Ngày 4/6, tại Hội nghị an ninh châu Á tổ chức tại Shangri-La, Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gater tuyên bố, Mỹ coi trọng sự có mặt quân sự toàn diện tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và bố trí chiến lược ngày càng “nâng cấp” ở khu vực này.

Về động tác cụ thể: Mỹ “trở lại” toàn diện Đông Nam Á

Mấy năm gần đây, dưới sự “mời gọi” của các nước Đông Nam Á, Mỹ lần lượt tăng cường hợp tác quân sự, quan hệ đối tác chiến lược và có mặt quân sự tại một số nước Đông Nam Á, như Indonesia, Singapore...

Về chính trị: Để “quay trở lại” Đông Nam Á, quan chức cấp cao của Mỹ thăm viếng Đông Nam Á nhộn nhịp. Tháng 11/2009, Tổng Thống Obama lần lượt thăm Indonesia và Singapore, tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC, gặp gỡ lãnh đạo cao cấp 10 nước ASEAN. Tháng 2/2009, NT Hillary thăm 4 nước Đông Á và Indonesia, triển khai “ngoại giao thông minh”. Tháng 7/2009, Mỹ tham gia “Hiệp ước hữu nghị Đông Nam Á”.

Về quân sự: Tháng 2/2011, Mỹ công bố “Báo cáo chiến lược quốc phòng quốc gia”, nhấn mạnh tăng cường quan hệ quân sự với 6 nước thành viên ASEAN là Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Singapore và Indonesia. Đằng sau động thái này chính là tính toán chiến lược nhằm đối phó với Trung Quốc. Mỹ lợi dụng mâu thuẫn về lợi ích trên biển giữa một số nước ASEAN và Trung Quốc, chơi con bài nhằm bảo vệ vai trò chủ đạo của Mỹ ở Đông Nam Á.

Mỹ theo đuổi chiến lược: khôi phục căn cứ quân sự cũ tại Đông Nam Á

Trong quá khứ, Mỹ đã từng có căn cứ không quân và hải quân quy mô lớn ở nước ngoài, lần lượt tại Singapore và Philippines. Hiện nay, Mỹ tiếp tục nuôi tham vọng xây dựng mới hoặc tái thiết những căn cứ quân sự cũ ở Đông Nam Á, trong đó cảng Cam Ranh của Việt Nam và Su Bích của Philippines đều là mục tiêu của Mỹ.

Theo đánh giá, Busan của Hàn Quốc được coi là căn cứ trọng điểm của Mỹ ở nước ngoài, có thể bố trí tầu ngầm hạt nhân. Từ căn cứ này có thể đối phó với Nga từ hướng biển và thuận lợi trong việc trinh sát các nước vùng biển xung quanh.

Đối với các nước Đông Nam Á, Mỹ quyết tâm theo đuổi lôi kéo. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN sẽ được tổ chức tại Indonesia vào tháng 10 tới, Tổng Thống Obama sẽ tham dự hội nghị này. Trong thời gian tới, Mỹ sẽ tăng cường hợp tác với Indonesia. Vì Indonesia trấn giữ eo biển Malacca, nên Mỹ “tuyệt đối không thể mất” Indonesia. Ngoài ra, Mỹ còn tích cực đàm phán với các nước thành viên ASEAN khác, như Malaysia, Philippines, Brunei và Thái Lan…, tranh thủ các cảng của các nước này để tiếp tế và bảo vệ hải quân Mỹ. Đối với Đông Nam Á, hiện nay binh lực Mỹ có thể ra vào một số nước bất kể lúc nào, đồng thời hàng năm các nước Đông Nam Á tiến hành tập trận chung quy mô lớn với Mỹ mười mấy lần.

