Mỹ mới đây chấp nhận quy tắc và luật chơi hiện hữu của khu vực này trong khi Trung Quốc đã mở rộng ảnh hưởng của nước này đối với tất cả các khu vực trên thế giới.Từ lâu nay, Trung Quốc đã khẳng định được vai trò cùng tồn tại hòa bình và sự ủng hộ của khu vực Đông Nam Á. Theo đuổi những gì Trung Quốc đã làm đối với ASEAN, kể từ khi TTh Obama lên cầm quyền, chính quyền Mỹ đã cải thiện được vị trí và thái độ của các nước trong khối, vốn từ lâu nghi ngờ sự quan tâm của Washington. Việc ký tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác trong khu vực Đông Nam Á  vào năm 2009 đã thay đổi vai trò can dự, đồng thời mở ra bước tiếp cận mới cho Mỹ. Giờ đây, Mỹ được nhìn nhận là một cường quốc tốt hơn và ít ngạo mạn hơn. Hệ quả là các nước ASEAN cũng dần dần thoát khỏi hội chứng là con bài, một sản phẩm của thời Chiến tranh lạnh. Với lòng tin được gây dựng mới, tham vọng của Mỹ là định dạng và chơi với các nước lớn nhằm mang lại lợi ích cho khu vực.

 

Sự thay đổi được tính toán rất kỹ lưỡng của cả Washington và ASEAN để can dự cùng nhau trong diễn đàn Thượng đỉnh Đông Á là sự thể hiện rõ nhất sự xuất hiện của tính thực dụng chiến lược của Mỹ. Hiện nay, Mỹ được phép thay mặt cho ASEAN phát biểu về những vấn đề quan trọng trong khu vực như tranh chấp vùng Biển Đông hay những vấn đề an ninh phi truyền thống. Với việc ký Hiệp ước Thân thiện và Hữu nghị, lập trường và quan điểm của Mỹ không còn bị ASEAN coi là nhân tố gây chia rẽ. Điều này giải thích tại sao Trung Quốc lại phản ứng dữ dội trước ý kiến phát biểu của NT Mỹ Hillary Cliton về vùng biển tranh chấp. Chính quyền của TTh Obama giờ đây đã có phần của mình trong bước chân ngoại giao mới và không thể xóa được tại khu vực. Với lựa chọn của mình, Washington chắc chắn phải cam kết đảm bảo tham gia vào diễn đàn hàng năm của Thượng đỉnh Đông Á. Trong khi Mỹ khẳng định vai trò tại Đông Nam Á là chủ yếu nhằm vào Trung Quốc, các nước như Nga và Ấn Độ cũng gia tăng ảnh hưởng về lĩnh vực quốc phòng. Một số nước tầm trung như Nhật, Australia, Canada cũng buộc phải điều chỉnh chính sách với ASEAN.

 

Tóm lại, đã xuất hiện một sân chơi quyền lực mới ở đây mà ASEAN là người kiến tạo và vận hành. Tại khúc ngoặt này, Bắc Kinh hiểu rõ lĩnh vực và cấp độ chơi đã thay đổi và cần phải kiến tạo một chính sách mới can dự vào ASEAN sâu hơn theo cách có lợi chung hơn cho tất cả các bên. Về phía Mỹ, giờ đây có thể tự do động chạm đến những vấn đề liên quan đến ASEAN, nhưng Mỹ cũng phải cân nhắc những yếu tố thuận và nghịch vì có thể nó sẽ phá hoại ASEAN cũng như quan hệ của Mỹ đối với số còn lại của đối tác đối thoại. ASEAN có thể vui mừng vì là điểm tựa để các cường quốc can dự vào, tuy nhiên, nếu mối tương tác xấu đi hoặc vượt khỏi tầm kiểm soát nó sẽ phá hủy ghê gớm sự thăng bằng quyền lực mà ASEAN nhằm bảo vệ và thúc đẩy./.

Theo The Nation - Thái Lan 16/8