Đứng trước tình hình “Nam Hải” (Biển Đông) có khả năng leo thang, ngày 28/9, Chính phủ Mỹ đã đưa ra 1 từ mới là “ngoại giao bình tĩnh”, một mặt nhắc lại quyền tự do qua lại, một mặt khác muốn tìm cách giảm bớt sự lo ngại của Trung Quốc.

 

Tại cuộc hội thảo về chuyên đề Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS của Washington Think Tank, Trợ lý Quốc vụ khanh chuyên phụ trách các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương của quốc vụ viện Mỹ Campbell bày tỏ, các bên nên với thái độ “ngoại giao bình tĩnh” để xử lý tranh chấp Biển Đông. Ông ta đồng thời giải thích việc Mỹ có mặt tại Biển Đông không phải là “thâm nhập” mà là “sự hưởng ứng”, “chúng ta không hề nhằm vào bất cứ nước nào, mục tiêu của chúng ta chỉ là tạo ra môi trường ổn định hơn, có nhiều trông đợi hơn, chúng ta không có ý định lựa chọn phe phái hay làm cho tình hình leo thang”. Mỹ là lực lượng đã có từ lâu tại châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc là lực lượng đang nổi với tốc độ nhanh, hành động bành trướng và thái độ của Trung Quốc tại Biển Đông gây ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định ở khu vực. Do vậy, Mỹ cần phải có một chính sách châu Á thích hợp, tức là không nên chỉ quan hệ với Bắc Kinh mà cũng cần thắt chặt quan hệ với các nước đồng minh, đồng thời cũng phải thắt chặt quan hệ đối tác với Ấn Độ và các nước mới phát triển ở khu vực Đông Nam Á.

 

Có bài báo nói rằng, quan chức Trung Quốc bày tỏ Biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc...Về việc này, cựu Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh nói, cho đến nay chưa hề có bất cứ văn bản hay tuyên bố chính thức nào của Trung Quốc về vấn đề này, ông ta cho rằng, nội bộ Trung Quốc còn đang tranh cãi kịch liệt về việc có nên đưa ra tuyên bố như vậy hay không. Giám đốc chương trình nghiên cứu Đông Nam Á của CSIS Ernest Bower cũng bày tỏ sự hoài nghi “bài báo đâu có nói rõ là vị quan chức nào nói và nói khi nào?”.

 

Quốc Trung (gt)

(Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không cắt đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập Website)