Trước tình hình bế tắc ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham và người Philipine gọi là Panatag) đã bước sang tháng thứ hai, nhiều người hoài nghi không biết liệu Philippin bé nhỏ có thể đứng vững bao lâu nữa trước sức ép về ngoại giao và quân sự từ Bắc Kinh.

Nếu như vấn đề chỉ đơn thuần về pháp lý thì chắc chắn Trung Quốc đang ở thế yếu hơn. Bãi cạn nằm trong vùng 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippine và cách đất liền Trung Quốc hàng trăm dặm.

Ở một tầng lớp khác, luật quốc tế cũng thiên về phía Philippine. Theo như tiền lệ trong vụ Đảo Palmas, việc Manila thể hiện giám sát và chủ quyền một cách liên tục và hiệu quả ở bãi cạn Scarborough tạo cho Manila thế chủ động trong bất cứ cuộc phán quyết nào đưa ra bởi bên quốc tế thứ ba.Trên thực tế, năm 2010, một thị trấn về phía bắc của Masinloc (cách Bãi cạn khoảng 200km) khẳng định bãi cạn thuộc thị trấn đó.

Vừa rồi theo như công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Manila đã bảo vệ tuyên bố chủ quyền của mình đối với Benham Rise -  nằm ở phía đông vùng đặc quyền kinh tế của Manila ở biển Thái Bình Dương. Rõ ràng một Manila mạnh mẽ đang tìm cách để đưa vụ bãi cạn Scarborough ra trước Tòa Án quốc tế về Luật Biển.

Tuy nhiên, điều mang tính quyết định trong tranh chấp lãnh thổ chính là việc các bên tranh chấp làm thế nào để sử dụng sức mạnh quốc gia để bảo vệ lợi ích của nó. Từ đó có thể thấy rằng, Trung Quốc hoàn toàn vượt trội Philippine trong tranh chấp này về các mặt sức mạnh, chi tiêu, trang bị quân sự.

Nhìn bề ngoài, Trung Quốc dường như đang thắng thế. Chỉ tính riêng chi tiêu quốc phòng, Trung Quốc đã vượt trội hơn so với tất cả các nước láng giềng xung quanh biển Đông. Trong khi lực lượng vũ trang suy yếu của Philippine  trang bị nghèo nàn và đang cố bám trụ với chi tiêu hàng năm 1.5 tỉ đô la Mỹ, xếp thứ 59 trên thế giới, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đứng thứ 2 trên thế giới với 100 tỉ đô la Mỹ cộng thêm ngân sách quốc phòng dự tính sẽ tăng gấp đôi trước 2015.

Để đối phó với lực lượng hải quân nhỏ bé và chiếc tàu chiến duy nhất Gregorio Del Pilar của Ma-ni-la, Trung Quốc không chỉ tiến hành những cuộc diễn tập quân sự mới ở gần khu vực tranh chấp mà còn cử một hạm đội tàu để đe dọa Manila.

Hơn nữa, mặc dù cả hai nước đều đã kí Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, cả hai trong quá khứ đều thể hiện sự đồng thuận rằng các tranh chấp lãnh thổ có thể được giải quyết thông qua các biện pháp phân xử quốc tế. Trong khi nguyên Chủ Tịch Philippine Joseph Estrada đã làm rõ quan điểm này trong nhiệm kì của mình, Bắc Kinh, trong tuyên bố gửi tới tổng thư kí Liên Hiệp Quốc năm 2006, thể hiện sự không sẵn sàng thỏa hiệp với các biện pháp phân xử liên quan tới các vấn đề: phân định hàng hải, các hoạt động quân sự và trên lãnh thổ. Theo như đường 9 đoạn tai tiếng của Trung Quốc, thì phần lớn vùng biển Đông thuộc về Bắc Kinh”.

Ngoài ra, phải kể đến sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Trong nhiệm kì của nguyên Chủ Tịch Gloria Arroyo, Trung Quốc đã sử dụng các khoản vay ưu đãi hàng tỉ đô và những lời hứa về dự án và những khoản hối lộ bị cáo buộc để gây tác động tới tầng lớp lãnh đạo chóp bu ở Philippine, đỉnh điểm là việc thông qua “đường cơ sở” năm 2009, từ đó từ bỏ yêu sách của Philippine đối với những khu vực tranh chấp tại Biển Đông.

Với tầng lớp lãnh đạo Philippine có tư tưởng độc lập hơn, Trung Quốc lại chuyển sang những biện pháp kinh tế khác nhằm khiến Philippine phải nhượng bộ: đó là kết hợp sử dụng những lời cảnh báo du lịch và các hình thức trừng phạt về kinh tế nhằm buộc các đối tác phải đi đến thỏa hiệp. Trung Quốc, thị trường xuất khẩu chuối trị giá 250 triệu đô của Philippine, đột nhiên áp đặt các rào cản lên chuối nhập khẩu từ Manila vì lí do an toàn thực phẩm.

Để tăng tính nghiêm trọng của vấn đề, các phương tiện truyền thông được hậu thuẫn bởi chính quyền Trung Quốc lên tiếng kêu gọi trừng phạt Manila. Trong khi tờ thời Báo Hoàn Cầu kêu gọi trừng phạt và đổ lỗi cho Philippine vì làm gia tăng căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung, Nhật báo quân đôi giải phóng buộc tội Philippine “bám váy” Mỹ, cho rằng: “việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang phía Đông đã tạo cho Philippine cơ hội chiến lược, thúc đẩy Philippine hành động mạo hiểm.

Đáp lại Trung Quốc, Philippine đã sử dụng các biện pháp ngoại giao chủ động nhằm vận động sự ủng hộ trong khu vực cho các tuyên bố chủ quyền của mình. Mặc dù Mỹ nhấn mạnh sự trung lập của mình đối với kết quả của bất kì biện pháp phân xử nào,nhưng luật sự Mỹ liên tục cung cấp trợ giúp về tự pháp, tăng cường các lựa chọn quân sự, cộng thêm với thông báo trợ giúp đầu năm nay đối với Philippine. Trong khi đó, các nước khác, từ Úc đến Hàn Quốc và Nhật Bản cũng gián tiếp tăng cường trợ giúp quân sự. Cho đến nay, có một điều rõ ràng là Philippine không đơn độc trong tranh chấp này, và Philippine cũng không có ý định sẽ rút lui sớm.

Javad Heydarian là nhà phân tích các vấn đề đối ngoại tại Manila, chuyên về các vấn đề phát triển và an ninh quốc tế. Các bài viết của ông được đăng hoặc trích dẫn tại Foreign Policy in Focus, Asia Times, UPI, the Transnational Institute and the Tehran Times, và những ấn phẩm khác.

Theo The Diplomat

Thu Trà (gt)