Lô 127 và 128 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Ấn Độ tích cực tham gia cùng Việt Nam khai thác dầu khi trong vùng biển thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc ở "Nam Hải" (Biển Đông), gây nên sự phẫn nỗ mạnh mẽ của rất nhiều người dân Trung Quốc. NFN/BNG Trung Quốc khi trả lời câu hỏi về vấn đề này, nhắc lại lập trường nhất quán của Trung Quốc: Phản đối bất kỳ nước nào tiến hành hoạt động thăm dò khai thác dầu khí trong vùng biền thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.

Người viết bài này đã tra tìm các bài viết liên quan trên báo chí Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc, đều không tìm thây "chúng cứ xâm phạm" cụ thể nào về việc Việt Nam khai thác trên vùng biển chủ quyền của Trung Quốc. NFN/BNG Trung Quốc cũng không giải thích cụ thể đối với vấn đề này tất cả xem ra đều mơ hồ.

Đầu tiên là cách nói của Việt Nam rất mơ hồ. Quan chức Việt Nam nhiêu lần tuyên bố khu vực này thuộc phạm vi chủ quyền của Việt Nam, còn như một hoặc những khu vực nào, vị trí ở đâu trên bản đồ, không thể hiện cụ thể, chỉ có ký hiệu hai lô này là 127 và 128. Ấn Độ cũng giống như vậy, tuyên bố dự án này không hề liên quán đến vùng biển của Trung Quốc.

Có báo chí Trung Quốc nói, hai lô này nằm ở vùng biển thuộc quần đảo “Nam Sa” (Trường Sa), nhưng nhìn từ Sơ đồ phân lô Biển Đông của Việt Nam trên mạng, xem ra lại không gần quần đảo "Nam Sa" (Trường Sa), mà rất có khả năng nằm sát chồng lên đường 9 đoạn". Hai cách nói này đều không được cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan nghiên cứu chứng thực rõ ràng, cho nên cũng chỉ có thể là mơ hồ. Đến nạy cũng chưa thây bất kỳ báo chí nào đưa tin chi tiết về khu vực mà Việt Nam tiến hành khai thác.

Việt Nam và Ấn Độ đương nhiên mong muốn mơ hồ, bởi vì càng mơ hồ thì càng có lợi cho họ thăm dò và khai thác. Việt Nam thậm chí đã thu được tiến triển trên thực tế trong sự mơ hồ này. Nhưng Trung Quốc không giống như vậy, Trung Quốc cần phải rõ ràng. Các cơ quan hữu quan của Trung Quốc cần công bố cho công chúng các tài liệu địa lý chi tiết về việc này, Trung Quốc cũng cần có quyền yêu cầu Việt Nam và ấn Độ cung cấp sơ đồ vị tri cụ thể. Bởi vì đây.là một khu vực nhạy cảm, nếu những lô này xâm phạm vùng biển của Trung Quốc, nếu Việt Nam và Ấn Độ qua việc làm này đã phá hoại "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" và Quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố này, thì cần phải để cho cả thế giới biết rõ.

Những năm gần đây, cùng với sự nóng lên của tranh chấp Biển Đông Báo chí Mỹ, phương Tây và một số nước ở Biển Đông mượn cớ đưa ra “Thuyết về mối đe đoạ từ Trung Quốc". Một thủ đoạn thường dùng của họ là chỉ trích Trung Quốc coi Biển Đông là "ao nhà”. Sau khi sự kiện này xảy ra, có báo chi nước ngoài nói rằng, "Trung Quốc nói, sự thật lịch sử chứng minh Trung Quốc có quyền tuyên bố có chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông.

Đối với cạm bẫy ý đồ chụp cái mũ bá quyền cho Trung Quốc, chúng ta phải đề cao cảnh giác. Báo chí Trung Quốc cần tránh gọi "Nam Hải (Biển Đông)" là "Nam Hải (Biển Đông) củaTrung Quốc", càng không nên nói một cách quá chung chung nước nào đó khai thác ở Biển Đông, là xâm phạm lợi ích cốt lõi của trung Quốc. Trong vấn đề những nước liên quan khai thác ở Biển Đông  xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, các cơ quan hữu quan của Trung Quốc cần đưa ra cho thế giới chứng cứ rõ ràng hơn, mà không nên luôn xừ lý nhẹ nhàng, mơ hồ. Chúng ta càng mơ hồ, thì càng có thể rơi vào các bẫy mà người khác đã giăng sẵn.

Vấn đề Biển Đông cần giải quyết hòa bình, Trung Quốc không thể luôn đi theo một vài nước xung quanh để chơi trò “đánh đố". Nếu là của chúng ta, chúng ta kiến quyết không nhượng bộ, nếu không là của chúng ta, chúng ta một tấc cũng không lấy. Đường biên giới trên biên vạch ra ở đâu, không thể có một chút mơ hồ.

Bài gốc tiếng Anh “People’s Daily reporter: sovereignty over the South China Sea demarcation should not be obfuscated

Hoàng Trung, cộng tác viên tại Bắc Kinh (gt)