Theo các phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin, các cơ quan hải quan Mỹ hiện nay đã cho phép công dân Đài Loan vào danh sách ĐL như là công dân của một nước chứ không phải là vùng lãnh thổ như “ĐL (TQ)” trên tờ biểu xuất nhập cảnh. Đây là mục tiêu lâu nay của một số chính trị gia Mỹ và cũng là động thái mới mặc dù có nhiều nỗ lực liên tục của những nhà hoạt động chống đại lục và các nhà vận động cho ĐL độc lập.

Do khủng hoảng tài chính xấu hơn dự kiến và khủng hoảng nợ tại châu Âu đang làm gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu nên chiến lược quay trở lại châu Á của Mỹ thực tế cũng có quá nhiều khó khăn cần phải giải quyết. Sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ tại CÁ - TBD hiện nay đang phải tính tới tăng trưởng kinh tế của TQ và ảnh hưởng của TQ tại khu vực. Cũng không loại trừ khả năng Mỹ sử dụng chiến lược quay lại châu Á để làm giảm các xung đột nội bộ và chuyển hướng dư luận quốc tế. Việc Mỹ thực hiện chiến lược quay lại châu Á đã thể hiện trong điều chỉnh chính sách của Mỹ với ĐL trong đó có một số dấu hiệu Mỹ đang can thiệp chủ động vào an ninh ĐL.

Tháng 11/2011, NT Mỹ Hillary Clinton đã công khai tuyên bố ĐL là đối tác kinh tế an ninh quan trọng của Mỹ. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Ileana Ros-Lehtinen, phát biểu tại buổi lễ mừng nhậm chức của lãnh đạo ĐL Mã Anh Cửu vào tháng 5/2012 đã tuyên bố Mỹ là người bạn tốt của ĐL và sẽ “bảo vệ ĐL tránh bão”. Việc bán vũ khí cho ĐL vẫn là chiến thuật cũ của Mỹ nhằm tăng cường niềm tin chính trị với ĐL. Từ 2008 tới 2011, tổng giá trị ba thỏa thuận vũ khí quan trọng mà Mỹ bán cho ĐL đạt 18,3 tỷ USD. Ngoài ra, Mỹ chủ động bỏ các hạn chế về trao đổi chính trị với ĐL. Gần đây ĐL đã nằm trong chương trình mới về miễn visa của Mỹ và Mỹ cũng tìm cách tăng hợp tác chính trị hơn nữa với ĐL.

Vấn đề ĐL luôn là trọng tâm trong quan hệ Mỹ - Trung. Mỹ đã tận dụng tất cả các con bài từ vấn đề kinh tế, thương mại, nhân quyền, các nước xung quanh và cả biển Đông trong khi vẫn giữ con bài ĐL vào thời điểm quan trọng bởi sẽ rất rủi ro nếu sử dụng con bài này. Tuy nhiên, đến nay, dường như Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc chơi con bài ĐL.

TQ phải nhắc cho Mỹ về chiến lược tái cân bằng là có giới hạn. Những thay đổi gần đây trong tờ biểu đăng ký liên quan đến ĐL đã gửi đi tín hiệu nguy hiểm và làm tổn hại tới quan hệ Trung - Mỹ. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy Mỹ nghĩ lại về những động thái nghiêm trọng hơn trong tương lai như việc bán trực thăng F-16 C/D cho ĐL và cả việc đưa ĐL vào đàm phán TPP.

TPP là một trong những điểm chủ chốt trong chiến lược quay lại châu Á của Mỹ và được Mỹ kỳ vọng có thể đóng vai trò chủ chốt trong hội nhập khu vực tương lai tại CÁ - TBD. TPP được xem là hòn đá thử đối với việc liệu các nền kinh tế châu Á sẽ tham gia vào khu vực mậu dịch tự do CÁ - TBD do Mỹ lãnh đạo. Đối với ĐL, đây là lựa chọn chiến lược tại khu vực trong tương lai và buộc ĐL phải thực hiện tái cân bằng giữa hợp tác kinh tế với TQ đại lục hay ngả sang chính sách tự do thương mại của Mỹ.

Mỹ cũng tăng tầm quan trọng chiến lược của ĐL trong chiến lược CÁ - TBD và các nhà chức trách ĐL đã phản ứng tích cực với Mỹ với tuyên bố tham gia TPP là một trong những mục tiêu quan trọng nhất và ĐL cần tạo thuận lợi cho việc tham gia TPP trong 10 năm tới. Chính sách của ĐL về bản chất là thân Mỹ và bất cứ ý đồ nào của Mỹ nhằm nâng cấp tầm quan trọng chiến lược của ĐL sẽ được hoan nghênh và chào đón bởi người ĐL. Tuy nhiên, thách thức nghiêm trọng là khi kinh tế châu Âu và Mỹ lâm vào suy thoái thì ĐL sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chính sách của Mỹ đối với ĐL còn bao gồm cả việc Mỹ tự cam kết bảo đảm an ninh cho ĐL, bán vũ khí cho ĐL và mời một số chính trị gia ĐL thăm Mỹ sẽ gặp phải một số biện pháp trả đũa nhất định của TQ.

Trong vài tuần qua, NB cũng chơi con bài tương tự. Cả hai nước muốn bắt đầu vòng mới cuộc chơi với TQ bằng cách sử dụng vấn đề ĐL.

Ngoài những cảnh báo trên, TQ cũng cần phản đối bằng các cách khác như TQ có thể giảm hợp tác với Mỹ trong một số vấn đề toàn cầu. Tương tự, TQ có thể thể hiện thái độ tiêu cực trong một số dự án hợp tác song phương và có thể tiếp tục làm sâu sắc các nghiên cứu về các biện pháp trả đũa có thể.

TQ cần nhằm vào các điểm yếu của Mỹ để Mỹ xem xét cẩn trọng những vấn đề được cho là nhạy cảm và quan trọng đối với TQ. Mặc dù chính sách mới trên của Mỹ không có nghĩa là có sự điều chỉnh nhanh hoặc thay đổi trong chính sách hai bờ của Mỹ nhưng biện pháp này đã tạo ra những hệ lụy kèm theo. Hiệu ứng xấu nhất có thể xảy ra là chuỗi phản ứng dây chuyền của các nước khác.

Trong nhiều bản đồ của Mỹ, ĐL vẫn được đánh dấu là một phần lãnh thổ tách rời khỏi TQ đại lục. Hiện nay đang có rất nhiều mục thay đổi trong tờ đăng ký xuất nhập cảnh hải quan Mỹ mà điều này sẽ khuyến khích các nước khác làm theo. Nếu điều đó xảy ra, thì cái gọi là ĐL độc lập sẽ ngày càng tăng mức độ được quốc tế công nhận thông qua các tờ khai hải quan. TQ nhất quyết không được để tình hình này diễn ra.

 

Theo Global Times

 

Văn Cường (gt)