Bằng chứng mới nhất là việc TT Mỹ Obama sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Asean về vấn đề Biển Đông bên lề Hội nghị thượng đỉnh tại New York, một ngày sau khi ông có cuộc gạp với TTg Trung Quốc Ôn Gia Bảo.

 

Ngay trước cuộc gặp, TTg Singapore Lý Hiển Long đã trả lời phỏng vấn là ông sẽ nói với TT Mỹ rằng, Mỹ cần duy trì sự hiện diện tại châu Á như một cường quốc tại khu vực Thái Bình Dương. “Mỹ đóng một vai trò mà Trung Quốc không thể thay thế, trong đó có việc duy trì hòa bình tại khu vực.”

 

Nhật, đồng minh chủ chốt của Mỹ tại khu vực, đã thể hiện một lập trường cứng rắn khác thường liên quan đến vụ đụng độ giữa một tàu cá Trung Quốc với 02 tàu tuần tiễu Nhật tại vùng biển đang có tranh chấp giữa 2 nước.

 

Các nước Asean cũng đang âm thầm chống lại Trung Quốc với việc một số nước khuyến khích Mỹ khẳng định quyền lợi quốc gia, đặc biệt là tại khu vực có nhiều nước tuyên bố chủ quyền thuộc Biển Đông.

 

Hàn Quốc, nước có quan hệ giao thương mạnh mẽ với Trung Quốc, cũng đang xa lánh Trung Quốc bởi nước này đã không lên án (Bắc Hàn) về vụ chìm tàu hồi tháng 3.

 

Hàng loạt các diễn biến trên cho thấy dường như chính sách đối ngoại cua Trung Quốc đang gặp phải thất bại sau một thời gian dài cố gắng cân bằng các mối quan hệ.

 

Nguyên nhân:

 

- Ngoại giao Trung Quốc bắt đầu giọng điệu kiêu căng sau khi nước này trở nên mạnh mẽ hơn sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

- Chính sách đối ngoại của Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi Quân Giải phóng nhân dân (PLA) Trung Quốc, lực lượng có ảnh hưởng ngày càng lớn hơn trong quá trình chuyển giao lãnh đạo từ nay tới năm 2012.

- Dư luận Trung Quốc cũng là một nguyên nhân quan trọng. Các nhà ngoại giao Trung Quốc chịu sức ép phải có tiếng nói cứng rắn nhằm xoa dịu tinh thần chủ nghĩa dân tộc đang dâng cao.

- Chính sách đối ngoại của Mỹ hướng về châu Á cũng là một nguyên nhân. Mỹ hiện đang cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực với Trung Quốc sau gần một thập kỷ chú trọng vào I rắc và Afghanixtan.

 

Dự kiến tại cuộc gặp Asean – Mỹ sẽ đưa ra một thông cáo chung, trong đó Mỹ tái khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải tại khu vực Biển Đông và phản đối việc sử dụng đe dọa vũ lực của bất cứ bên nào nhằm giải quyết tranh chấp.

 

Từ ngữ của thông cáo trên là sự thách thức đối với Trung Quốc vì nó nhắc lại những gì NT Clinton đã phát biểu hồi tháng 7 vừa qua tại Hà Nội, điều mà một số nước châu Á khuyến khích. Theo TTg Lý Hiển Long, phát biểu của NT Clinton là một lời nhắc nhở hữu ích về vai trò quan trọng của Mỹ trong khu vực và tầm quan trọng của tự do hàng hải.

 

Mặc dầu một số nước Asean ủng hộ nội dung bản dự thảo, tuy nhiên từ ngữ của nó đã được giảm nhẹ để tránh sự phản đối từ Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc dường như dần rút khỏi tuyên bố “lợi ích cốt lõi” trước đây./.

 

Trần Nhật (gt)

(Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không cắt đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập Website)