(1) Những nhân tố kinh tế: giá dầu tăng, sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ khai thác dầu dưới đại dương và nhu cầu đối với các nguồn sản sinh năng lượng tại Biển Đông ngày càng tăng là nguyên nhân khiến vấn đề tại khu vực thêm nóng. Đặc biệt, đối với những nước láng giềng của khu vực này, dầu có nghĩa là tăng trưởng GDP. Thí dụ, thu nhập hằng năm của Petro VN năm 2010 chiếm 24% GDP. Theo tạp chí quan sát kinh doanh quốc tế, nhu cầu dầu của PLP từ 2010 - 2020 sẽ tăng 33,7% và khí ga tự nhiên tăng 104,6%. Điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ khai thác dầu và khí ga tự nhiên của PLP tại Biển Đông để giảm thiểu sự phụ thuộc của nước này đối với nhập khẩu năng lượng.

(2) Mỹ thay đổi chiến lược. Mỹ đã chuyển trọng tâm chiến lược từ chống khủng bố sang châu Á kể từ khi TTh Obama lên nắm quyền bởi sự tăng trưởng kinh tế rất nhanh của châu Á và một chương mới về hội nhập thương mại và kinh tế khu vực.

Mỹ đang trong giai đoạn quan trọng của quá trình phục hồi kinh tế và nhận thức được niềm hy vọng về tăng trưởng kinh tế tại châu Á. Kết quả là Mỹ phải tăng đầu tư chiến lược nhằm củng cố vai trò lãnh đạo tại châu Á. Một số thành viên ASEAN là đồng minh truyền thống của Mỹ và ảnh hưởng của Mỹ đã bắt rễ rất sâu tại khu vực này. Các nước này đều mong muốn Mỹ quay trở lại châu Á, đặc biệt những nước có tranh chấp chủ quyền hy vọng sự tham gia của Mỹ sẽ khiến vấn đề được quốc tế hóa.

(3) Sự tăng trưởng nhanh của TQ đã khiến TQ trở thành động lực kinh tế mạnh mẽ nhất tại châu Á. Một số nước châu Á tìm kiếm sự hợp tác với TQ nhưng lại không thể chấp nhận sự trỗi dậy của TQ do cạnh tranh kinh tế, tranh chấp lịch sử và ý thức hệ truyền thống. Họ đã tận dụng sự tham dự của Mỹ để cân bằng lợi ích với TQ và hy vọng thu lợi từ việc tạo sự cân bằng giữa hai cường quốc.

Ba nhân tố này đã gặp nhau tại một điểm đã làm nóng lên vấn đề Biển Đông. NT Mỹ Hillary Clinton đã xác định rõ tại ARF Hà Nội vào tháng 9/2010 rằng TTh Obama nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh trên biển và tự do hàng hải trong tuyên bố với lãnh đạo 10 nước ASEAN. Theo báo cáo tổng hợp từ các báo, ông Obama đã đưa ra tuyên bố rắn với TQ để bảo đảm quyền về vùng nước chủ quyền và tự do hàng hải như TQ đã tuyên bố.

Rõ ràng sự khẳng định mà Mỹ đưa ra là vô căn cứ. Tự do hàng hải tại Biển Đông gắn bó chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ tại CÁ-TBD, do đó tuyên bố của Mỹ chẳng qua chỉ là cái cớ. Mỹ muốn nhấn mạnh vai trò lãnh đạo và bảo đảm với những nước muốn cân bằng lợi ích với TQ bằng sự tham gia của Mỹ để thu được lợi ích lớn nhất từ chiến lược tận dụng các nước CÁ-TBD kiềm chế TQ. Ý đồ của Mỹ là biến TQ trở thành thành viên có trách nhiệm trong hệ thống do “Mỹ lãnh đạo”. Theo các chiến lược gia, sự tham dự của Mỹ tại Biển Đông ở mức độ cao sẽ tạo áp lực an ninh nặng nề cho chính khu vực biển này.

Mỹ đang là lực lượng quân sự lãnh đạo tại khu vực và sự tham gia của Mỹ sẽ làm tình hình thêm phức tạp. Những cuộc tập trận trên biển thường kỳ thậm chí đã nhằm chống TQ. Những gì mà một số hãng truyền thông và học giả của Mỹ công khai làm là kích động hơn nữa sự tham gia của Mỹ tại Biển Đông. Bài xã luận trên tờWashington đã yêu cầu Lầu Năm góc phải ủng hộ PLP trong vấn đề này.

Tuy nhiên, Mỹ cũng không dễ dàng khi muốn lập phe và thậm chí khuấy động những rắc rối trong khu vực vốn Mỹ đã có truyền thống gây ảnh hưởng. Tạp chí Dân chủ của Mỹ xuất bản tháng 6 có bài xã luận cho biết thách thức lớn nhất mà Mỹ gặp phải trong tiến trình kiểm tra sự ủng hộ đối với TQ xuất phát từ sự lựa chọn khó khăn của các quốc gia Đông Nam Á trước hiện diện của Mỹ tại khu vực.

Ý đồ thực sự của Mỹ trong việc can dự vào vấn đề Biển Đông là cân bằng lợi ích với TQ hoặc thành lập liên minh dưới các quy định và nguyên tắc dành cho châu Á với mục tiêu cuối cùng là vì lợi ích kinh tế và sự thịnh vượng của Mỹ. Dễ dàng nhận thấy sự phức tạp trong suy nghĩ từ sự thay đổi quan điểm về vấn đề tại Đối thoại Shangrila và cuộc họp Ngoại trưởng ARF trong năm 2010 và 2011.

Quan điểm của Mỹ sẽ có tác động lớn đến vấn đề Biển Đông. Washington sẽ tiếp tục gây khó dễ với TQ bằng cái cớ tự do hàng hải và cùng một số nước thúc đẩy để quốc tế hóa vấn đề này hơn nữa. Ngoài ra, Mỹ cũng muốn có nhiều lợi ích hơn từ sự phát triển khu vực thông qua việc tham gia chủ động nhưng tham gia có nghĩa là phải hợp tác với TQ.

Mặc dù căng thẳng tại Biển Đông có thể mang lại lợi thế cho một số nhóm lợi ích của Mỹ và góp phần tăng cường vai trò lãnh đạo của Mỹ tại châu Á nhưng điều đó sẽ không đem lại lợi ích tổng thể cho Mỹ. Do đó, chiến lược hướng đông và quay trở lại châu Á sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức cho cả Mỹ và TQ./.

Hiền Trang (gt)