Ngày càng có nhiều người ở Trung Quốc cho rằng bất kỳ động thái chính sách nào của Mỹ đều ảnh hưởng tới Trung Quốc bởi đó là một phần trong chiến lược kiềm chế tổng thể nhằm ngăn Trung Quốc nổi lên. Do đó, chiến lược tái cân của Mỹ tại châu Á, TPP, liên minh của Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, tất cả đều nằm trong nỗ lực của Mỹ nhằm duy trì sự thống trị của Mỹ và gây tổn hại Trung Quốc.

Quan điểm này là sai. Kiềm chế là chính sách Mỹ áp dụng đối với Liên Xô trong chiến tranh lạnh và quan hệ Mỹ - Xô lúc đó là lý thuyết về đối thủ, hệ thống kinh tế cạnh tranh chống chủ nghĩa tư bản nhằm mở rộng đế chế Xô Viết. Kiềm chế là nỗ lực cô lập Moscow về kinh tế và kiềm chế sức mạnh quân sự của Liên Xô. Điều này không phải là chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. 8 đời TTh Mỹ từ Nixon tới Obama đều theo đuổi chính sách tạo thuận lợi cho việc hiện đại hóa kinh tế và hội nhập kinh tế Trung Quốc vào hệ thống toàn cầu.

Thực chất, không nước nào hưởng lợi hơn Trung Quốc từ vai trò an ninh của Mỹ khi nhấn mạnh đến ổn định tại Đông Á và nền kinh tế được toàn cầu hóa trong 4 thập kỷ qua. Khi Trung Quốc bắt đầu các chính sách cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng từ khoảng 202 tỷ USD năm 1980 lên gần 7.000 tỷ USD năm 2012 bởi Trung Quốc đã tham gia vào các thể chế toàn cầu từ WTO tới IAEA.

Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc với thương mại song phương đạt 536 tỷ USD. Quan hệ văn hóa hai bên cũng đang tăng trưởng với khoảng 200.000 sinh viên Trung Quốc học tại các đại học của Mỹ. Điều này đã phản ánh quan hệ kinh tế phụ thuộc sâu và cũng là lý do tại sao TPP là một công cụ để hội nhập kinh tế sâu hơn tại châu Á – Thái Bình Dương chứ không phải kiềm chế Trung Quốc. Mặc dù chính quyền Obama vẫn chưa giải thích rõ về điều này nhưng Trung Quốc có thể quyết định tham gia nếu Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận các quy định thương mại của hiệp định.

Khi các nhà lãnh đạo mới Trung Quốc đang theo đuổi làn sóng cải cách kinh tế mới, Bắc Kinh sẽ có thể nhận thấy việc bảo vệ tốt hơn đối với sở hữu trí tuệ và các tiêu chuẩn khác sẽ phục vụ lợi ích của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đang phát triển khả năng quân sự ngày càng tinh vi hơn và Mỹ cũng theo đuổi vị thế địa chính trị nhằm chống lại sự không chắc chắn về chiến lược. Trung Quốc cũng vậy.

Tính hai mặt của hội nhập kinh tế và cạnh tranh chiến lược là thực tế đang nổi lên tại Châu Á – Thái Bình Dương.  Đó cũng là lý do tại sao các nước từ Ấn Độ cho tới Việt Nam đang ngày càng tăng hợp tác an ninh với Mỹ và các nước khác. Đây là biện pháp tìm đối trọng, cách tiếp cận lâu nay trong trò chơi giữa các quốc gia. Đây không thể lẫn sang kiềm chế.

Rất lâu trước khi Mỹ tuyên bố chính sách tái cân bằng và thậm chí trước khi Obama trở thành tổng thống, Mỹ đã tăng cường các đồng minh và quan hệ đối tác an ninh tại Đông Á trong hơn 2 thập kỷ qua. Vị thế hiện nay của Mỹ là sự tích lũy những nỗ lực này. Đối trọng có nghĩa huy động các nguồn lực và đối tác để ứng phó với một thách thức để đạt được trạng thái cân bằng chiến lược hiện tại. Nguy hiểm của việc tạo đối trọng ở chỗ điều này có thể tạo ra biến động mà thường được gọi là “tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh” trong thuyết quan hệ quốc tế.

Một nước đang ngày càng tăng sức mạnh quân sự bởi nước đó cảm thấy điểm yếu có thể tạo ra phản ứng không dự định được bởi nước khác, nước đang có cảm giác bị đe dọa. Điều này dẫn tới vòng xoáy căng thẳng và xung đột. Đây là điều rõ nét trong quan hệ Mỹ - Trung.

Tái cân bằng của Mỹ phản ánh nhận thức về cường quốc quân sự đang trỗi dậy Trung Quốc, một quan ngại rằng lợi ích cốt lõi của Mỹ - tiếp cận các vùng biển - có thể gặp rủi ro.

Tiến sĩ Wu Xinbo, ĐH Phúc Đán, cố vấn chiến lược xuất sắc đã từng viết “Trung Quốc đang ứng phó bằng việc tiếp tục phát triển các khả năng chống lại thâm nhập để duy trì việc ngăn chặn các lực lượng của Mỹ trong chuỗi đảo đầu tiên…”.

Hình ảnh phản chiếu PLA và Lầu Năm Góc là sự cạnh tranh ẩn sau sự mất tin tưởng chiến lược trong quan hệ Mỹ - Trung. Đây cũng là một trong những lý do Obama và Tập Cận Bình nhất trí về nhu cầu cần tạo dựng quan hệ kiểu mới trong thượng đỉnh gần đây tại California.

Thách thức đối với quan hệ Mỹ - Trung và rộng hơn là ổn định tại Đông Á là làm thế nào chuyển từ mất tin tưởng chiến lược sang tái bảo đảm chiến lược. Thực tế, những điểm yếu mà hai bên cùng chia sẻ từ kinh tế, tài chính tới mạng, không gian, biến đổi khí hậu là những lĩnh vực hai bên đều có lợi ích chung. Chính điều này sẽ tạo ra quan hệ Mỹ - Trung mang tính hợp tác hơn.

Việc quan hệ Mỹ - Trung mang tính hợp tác hơn hay cạnh tranh hơn sẽ là nhân tố quan trọng định hình trật tự quốc tế thế kỷ 21.

Robert A. Manning là chuyên gia cao cấp Trung tâm An ninh Quốc tế Brent Scowcroft thuộc Ủy ban Đại Tây Dương

Theo Thời báo Hoàn Cầu

Quốc Trung (gt)