Lãnh đạo đảo Đài Loan – Mã Anh Cửu

Mạng “Bình luận tin tức TQ” sau đó đã đăng bài xã luận cho rằng, ở xã hội đa nguyên hóa như của Mỹ, những quan điểm như vậy không phải là lạ, sở dĩ cần thảo luận về bài báo này là vì Lãnh đạo ĐL Mã Anh Cửu dường như đang tiếp nhận những quan điểm không thiết thực trong xử lý vấn đề Biển Đông, từng bước vứt bỏ lợi ích ở khu vực Biển Đông.

Ai cũng biết, vấn đề Biển Đông vừa là vấn đề lịch sử, vừa là vấn đề pháp lý. Là một nước có nền văn minh cổ, TQ có rất nhiều tư liệu lịch sử ghi lại hoạt động sản xuất của quân dân TQ ở khu vực Biển Đông. Các văn vật khai quật ở khu vực Biển Đông đều chứng minh TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Biển Đông. Sau Thế chiến thứ II, các công ước liên quan đến khu vực Biển Đông cũng đã xác nhận quyền lợi hợp pháp của TQ ở khu vực này. Trên thực tế, mãi đến thập kỷ 70 thế kỷ trước, VN vẫn thừa nhận chủ quyền lãnh thổ của TQ đối với Biển Đông.

Bài bình luận cho rằng, những năm gần đây khu vực Biển Đông sở dĩ sóng to gió lớn là do một số nước ĐNÁ nhòm ngó tài nguyên dầu khí và nghề cá ở khu vực Biển Đông, dưới sự ủng hộ của nước lớn, khai thác bất hợp pháp tài nguyên ở khu vực Biển Đông của TQ, từ đó làm cho tình hình ngày càng căng thẳng. Chính phủ TQ luôn có thái độ kiềm chế, muốn thông qua đàm phán giải quyết tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở khu vực Biển Đông, đảm bảo khu vực Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình. Nhưng do lợi ích quá lớn, một số nước ven Biển Đông được đằng chân lân đằng đầu, không ngừng gây tranh chấp. Trong tình hình đó, Chính phủ TQ chỉ có thể tăng cường tuần tra khu vực Biển Đông, ngăn chặn các nước này đi những bước đi nguy hiểm, gây hiểm họa nhân đạo ở khu vực.   

Việc lãnh đạo ĐL luôn hạ giọng đối với vấn đề chủ quyền Biển Đông, cố ý né tránh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải với các nước ĐNÁ nhằm tranh thủ không gian quốc tế là cách làm rất không sáng suốt. Việc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của TQ là nghĩa vụ thiêng liêng của dân tộc TQ. Nếu như vì tư lợi cá nhân mà ngồi nhìn các nước xung quanh xâm phạm quyền lợi biển của TQ ở Biển Đông thì đó là tội đồ thiên cổ của dân tộc TQ. Nếu phía ĐL áp dụng chính sách né tránh trong xử lý vấn đề Biển Đông, thậm chí hy vọng dùng tranh chấp Biển Đông để đổi lấy không gian hoạt động quốc tế thì đó là thái độ bán nước điển hình.

Việc học giả Mỹ chủ trương ĐL từ bỏ lợi ích ở khu vực Biển Đông để đổi lấy không gian hoạt động quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của các nước ĐNÁ, trên thực tế là đẩy ĐL xuống vực sâu muôn kiếp không thể trở lại. Trong tình hình quan hệ hai bờ đang phát triển nhanh chóng như hiện nay, một số học giả chiến lược Mỹ thường có bài viết gây chia rẽ quan hệ hai bờ, các quan chức cấp cao của Chính phủ Mỹ liên tục tạo sự kiện trong vấn đề ĐL, mục đích nhằm quấy nhiễu sự phát triển hòa bình quan hệ hai bờ. Việc kiến nghị ĐL giữ khoảng cách nhất định với Đại lục trong vấn đề Biển Đông, chủ động tạo dựng quan hệ tốt với các nước ĐNÁ trên thực tế là nhằm mục đích bắn một mũi tên trúng hai đích. Một mặt tạo ra trở ngại mới trong vấn đề hai bờ, mặt khác lợi dụng mâu thuẫn giữa hai bờ để giành lợi ích bá quyền lớn nhất ở khu vực Biển Đông.

Bài xã luận cho rằng, hai bờ cần phải công khai tuyên bố đối với vấn đề Biển Đông, bày tỏ toàn diện chủ trương đối với vấn đề Biển Đông. Chính sách mơ hồ chiến lược hoặc chủ trương gác tranh chấp cùng khai thác không thể giải quyết vấn đề một cách căn bản. Đại lục có thể tìm kiếm các công ty liên kết với các doanh nghiệp ĐL để thực hiện thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đông, lấy hành động thực tế để đáp trả lại các hành động khiêu khích của VN và PLP ở Biển Đông. Vấn đề khó khăn nhất mà TQ gặp phải ở khu vực Biển Đông hiện nay là chỉ chủ trương chủ quyền về mặt chính trị và ngoại giao, không áp dụng các hành động có hiệu quả, từ đó khiến các nước xung quanh coi TQ chỉ như con hổ giấy. Để giải quyết vấn đề ĐL, Đại lục rất có thể sẽ có nhượng bộ thực chất trong vấn đề Biển Đông. Đó là một sai lầm chiến lược ngu xuẩn.

Đại lục cần tiến hành hiệp thương chiến lược với ĐL, cùng bảo vệ quyền lợi biển của TQ ở khu vực Biển Đông, ngăn ngừa việc một số nước ĐNÁ lợi dụng mâu thuẫn giữa hai bờ, thực hiện các hoạt động thăm dò, khai thác quy mô lớn ở Biển Đông. Khi xử lý vấn đề Biển Đông, ĐL không nên có tính toán sai lầm, nếu không sẽ trở thành tội đồ của lịch sử./.

Hải Hà (gt)