Bộ trưởng Quốc phòng các nước đang có tranh chấp với TQ về chủ quyền ở biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia tại hội nghị này đã thể hiện lập trường cân bằng giữa Mỹ và TQ. Trong phát biểu tại hội nghị, người ta không nêu đích danh TQ và nhấn mạnh giải quyết vấn đề bằng đối thoại. Hơn nữa, người ta cho rằng các quốc gia ASEAN không có tranh chấp chủ quyền với TQ ở Biển Đông lại nhìn vấn đề này với con mắt lạnh nhạt. Một quan chức ngoại giao Thái Lan cho rằng “vấn đề Biển Đông là vấn đề song phương giữa hai quốc gia” và không muốn quan hệ với TQ xấu đi, vì vấn đề của quốc gia khác. ASEAN đã được mở rộng và Việt Nam đã gia nhập tổ chức này vào những năm 1990. Hiện nay ASEAN đã bắt đầu những bước đi với mục tiêu thành lập cộng đồng khu vực kiểu EU, nên sẽ tránh những ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành cộng đồng khu vực ASEAN xảy ra do bộc lộ ra bên ngoài sự khác biệt về lập trường đối với sự đối lập giữa các nước lớn.

Trả lời phỏng vấn của báo Yomiuri Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia cho rằng đang sử dụng tất cả các cơ cấu đa phương để xử lý vấn đề Biển Đông xảy ra tranh chấp chủ quyền giữa các nước ASEAN với TQ. Là nước chủ tịch Hội nghị ASEAN năm 2011, Indonesia sẽ nêu vấn đề này tại Diễn đàn ARF vào tháng 7 và Hội nghị cấp cao Đông Á vào mùa Thu, mục đích là lôi kéo sự can dự của Mỹ. Trong khi đó, tại Hội nghị an ninh châu Á vừa qua, TQ đã phản đối hành động lôi kéo Mỹ của ASEAN. (Yomiuri, Mainichi - 7/6).

NCBĐ Tổng Hợp

Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập NCBĐ.