Một số nước Đông Nam Á có chủ quyền một phần trên các đảo tại Biển Đông cần hợp tác để biến khu vực Biển Đông đang tranh cãi thành khu vực hòa bình, tự do, hữu nghị và hợp tác. Ngoại trưởng Philippines đã nói như vậy tại đảo Ba-li, Indonesia vừa qua. Philippines cũng đề xuất lên ASEAN và kêu gọi các thành viên ASEAN ký một thỏa thuận. Tuy nhiên, “Đề xuất hòa bình” chỉ là một “trò lừa bịp” mà Manila đang thực hiện. Những sự kiện gần đây trên đảo Bình Nguyên (Flat) thuộc nhóm đảo Trường Sa của Trung Quốc đã cho thấy những gì Philippines đang làm đã đi ngược với những gì họ nói. Manila hiển nhiên thiếu sự chân thành trong giải quyết vấn đề Biển Đông hòa bình.

Theo một báo cáo trên trang web của tờ Phillippine Star ngày 31/7, quân đội Philippines đã gần hoàn thành việc xây dựng tòa nhà thứ 2 trên đảo Bình Nguyên thuộc nhóm đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc nhằm cho phép quân đội Philippines canh gác tại các vùng nước tranh chấp tránh được thời tiết xấu. Động thái này đã vi phạm nghiêm trọng “Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông”.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và 10 nước thành viên ASEAN đã đạt được thỏa thuận thực hiện DOC tại Biển Đông. Chính sự đồng thuận cơ bản giữa Trung Quốc và các nước ASEAN là nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm sự ổn định và kiểm soát được tình hình tại Biển Đông, không có những hành động làm phức tạp, mở rộng thêm tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định thế giới. Hành vi của Philippines là sự xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc và phá hoại quan điểm của ASEAN.

Giải quyết hòa bình vấn đề chủ quyền tại Biển Đông là dự án lâu dài và phức tạp mà điều trước tiên là các bên cần thiết lập tin tưởng lẫn nhau thông qua hợp tác dựa trên nguyên tắc đã được thiết lập tạo nền tảng cho đàm phán song phương trong tương lai. Trung Quốc không phản đối đưa ra những đàm phán với tiêu chí ràng buộc tại thời điểm thích hợp nhưng điều quan trọng nhất hiện nay là hợp tác trên thực tế. Sự vi phạm tuyên bố của Philippines và các hành động phá hoại đối với sự hợp tác trong thời gian tới cần phải bị kiềm chế và kiểm soát chặt chẽ.

Trong thời gian dài, Trung Quốc đã đề ra nguyên tắc “gác tranh chấp cùng khai thác” và luôn theo nguyên tắc này. Các bên liên quan cần hiểu đầy đủ về nguyên tắc, quan điểm của Trung Quốc và điều đó không có nghĩa Trung Quốc sẽ cho phép nước nào đó tự do xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc. Nước nào đánh giá sai lầm chiến lược về vấn đề này đều sẽ phải trả giá đắt./.

Văn Hòa (gt)