong tương lai để giải quyết các cuộc khủng hoảng xung đột toàn cầu.

- Trên bình diện rộng, Nhật Bản có thể góp phần giành lại “cán cân sức mạnh” mà Mỹ đã xây dựng ở châu Á-Thái Bình Dương vốn đang bị làm xáo trộn bởi sự quân sự hóa và chính sách “bên miệng hố chiến tranh” của Trung Quốc.

Người ta cho rằng các bên được hưởng lợi trực tiếp và đáng kể nhất từ việc Nhật Bản thực hiện một tư thế quân sự quyết đoán hơn ở khu vực này sẽ là Philippines và Việt Nam, cả hai nước này đang là nạn nhân của sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhật Bản giờ đây có thể tích cực và công khai hơn việc giúp đỡ tăng cường khả năng quân sự cho các lực lượng bảo vệ bờ biển và hải quân của cả hai quốc gia này để đương đầu với sự hăm dọa quân sự của Trung Quốc.

Phản ứng của quốc tế đối với việc Nhật Bản diễn giải lại Điều 9 của Hiến pháp hòa bình

Các phản ứng gay gắt và mang tính chỉ trích duy nhất đã nổi lên từ Trung Quốc như dự kiến. Cần phải nhớ rằng Trung Quốc ngay từ đầu đã liên tục nhắc đi nhắc lại những mối nguy hiểm của sự trở lại của chủ nghĩa quân sự phiệt Nhật Bản mà dễ dàng quên đi rằng điều chi phối những mối lo ngại ở các thủ đô của châu Á là “mối đe dọa Trung Quốc” chứ không phải bất kỳ mối đe dọa Nhật Bản nào đối với an ninh của các nước này.

Mỹ và các quốc gia phương Tây đã hoan nghênh việc Nhật Bản thực hiện một tư thế phòng vệ bình thường hơn phù hợp với tầm cỡ chính trị của nước này. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã bày tỏ hi vọng rằng Nhật Bản giờ đây sẽ đóng một vai trò chủ động trong an ninh của châu Á-Thái Bình Dương.

Trong số các thủ đô châu Á với ngoại lệ là các phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc và một phản ứng im lặng từ Hàn Quốc kiên quyết hơn bởi các lý do lịch sử, không có phát biểu trái chiều nào đáng chú ý.

Những quan sát kết luận

Việc Nhật Bản có được các tầm nhìn chiến lược rộng lớn hơn trước mối đe dọa Trung Quốc mạnh mẽ để bảo vệ an ninh và sự tồn vong của nước này là đáng khen ngợi và phù hợp với nguyên tắc đã đi vào truyền thống rằng các chiến lược an ninh và cơ cấu sức mạnh của một quốc gia cần phải được dựa trên các khả năng quân sự đang phát triển của một địch thủ quân sự của một quốc gia chứ không phải dựa trên những sự diễn giải đạo đức giả về các ý định của địch thủ đó.

Việc Nhật Bản theo đuổi các tầm nhìn chiến lược rộng lớn hơn cuối cùng có thể tỏ ra là một nhân tố thay đổi cuộc chơi đáng hoan nghênh đối với an ninh của châu Á-Thái Bình Dương trong cái mà nó sẽ làm tăng thêm sự chắc chắn về mặt chiến lược cho chính sách xoay trục sang châu Á mang tính chiến lược của Mỹ và cùng lúc đưa Nhật Bản vào các tư thế phòng vệ tự lực và độc lập đáng tin phù hợp với tầm cỡ của Nhật Bản với tư cách là một trong số các cường quốc chủ yếu của châu Á.

Theo South Asia Analysis Group

Trần Quang (gt)