1. Chính sách của Liên minh châu Âu: Thực trạng kinh tế của Châu Âu hiện nay đang gây ra nỗi lo ngại lớn, nhất là trong bối cảnh các nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu không nhận thấy có cảm giác của cuộc khủng hoảng điều khiến họ có thể phải cùng nhau làm việc. Các đảng phái chính trị theo đường lối chống hội nhập Châu Âu sẽ tiếp tục có tầm ảnh hưởng, đang nỗ lực tiến hành các cải cách cần thiết. Sự bất đồng giữa các quốc gia Châu Âu ngày càng tăng, các nước thành viên Liên minh Châu Âu thường xuyên cảm thấy khó chịu vì tầm ảnh hưởng của một nước Đức hùng mạnh mà nước Pháp yếu kém hay nước Anh có xu hướng ly khai khỏi EU kiềm chế được. Nga và Nhà nước Hồi giáo IS đang ngày càng làm cho Châu Âu lo ngại về vấn đề an ninh của mình.

2. Nước Nga: Các biện pháp trừng phát và việc giảm giá dầu đã làm suy yếu nước Nga, nhưng nó không thể buộc TTh Putin thay đổi chính sách của mình đối với Ucraina. Mỹ và Liên minh Châu Âu có thể gia tăng các biện pháp trừng phạt. Trong khi kinh tế Nga đang suy sụp, thì uy tín của TTh Putin sẽ phần lớn phụ thuộc vào khả năng sẵn sàng đối phó với phương Tây của ông. Các công ty và các nhà đầu tư phương Tây vẫn là những mục tiêu tiềm năng trong thế giới vật chất và trong không gian mạng cyber.

3. Ảnh hưởng của việc tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại: Các cải cách kinh tế đầy tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình đòi hỏi sự chuyển đổi sang nền kinh tế tiêu dùng nội địa, trong đó cần phải giảm tốc độ tăng trưởng. Việc Trung Quốc tăng trưởng chậm lại có thể không gây ra những ảnh hưởng lớn trong nước nhưng đó là điều không dễ chịu đối nhiều nước đang phụ thuộc vào việc buôn bán thương mại ngày càng tăng với Trung Quốc, một nước đang tiêu thụ và cần hàng hóa của họ.

4. Tăng cường các biện pháp cấm vận tài chính: Để đạt các mục tiêu đối ngoại mà không cần sử dụng sức mạnh quân sự, Washington đang sử dụng tài chính như một công cụ “quân sự” trong phạm vy rộng lớn. Mỹ đang sử dụng biện pháp “củ cà rốt” (các biện pháp trừng phạt kinh tế khác nhau) và hạn chế tiếp cận thị trường vốn như là một công cụ của chính sách ngoại giao cưỡng chế. Nhưng chiến lược này sẽ gây tổn hại tới các đồng minh của Mỹ đặc biệt là ở Châu Âu, còn các công ty Mỹ sẽ rơi vào vòng xoáy của cuộc chiến giữa Washington và các quốc gia bị Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt.

5. Nhà nước Hồi giáo IS vượt ra ngoài biên giới Iraq và Syria: IS đang chịu thất bại về quân sự ở Iraq và Syria, nhưng tư tưởng của nó sẽ lan truyền ra khắp vùng Trung Đông và Bắc Phi trong năm 2015. Tư tưởng của nó sẽ lan truyền một cách hữu cơ thông qua việc thành lập các lực lượng mới ở Yeman, Gióc-đa-ni, Ả Râp Xê Út và sẽ lôi kéo các tổ chức hồi giáo khác gia nhập lực lượng của IS. Sự nguy hiểm đối với các quốc gia láng giềng sẽ tăng lên.

6. Sự yếu thế của các lãnh đạo được bầu lại: Tâm lý mệt mỏi, chán chường của cử tri đối với Tổng thống Brasil Dilla Russeff, Tổng thống Colombia Manuel Santos, Tổng thống Nam Phi Zuma, Tổng thống Nigieria Jonatan và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Taip Erdogan nhất định sẽ dẫn đến việc một trong số họ phải đối mặt với phe đối lập ngày càng quyết đoán hơn và nhiều cản trở hơn khi họ đang nỗ lực đẩy mạnh các quyết sách chính trị của mình.

7. Sự phát triển của các ngành chiến lược: Những thành công và thất bại trong kinh doanh trong năm 2015 sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các Chính phủ có chính sách ngày càng chú trọng vào ổn định chính trị thay vì tăng trưởng kinh tế khi ủng hộ những công ty có chính sách hài hòa với các mục đích chính trị và trừng phạt các công ty không thích làm những điều này. Tại các thị trường đang phát triển, chính quyền có vai trò thực chất trong kinh tế. Chúng ta cũng sẽ nhìn thấy xu thế này ở các quốc gia “bất hảo”, những nước mong muốn dựa vào các quốc gia hùng mạnh hơn. Chúng ta cũng nhìn thấy xu thế này ở Mỹ, nơi có chính sách chú trọng an ninh quốc gia, mở rộng các tổ hợp công nghiệp quốc phòng, bao gồm cả công nghệ, thông tin liên lạc và các công ty tài chính.

8. Ả Rập Xê Út chống lại Iran: Sự cạnh tranh giữa Iran và Ả Rập Xê Út làm gia tăng xung đột ở Trung Đông trong năm 2015. Washington và các thế lực bên ngoài sẽ không muốn can thiệp, và sự lo ngại càng tăng về kết quả đàm phán về hạt nhân với Iran chắc chắn sẽ dẫn tới việc cả hai nước này sẽ dùng đồng minh của mình để làm nóng các vấn đề ở một loạt nước khu vực Trung Đông.

9. Đài Loan/Trung Quốc: Bất ổn chính trị trong nước ở Đài Loan sẽ dẫn tới việc quan hệ với “mẫu quốc” xấu đi nghiêm trọng trong năm nay. Xét đơn lẻ, nếu như Bắc Kinh quyết định rằng sự giao lưu, đối thoại với Đài Bắc không đem lại tiến triển theo con đường thống nhất giữa hai bờ, thì có lẽ Bắc Kinh sẽ từ bỏ các thỏa thuận thương mại và đầu tư đã ký và gia tăng tuyên truyền để kích động sự thù địch của công chúng đối với vấn đề Đài Loan. Bất kỳ sự bình luận nào của Mỹ về những bất đồng tranh cãi này sẽ làm xấu đi quan hệ Trung - Mỹ trong từng thời điểm.

10. Thổ Nhĩ Kỳ: TTh Erdoran sẽ tiếp tục tấn công các lực lượng chính trị đối lập và củng cố quyền lực của mình để tìm cách làm mới hệ thống chính trị của nước này. Nhưng ông ta dường như có thể nhận được những thẩm quyền mới mà ông ta muốn trong năm nay. Điều nay sẽ dẫn đến gia tăng đấu tranh chính trị nội bộ, tiếp đó là sự tiếp nối các chính sách và khó lường trước sự thay đổi lớn về chính trị. Những người tỵ nạn từ Syria và Iraq làm gia tăng sự cực đoan trong đời sống chính trị của đất nước và tạo thêm các vấn đề kinh tế.

Theo Eurasia Group

Trần Quang (gt)