Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thách thức ngoại giao gai góc trong đầu nhiệm kỳ 2 của TTh Mỹ Barack Obama. Obama cần tìm cách hợp tác với Trung Quốc hơn là cố gắng kiềm chế Trung Quốc bằng cách tập hợp các nước nhỏ hơn. Thí dụ, việc ổn định tình hình tại Afghanistan và Pakistan để cho phép sự rút lui thuận lợi của lực lượng quân đội Mỹ trong 2013; ổn định tình hình Trung Đông, đặc biệt là giảm căng thẳng tại Ai Cập và Israel, đạt được sự thay đổi chính trị thuận lợi tại Syria, quản lý các vấn đề xung quanh chương trình hạt nhân của Iran và Bắc Triều Tiên, cũng như giải quyết các quan hệ với các cường quốc đang nổi, gồm quan hệ bị đình trệ với Nga và các quan hệ phức tạp với Trung Quốc.

Chính phủ Mỹ lâu nay nhận thức rằng các mối đe dọa an ninh phi truyền thông không còn là đe dọa chính đối với Mỹ. Mặc dù Mỹ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh phi truyền thống bởi các chủ thể phi nhà nước nhưng các chủ thể này không thể làm xói mòn vai trò cảnh sát trưởng thế giới của Mỹ. Chỉ các chủ thể quốc gia có thể trở thành động lực chính thúc đẩy chuyển giao quyền lực trong cộng đồng quốc tế. Do đó, trọng tâm của Mỹ sẽ quay lại quan hệ quốc gia với các nước tại khu vực Tây Thái Bình Dương.

Thực tế, trên trường thế giới hiện nay, dường như chỉ có quan hệ với Trung Quốc sẽ có thể ảnh hưởng tới vị trí tối cao toàn cầu của Mỹ. Sự phát triển nhanh của Trung Quốc trong thập kỷ qua và tiềm năng phát triển của Trung Quốc trong 10 - 20 năm tới đã khiến Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ đi đến kết luận rằng Mỹ sẽ không còn là siêu cường duy nhất thế giới vào 2030. Với sự tăng trưởng ổn định, quy mô kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ dù GDP bình quân đầu người sẽ vẫn còn tụt lùi phía sau Mỹ. Với Trung Quốc, nước có dân số và nguồn tài nguyên lãnh thổ vô cùng lớn, sự cạnh tranh toàn diện vào thời điểm đó sẽ tăng lên mạnh mẽ.

Ý đồ của Mỹ là quay lại châu Á để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc hiện thực hóa tái cân bằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương là vượt quá khả năng của Mỹ. Những bất ổn tại nhiều khu vực trên thế giới như bạo loạn khu vực nổ ra tại Trung Đông kể từ 2011 sẽ giảm việc tái phân bổ nguồn lực an ninh của Mỹ đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương , sự mất cân bằng nghiêm trọng ngân sách về dài hạn của Mỹ sẽ làm giảm các nỗ lực đạt được tái cân bằng chiến lược.

Thậm chí, Mỹ vẫn coi tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương là động lực. Dù Mỹ phủ nhận chiến lược trên là nhằm vào Trung Quốc nhưng những hành động thực tế lại cho thấy điều đó. Thượng viện Mỹ đã thông qua sửa đổi đối với Đạo luật Quốc phòng Quốc gia 2013, theo đó thừa nhận việc Nhật Bản quản lý đảo Điếu Ngư/Senkaku theo điều 5, Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Chính quyền Mỹ luôn nhắc cam kết đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku, vốn thuộc Trung Quốc kể từ thời cổ đại, nằm trong hiệp ước này. Tại Biển Đông, việc can thiệp tầm cao của Mỹ đã châm ngòi cho căng thẳng và bất ổn tại khu vực.

Kenneth Lieberthal, chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc tại Brookings cho rằng chính quyền Obama cần suy nghĩ lại về chính sách tái cân bằng. Trong một bức thư gửi TTh Obama, ông Lieberthal đã nhắc: "Chiến lược tại cân bằng của Mỹ tại châu Á là để tạo ra những kết quả mong đợi, nhưng chiến lược này cũng tạo ra nhiều động lực mà ngày càng đe dọa tới việc xói mòn mục tiêu ban đầu. Thật không may, hiện nay chiến lược của chúng ta đang có nguy cơ thực sự làm tăng các hậu quả an ninh xấu. Do đó, đã tới lúc cần phải tái cân bằng hợp lý chiến lược này và sự thay đổi giới lãnh đạo Trung Quốc là cơ hội để chúng ta có thể thực hiện điều đó.

Thực tế, nếu Mỹ muốn ổn định, Mỹ có thể hợp tác với Trung Quốc. Trung - Mỹ có tiềm năng hợp tác rất lớn. Nhưng nếu Mỹ cố tập hợp các nước khác nhằm bao vây Trung Quốc, Mỹ chắc chắc sẽ gặp lại sự phản công của Trung Quốc. Tái cân bằng bằng việc lập nhóm chống Trung Quốc sẽ xói mòn sự ổn định Đông Á và cuối cùng gây thiệt hại cho chính lợi ích của Mỹ.

Tới nay, Mỹ đã luôn phớt lờ thực tế này và ủng hộ Nhật Bản trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku và tạo ra sự mất cân bằng trong quan hệ Trung - Nhật và Trung - Nhật - Mỹ.

Với việc thành lập nội các mới của ông Obama, nhiều người hy vọng nội các này sẽ thực tế và có đầu óc tỉnh táo hơn. Sự dịch chuyển quyền lực sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn không ngừng và Mỹ có thể chỉ đi theo dòng chảy, tôn trọng các yêu cầu hợp lý và hợp pháp của các cường quốc đang nổi, góp phần tìm kiếm cách giải quyết công bằng và thỏa đáng các tranh chấp lớn trong khu vực. Chỉ bằng cách đó, Mỹ mới duy trì hòa bình và ổn định lâu dài với các nước khác tại Tây Thái Bình Dương.

Shen Dingli, giáo sư, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ, Đại học Phúc Đán Thượng Hải. Bài viết đăng trên China Daily.

Văn Cường (gt)