Đó là một sự thay đổi được hoan nghênh, và các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã rất "thức thời" khi tập trung nhiều hơn về châu Á với một chiến lược phù hợp.

Thứ nhất, Mỹ phải nắm lấy "trục kinh tế", vượt ra ngoài thị trường Trung Quốc rộng lớn, tìm cơ hội ở Nam Á và Đông Nam Á. Điều này đòi hỏi nỗ lực phối hợp để "tái cân bằng về mặt địa lý" của Mỹ trong khu vực, đặc biệt nhấn mạnh vào việc tăng cường quan hệ kinh tế với Ấn Độ và Indonesia. Đồng minh lâu năm mà Mỹ có quan hệ quốc phòng, trong đó có Nhật Bản, Philippines và Hàn Quốc, cũng phải được trấn an rằng Mỹ vẫn tiếp tục mối quan hệ này.

Thứ hai, chính quyền Obama và Quốc hội Mỹ phải làm việc cùng nhau để thúc đẩy thương mại cho tất cả các bên tham gia. Đồng thời, cả hai đảng trong nước cần phải nỗ lực để để đảm bảo đủ nguồn lực cho một chính sách thương mại đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp nhỏ, chứ không chỉ cho các công ty đa quốc gia. Ngoài ra, Washington cũng phải đưa ra một hình mẫu cho phần còn lại của thế giới bằng cách đảm bảo rằng các quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ, và các chính sách thuế được triển khai công bằng, không chỉ vì sự thành công của các nhà đầu tư Mỹ.

Thứ ba, các công ty Mỹ cũng phải hành động có trách nhiệm tại mọi thị trường mà họ tham gia. Điều này đòi hỏi họ phải tìm hiểu pháp luật tại các thị trường mới nổi trong khu vực Đông Nam Á và Nam Á như Bangladesh, Campuchia, Myanmar, Sri Lanka, nơi thiếu hụt những quy tắc cần thiết và có nhiều rào cản đối với hoạt động kinh doanh.

Cơ hội thương mại quy mô lớn trên toàn khu vực là một trong những lợi ích trung tâm vì hòa bình và ổn định ở châu Á - một mục tiêu đã được xác định trong chính sách tái cân bằng đối với khu vực. Quan hệ thương mại và kinh tế cũng có thể là một phần của giải pháp chiến lược trong khu vực. Chuyến thăm cấp nhà nước tới Ấn Độ và sự tham gia thường xuyên vào các hội nghị thượng đỉnh ở châu Á có thể vẽ lên những bức tranh đẹp về chiến lược xoay trục của Mỹ, nhưng các nội dung thực sự quan trọng và khó khăn vẫn ở phía trước. Để người dân và Quốc hội Mỹ ủng hộ việc tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại với khu vực, Nhà Trắng cần suy nghĩ nghiêm túc, đưa ra các hành động chứng tỏ rằng châu Á rất quan trọng đối với Mỹ.

Một số nội dung chính bài viết của cựu Đại sứ Mỹ tại Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Jose B. Collazo, chuyên gia Đông Nam Á, Tập đoàn River Peakđăng trên Báo "Bưu điện Jakarta".

Thuỳ Anh (gt)