Về quan hệ ASEAN - Mỹ:

Một số nước ASEAN ủng hộ Mỹ cần phải tăng cường tham dự vào sự vụ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ví dụ như Singapore thời Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng tuyên bố, Mỹ là lực lượng duy nhất có thể kiềm chế cân bằng với Trung Quốc trỗi dậy, do đó duy trì sự có mặt của Mỹ ở khu vực này rất quan trọng. Trong trả lời phỏng vấn báo chí ngày 5/6 vừa qua, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh, nếu Mỹ mang lại hòa bình, ổn định, bảo đảm chủ quyền quốc gia được tôn trọng, Việt Nam hoan nghênh hành động của Mỹ. Nhưng trong nội bộ ASEAN cũng có ý kiến tăng cường thực lực của Trung Quốc là tích cực, không phải là lý do bất an. Thủ tướng Malaysia kêu gọi các nước ASEAN không nên ràng buộc sức ép lựa chọn Mỹ hay Trung Quốc, mà hy vọng có thể đồng thời hợp tác với cả hai.

Đến nay, 10 nước thành viên ASEAN có thể đạt được nhận thức chung về vấn đề an ninh khu vực, nhưng cũng khó đạt được nhận thức chung về lợi dụng Mỹ như thế nào để cân bằng an ninh khu vực. Trong đó, mâu thuẫn lớn nhất là ngăn chặn sự can thiệp của bên ngoài. Ví dụ: Do Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ vủa Indonesia, quan hệ hai bên căng thẳng. Tuy Indonesia hoan nghênh cải thiện quan hệ với Mỹ, nhưng cũng hiểu rõ ý đồ chiến lược của Mỹ. Theo phân tích, các nước ASEAN lợi dụng Mỹ, vừa sợ Mỹ lợi dụng, cuối cùng mệt mỏi vì cạnh tranh nước lớn. Các nước ASEAN muốn lợi dụng Mỹ để cân bằng nước lớn, tán thành cho Mỹ “tự do hàng hải” tại khu vực này, đồng thời hạn chế hải quân Mỹ sử dụng vùng biển khu vực, phản đối hải quân Mỹ đưa vũ khí hạt nhân vào khu vực Đông Nam Á và khu đặc quyền kinh tế.

Trong quan hệ với ASEAN, Mỹ luôn đứng sau hù dọa, làm cho các nước ASEAN cảm thấy luôn bị “đe dọa”, không thể đơn phương độc mã mà luôn muốn bắt tay với Mỹ. Nhưng các nước ASEAN cũng lo ngại sau khi lực lượng Mỹ lớn mạnh sẽ không chịu rút khỏi khu vực này.

Về quan hệ ASEAN với Trung Quốc và Mỹ: Nội bộ ASEAN, một số nước thành viên giữ thái độ trung lập, cũng có một số nước tích cực ủng hộ Mỹ duy trì có mặt quân sự ở châu Á, có ý phối hợp với Mỹ. Tuy nhiên, các nước Đông Nam Á một mặt cũng tích cực hợp tác quân sự với Trung Quốc, mặt khác cũng bị ảnh hưởng bởi “Thuyết đe dọa từ Trung Quốc” của Mỹ. Vì vậy, hiện hình thành 2 cục diện: khi phát triển quan hệ bình thường và lành mạnh với Trung Quốc, thì “Thuyết đe dọa từ Trung Quốc” được ngăn chặn. Ngược lại, khi quan hệ với Trung Quốc phức tạp, thì lo ngại “Thuyết đe dọa từ Trung Quốc” lại lộ diện. Các nước ASEAN đều cho rằng, nếu Trung - Mỹ va chạm về chiến lược, thì cũng bất lợi đối với ASEAN. Hiện Việt Nam và Philippines tỏ thái độ cứng rắn, nguyên nhân sâu xa là Mỹ thực thi chiến lược “quay trở lại” Đông Nam Á và tăng cường can dự vào vấn đề tranh chấp Biển Đông. Đối với việc hiện nay Việt Nam và Philippines căng thẳng với Trung Quốc, quan hệ của hai nước này với Trung Quốc có lúc lên lúc xuống, nhưng không có nghĩa là hai nước này từ bỏ “lập trường trung gian”, chẳng qua hai nước này “có lúc xích lại gần Mỹ một chút”, “có lúc lại cách xa Mỹ một chút”./.

Theo Quảng Châu Nhật báo

Trí Anh (gt)